Thứ Sáu, 24 tháng 5, 2019

Giải đáp vấn đề du lịch lúc mang bầu

Với các biện pháp bảo hộ thích hợp và chuẩn bị tốt các thông tin trước khi đi như: thời gian, các mũi tiêm chủng và bảo hiểm du lịch, hầu hết các mẹ có thể đi du lịch khi mang thai một cách an toàn.>> xét nghiệm quốc tế gentis

Giải đáp thắc mắc du lịch khi có bầu

Dù đi đến nơi nào, các mẹ cũng nên tìm kiếm cơ sở y tế tại địa phương phòng khi mẹ cần chăm sóc y tế khẩn cấp. Do đó, mẹ bầu nên lưu trữ thông tin bệnh án khi cần cung cấp cho bác sĩ.
Nên du lịch trong giai đoạn nào của thai kỳ?
Một số mẹ bầu không thích đi du lịch trong 12 tuần đầu của thai kỳ vì chứng buồn nôn và cảm thấy rất mệt mỏi trong suốt giai đoạn này. Nguy cơ sảy thai trong ba tháng đầu tiên cũng cao hơn dù mẹ có đi du lịch khi mang thai hay không.
Ngược lại, đi du lịch trong những tháng cuối của thai kỳ có thể mệt mỏi và khó chịu. Vì vậy, nhiều mẹ bầu cảm thấy thời gian tốt nhất để đi du lịch là vào giữa thời kỳ mang thai, tức là tháng thứ tư đến tháng thứ sáu.
Du lịch trong giai đoạn mang thai có thể khiến bạn lo lắng nhưng nếu trong thai kỳ không có biến chứng gì, phụ nữ mang thai hoàn toàn có thể đi du lịch an toàn với điều kiện chuẩn bị các biện pháp bảo vệ thích hợp.
Dưới đây là một số lời khuyên để đảm bảo mẹ bầu và bé luôn khỏe mạnh trong suốt chuyến du lịch.

Mẹ bầu cần thắt đai an toàn cẩn thận nếu đi du lịch khi mang thai>> Dịch vụ xét nghiệm NIPT
Du lịch bằng máy bay trong thai kỳ
Du lịch khi mang thai bằng máy bay không có hại cho cả mẹ và bé nhưng trước khi bay, mẹ nên thảo luận các vấn đề sức khỏe hay biến chứng trong thai kỳ với bác sĩ.
Từ tuần thai thứ 37, khả năng chuyển dạ của thai phụ là rất cao, đặc biệt với những chị em sinh con lần đầu. Một số hãng hàng không sẽ không cho phép mẹ bay trong giai đoạn cuối của thai kỳ. Do đó, mẹ nhớ kiểm tra trước các chính sách của hãng về vấn đề này.
Sau tuần thứ 28 của thai kỳ, các hãng hàng không có thể yêu cầu đơn xác nhận từ bác sĩ về ngày dự sinh để bảo đảm rằng mẹ không có nguy cơ biến chứng thai sản.
Du lịch đường dài nhiều hơn 5 giờ đồng hồ bay có nguy cơ nhỏ về tình trạng máu đông, còn gọi là huyết khối tĩnh mạch sâu. Trước khi bay, mẹ nên uống nhiều nước và di chuyển đều đặn mỗi 30 phút. Mẹ có thể mua một đôi vớ trong hiệu thuốc tại quầy ở sân bay để giúp giảm sưng chân trong suốt lúc bay.
Tiêm phòng trước khi đi du lịch
Việc tiêm phòng khi mang thai không được khuyến khích vì virus hoặc vi khuẩn trong lúc tiêm có thể gây hại cho em bé trong bụng mẹ. Đồng thời, mẹ cũng nên tránh đi du lịch khi mang thai đến các nước có bệnh truyền nhiễm cao.
Tuy nhiên, nếu do yêu cầu công việc hoặc lý do nào khác mà mẹ phải đến các khu vực cần tiêm chủng, mẹ sẽ buộc phải tiêm chủng. Bởi vì nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm vượt quá nguy cơ từ tiêm phòng.
Di chuyển bằng xe hơi khi đi du lịch
Mệt mỏi và chóng mặt là tình trạng phổ biến khi mang thai nên điều quan trọng trong chuyến hành trình là nên uống nước thường xuyên, ăn các thực phẩm thiên nhiên giàu năng lượng như trái cây và các loại hạt, cố gắng dừng lại thường xuyên để nghỉ ngơi nếu có thể.
Các mẹ nên giữ cho không khí trong xe được thông thoáng và thắt dây an toàn với dây đeo chéo giữa ngực và dây đeo vòng qua xương chậu, phía dưới bụng, không phải trên bụng.
Tai nạn giao thông là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra chấn thương ở phụ nữ mang thai. Các mẹ cần tránh lái xe đường dài một mình và thay phiên lái xe với người cùng đi.
Du thuyền trong thai kỳ
Các công ty tàu thuyền có những hạn chế riêng và có thể từ chối phụ nữ mang thai trong các trường hợp thai vượt quá 32 tuần.
Các mẹ nhớ kiểm tra chính sách của công ty trước khi đặt chỗ. Đối với các chuyến đi du lịch dài ngày trên biển, cần tìm hiểu trên tàu có trang bị các cơ sở vật chất để hỗ trợ thai phụ cũng như có các dịch vụ y tế tại cảng tàu hay không.
Đối phó với rủi ro từ ăn uống
Cẩn thận với các bệnh lây qua đường ăn uống như rối loạn tiêu hóa và tiêu chảy. Một số loại thuốc để điều trị các chứng bệnh này không dùng được cho phụ nữ mang thai.
Luôn luôn kiểm tra nước máy xem có an toàn không. Nếu nghi ngờ, mẹ nên uống nước đóng chai. Nếu mẹ bị bệnh, nhớ bổ sung nước và tiếp tục ăn uống cho sức khỏe của em bé, ngay cả khi mẹ có thể không đói.
>> https://nipt.com.vn/goi-xet-nghiem-nipt-illumina

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét