Thứ Tư, 29 tháng 4, 2020

Nguyên nhân gây nên sảy thai và cách phòng tránh

Dưới đây gentis sẽ chia sẻ dành cho các mẹ những nguyên nhân chủ yếu gây nên sảy thai và cách phòng tránh đối với bà bầu.

Nguyên nhân gây nên sảy thai và cách phòng tránh

Theo TS, BS Thu Hà, sảy thai trong khi mang thai 3 tháng đầu được gọi là quá trình chọn lọc tự nhiên, tức là nếu trong giai đoạn này có những sự bất thường nào đó thì phôi sẽ không thể tiếp tục phát triển. 
Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng sảy thai trong 3 tháng đầu thường do:
Di truyền: Sự thay đổi về gen, hoặc biến đổi gen, hoặc đột biến gen là một trong những nguyên nhân gây sảy thai thường gặp nhất, đặc biệt là sảy thai sớm. Hơn 50% các trường hợp bất thường nhiễm sắc thể là nguyên nhân dẫn đến sảy thai dưới 3 tháng tuổi.
Bất thường nhiễm sắc thể là nguyên nhân thường gặp dẫn đến sảy thai sớm (Nguồn: Internet)
  • Những vấn đề ở tử cung người phụ nữ: Nếu phụ nữ có những vấn đề ở tử cung như tử cung dị dạng, tử cung có vách ngăn, tử cung nhi hóa... đều có thể khiến cho bào thai không thể bám vào và phát triển, thậm chí thai bị hư do không đủ máu nuôi.
  • Rối loạn miễn dịch: Khi hệ miễn dịch hoạt động quá mức hoặc dưới mức cho phép đều có thể gây sảy thai. Hiểu đơn giản là cơ thể người mẹ không chấp nhận tình trạng mang thai.
  • Bệnh lý nội khoa: Nếu một người phụ nữ bị các bệnh lý nội khoa như bệnh tuyến giáp, cường giáp, nhược giáp hoặc là các bệnh lý đái tháo đường… thì đều có thể làm tăng nguy cơ sảy thai. 
  • Phụ nữ bị bệnh đa nang buồng trứng: Phụ nữ bị buồng trứng đa nang sẽ dư thừa nội tiết tố nam testosterone nhưng lại thiếu nội tiết tố nữ và điều đó không thuận lợi cho sự bám dính của phôi thai vào niêm mạc tử cung. Bên cạnh đó, buồng trứng đa nang còn gây ra tình trạng kháng insulin, từ đó gây ảnh hưởng đến nội mạc tử cung và quá trình mang thai của người phụ nữ.
  • Bị bệnh nhiễm khuẩn: Khi phụ nữ gặp phải các vấn đề về viêm nhiễm sẽ để lại sự bất thường ở nội mạc tử cung và chỉ cần có sự bất thường về các dịch thể, bất thường về độ nhu động của các nhung mao hoặc những bất thường có thể làm cho mạch máu không tốt (bị chai, sượng,...) cũng đều có thể ngăn cản quá trình thụ thai.
  • Lối sống thiếu khoa học: Phụ nữ thường dùng các chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá, cà phê... cũng là 1 trong những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình mang thai và phát triển của bào thai. Ngoài ra, môi trường làm việc bị stress, căng thẳng... cũng có thể làm hư hao các tế bào, trong đó có tế bào trứng. Làm siêu âm dị tật thai nhi tuần thứ mấy ?

Dấu hiệu nhận biết sảy thai là gì?

Dấu hiệu sảy thai có thể khác nhau ở mỗi người, tuy nhiên đa phần phụ nữ đều sẽ có biểu hiện, triệu chứng sảy thai. Các dấu hiệu thường gặp là:
  • Chảy máu âm đạo: Đây là một dấu hiệu báo động về tình trạng sảy thai, hư thai mà thai phụ cần phải đi khám ngay.
  • Đau bụng: Thai còn quá nhỏ sẽ chưa có hiện tượng ra huyết, thay vào đó là tình trạng đau bụng. Tuy nhiên, do hiện tượng đau bụng có thể bị nhầm lẫn với những vấn đề sức khỏe khác, vì thế nếu có bất cứ nghi ngờ nào thai phụ nên đến khám bác sĩ.
Đau bụng là một trong những dấu hiệu của hiện tượng sảy thai (Nguồn: Internet)
Mất các triệu chứng mang thai: Phụ nữ mang thai thường có triệu chứng nghén do bánh nhau tiết ra các chất nội tiết tố trong thai kỳ. Tuy nhiên, khi sảy thai nội tiết bánh nhau sẽ giảm xuống đột ngột và dẫn đến hiện tượng mất các triệu chứng thai nghén. 

Xử lý như thế nào với trường hợp sảy thai?

Theo TS, BS Thanh Hà, phần lớn các trường hợp sảy thai tự nhiên sẽ không cần phải can thiệp bởi thai sẽ tự đẩy ra ngoài. Bác sĩ chỉ cần kiểm tra, siêu âm xem nhau thai, lòng tử cung... để đảm bảo bánh nhau không bị sót lại trong cổ tử cung.
Trong trường hợp thai ngừng phát triển nhưng vẫn nằm bên trong tử cung, không gây hiện tượng đau bụng hoặc ra huyết thì thai phụ sẽ được cho dùng các loại thuốc để gây bong tróc túi thai và giúp đẩy túi thai ra ngoài giống như một cuộc sảy thai tự nhiên. 
Như vậy, để phòng ngừa sảy thai, thai phụ cần phải tuân thủ lịch khám thai từ bác sĩ. Khám thai định kỳ là cách tốt nhất để bác sĩ có thể kiểm tra và phát hiện sớm bất thường chẳng hạn như: niêm mạc tử cung không tốt, nội tiết hoàng thể nuôi thai không đủ... thì bác sĩ sẽ cho thai phụ bù từ bên ngoài. Hiện nay có rất nhiều thuốc có nguồn gốc tự nhiên có thể giúp giữ được bào thai, từ đó tránh tình trạng sảy thai. xem ngay các xét nghiệm trước sinh gồm những gì ?

Sảy thai bao lâu thì có thai lại?

Thời điểm có thể mang thai lại sau khi sảy thai sẽ phụ thuộc nhiều vào nguyên nhân gây sảy thai. Điều trị và giải quyết tất cả các nguyên nhân có thể gây sảy thai sẽ giúp lần mang thai tiếp theo được diễn ra suôn sẻ hơn.
Thông thường, nhiều người sau khi sảy thai sẽ có kinh lại trong vào từ 4 – 6 tuần, đó là dấu hiệu của sự rụng trứng và khả năng sinh sản đã trở lại bình thường. Tuy nhiên, TS, BS Thanh Hà cho rằng, nếu phụ nữ bị sảy thai thì nên đến gặp bác sĩ và dành khoảng thời gian từ 2-3 tháng để được hỗ trợ một số thuốc nhằm giúp cho lần mang thai tiếp theo đạt được hiệu quả tốt nhất.

Thứ Hai, 27 tháng 4, 2020

Những điều bạn cần biết về xét nghiệm máu khi mang bầu

Các xét nghiệm máu khi mang thai là một phần của chương trình khám tiền sản. Một số xét nghiệm dành cho tất cả phụ nữ, nhưng một vài xét nghiệm chỉ được cung cấp nếu bạn có nguy cơ bị nhiễm trùng hoặc tình trạng di truyền cụ thể.Tất cả các xét nghiệm tiền sản được thực hiện để kiểm tra bất cứ yếu tố có thể gây ra vấn đề trong khi mang thai hoặc sau khi sinh. Ngoài ra, các xét nghiệm này có thể giúp kiểm tra xem thai nhi có khỏe mạnh không. Dưới đây là một số loại xét nghiệm máu khi mang thai bác sĩ thường yêu cầu.

Những điều bạn cần biết về xét nghiệm máu khi mang thai

Nhóm máu,yếu tố Rh và sàng lọc kháng thể

Trong lần khám thai đầu tiên, bác sĩ sẽ kiểm tra máu để xem nhóm máu của bạn là loại O, A, B hay AB và có phải là Rh âm tính hay không.
Nếu nhóm máu của bạn là Rh âm tính, bạn sẽ được tiêm globulin miễn dịch Rh ít nhất một lần trong khi mang thai và một lần khác sau khi sinh nếu con bạn có Rh dương tính.
Mũi tiêm này sẽ bảo vệ bạn khỏi việc phát triển các kháng thể có thể gây nguy hiểm trong thai kỳ này hoặc trong các lần mang thai sau. (Lưu ý: nếu bố Rh âm, con cũng sẽ Rh âm, do đó bạn không cần tiêm mũi này).
Bác sĩ cũng kiểm tra máu của bạn để xác định các kháng thể Rh cũng như một số kháng thể khác có thể ảnh hưởng đến thai kỳ của bạn.

Công thức máu toàn phần

Công thức máu toàn phần sẽ cho biết bạn có quá ít huyết sắc tố trong các tế bào hồng cầu (một dấu hiệu của thiếu máu) hay không và nếu có, thì đó có phải là do thiếu sắt hay không.
Nếu bạn bị thiếu sắt, bác sĩ sẽ khuyên bạn nên bổ sung sắt và ăn nhiều thực phẩm giàu chất sắt, chẳng hạn như thịt nạc. Xét nghiệm này cũng giúp đếm số lượng tiểu cầu và bạch cầu. (Bạch cầu tăng có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng).

Xét nghiệm miễn dịch rubella (sởi Đức)

Xét nghiệm này còn được gọi là chỉ số rubella, giúp kiểm tra nồng độ kháng thể đối với virus rubella trong máu để xem bạn có miễn dịch với nó không. Đa số phụ nữ đều có miễn dịch với rubella, vì họ đã được tiêm phòng hoặc mắc bệnh này khi còn nhỏ.
Khi mang thai, virus rubella có thể gây sẩy thai, sinh non hoặc thai chết lưu, cũng như các dị tật bẩm sinh nghiêm trọng, tùy thuộc vào mức độ nhiễm virus. Vì vậy, nếu bạn không được miễn dịch, điều rất quan trọng là hãy tránh tiếp xúc với người bị nhiễm và không du lịch đến những nơi thường xuyên xảy ra bệnh Rubella.
Mặc dù không thể tiêm vắc xin khi đang mang thai, bạn nên tiêm vắc xin sau khi sinh để bảo vệ cho lần mang thai tới. Siêu âm độ mờ da gáy tuần bao nhiêu ?

Xét nghiệm viêm gan B

Nhiều phụ nữ mắc bệnh viêm gan B không có triệu chứng và vô tình có thể truyền virus cho thai nhi trong lúc chuyển dạ hoặc sau khi sinh.
Xét nghiệm viêm gan B sẽ giúp bác sĩ xác định bạn có mang mầm bệnh viêm gan B hay không. Nếu có, bác sĩ sẽ bảo vệ con bạn bằng cách tiêm globulin miễn dịch viêm gan B và mũi tiêm vắc xin gan B đầu tiên cho trẻ trong vòng 12 giờ sau khi sinh. (Bé sẽ được tiêm mũi thứ hai lúc 1 hoặc 2 tháng tuổi và mũi thứ ba lúc 6 tháng). Tất cả các thành viên trong gia đình nên được xét nghiệm và tiêm phòng nếu bạn là người mang mầm bệnh.

Sàng lọc giang mai

Giang mai là bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STI) tương đối hiếm gặp ngày nay, nhưng tất cả phụ nữ nên được kiểm tra vì nếu mắc bệnh giang mai và không điều trị, cả bạn và em bé đều có thể gặp phải các vấn đề nghiêm trọng. Trong trường hợp không chắc kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ chỉ định kháng sinh để điều trị nhiễm trùng.

Xét nghiệm HIV

Các chuyên gia y tế luôn khuyến nghị tất cả phụ nữ mang thai nên kiểm tra virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV), nguyên nhân gây ra bệnh AIDS. Nếu xét nghiệm dương tính với HIV, bạn và em bé sẽ được điều trị để duy trì sức khỏe và giảm đáng kể khả năng em bé bị nhiễm virus HIV.

Xét nghiệm máu khác

Nếu không chắc mình đã từng bị thủy đậu hay đã được tiêm vắc xin phòng ngừa, bạn sẽ được làm xét nghiệm kiểm tra xem có miễn dịch với các bệnh này không. Nếu bạn thuộc đối tượng nguy cơ cao của bệnh tiểu đường, xét nghiệm khả năng dung nạp glucose (đường) sẽ được thực hiện trong lần khám thai đầu tiên.
Ngoài ra, tất cả phụ nữ mang thai trong ba tháng đầu nên sàng lọc hội chứng Down và một số bất thường nhiễm sắc thể khác, bằng cách làm xét nghiệm máu và siêu âm để xem độ mờ da gáy của em bé.
Các bác sĩ có thể đề nghị một số xét nghiệm máu khác để tầm soát rối loạn di truyền, tùy thuộc vào tình huống và yêu cầu của bạn. Một số trong số này, như xét nghiệm bệnh xơ nang, có thể được thực hiện ngay cả khi bạn không thuộc nhóm có nguy cơ cao.
Thông thường, các kết quả xét nghiệm sẽ được bác sĩ thông báo và giải thích trong lần khám tiếp theo, nếu không có những bất thường cần được giải quyết ngay.

Chủ Nhật, 26 tháng 4, 2020

Những điều cần kiêng khi mang thai 3 tháng đầu

Có những thực phẩm không tốt trong giai đoạn hình thành phát triển thai nhi khi mang thai 3 tháng đầu. Bà bầu cần lưu ý kiêng kỵ những thực phẩm không tốt này để đảm bảo sức khỏe.

Những điều cần kiêng khi mang thai 3 tháng đầu

Giai đoạn mang thai 3 tháng đầu là giai đoạn nhạy cảm bởi đây là lúc thai mới làm tổ trong tử cung, dễ bị tình trạng động thai nên cần kiêng cữ một số thứ nhất định để đảm bảo được sức khỏe cho mẹ bầu và an toàn cho bé yêu. Dưới đây là những thực phẩm cần kiêng ăn đối với mẹ bầu trong 3 tháng đầu thai kỳ:

Thực phẩm gây co thắt tử cung

Một số loại thực phẩm được cảnh báo như dứa, cam thảo, đu đủ xanh… nếu ăn nhiều sẽ gây co thắt tử cung, dẫn đến sảy thai mẹ bầu cần tránh trong tháng đầu mang thai.
Giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ không nên ăn dứa, đu đủ xanh

Hải sản đông lạnh và các loại cá chứa nhiều thủy ngân

Tránh ăn cá sống và các động vật giáp xác cũng như các món thường chế biến từ các loại cá sống như sushi, sashimi, hàu sống, sò điệp, ngao…
Chú ý đến các khuyến cáo về mức độ an toàn và nguồn gốc của các loại hải sản mà bạn ăn, khi nguồn nước bị ô nhiễm hoặc khi không chắc chắn về mức độ an toàn bạn không nên ăn.
Cá chứa nhiều thủy ngân: thủy ngân là một kim loại (dạng chất lỏng) có mặt tự nhiên trong môi trường gây ô nhiễm không khí của chúng ta. Một lượng thủy ngân nhỏ trong ao, hồ, suối, biển tích tụ lại trong nước biến thành methyl mercury – một chất độc hấp thụ dần dần vào các loại động thực vật sống dưới nước. Hầu hết các loại hải sản đều có chứa thủy ngân nhưng chỉ khác mức độ ít nhiều. Những loại cá chứa nhiều nồng độ thủy ngân bao gồm: cá mập, cá kiếm, cá thu vua, cá lát, cá ngừ đóng hộp… Trong giai đoạn này, mẹ nên chọn những loại tôm, cua, cá… nước ngọt để bổ sung vào thực đơn hàng ngày.  Sàng lọc dị tật thai nhi tuần thứ mấy ?
Không ăn các loại cá chứa nhiều thủy ngân

Các loại dưa muối chua

Các loại dưa muối là thực phẩm được chế biến bằng cách sử dụng muối trộn chung với một số thân, lá, hoa, quả, củ để lên men chua dưới tác dụng của một số vi sinh vật. Ăn dưa muối đem lại nhiều tác dụng tích cực cho cơ thể và bữa ăn hàng ngày.
Nhưng nếu không biết sử dụng đúng cách thì dưa muối đôi khi lại trở thành thứ gây hại. Bởi trong một vài ngày đầu muối dưa, vi sinh vật sẽ chuyển hóa nitrat trong các nguyên liệu thành nitric, làm hàm lượng nitric tăng cao, độ pH giảm dần (có nghĩa là độ chua tăng dần lên). Dưa ở giai đoạn này có vị cay, hăng, hơi đắng và chứa nhiều nitrate rất có hại cho cơ thể, đặc biệt là đối với bà bầu giai đoạn 3 tháng đầu.

Các món ăn từ thịt, trứng tái sống

Những món ăn từ thịt tái, sống mẹ bầu nên tránh vì chúng có thể chứa vi khuẩn listeria, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi.
Trứng chín tái, sống có thể chứa vi khuẩn salmonella, gây nguy hiểm cho mẹ và bé. Mặc dù vi khuẩn salmonella chỉ có trên vỏ trứng, nhưng cũng có thể lọt vào trong nếu vỏ trứng bị hư hay là rạn nứt, hay qua tay từ người này đến người khác, thường gây ngộ độc khi ăn trứng hoặc sản phẩm gia cầm chưa chế biến kỹ hoặc nấu chín.

Một số loại phô mai mềm

Một số loại phô mai mềm như Bergader, Bleu d’Auvergne, Wensleydal thường được làm từ sữa chưa qua khâu tiệt trùng và có thể chứa vi khuẩn Listeria monocytogenes gây bệnh cho mẹ và làm sảy thai.

Các loại rau mầm

Rau mầm cũng nằm trong danh sách kiêng kỵ giai đoạn 3 tháng đầu mang thai. Đừng ăn sống bất kì các loại rau mầm nào kể cả giá đỗ. Vi khuẩn có thể tồn tại trong hạt giống trước khi cây mầm lớn lên và bạn không thể loại bỏ tất cả vi khuẩn trên rau. Nên nấu chín để tiêu diệt bất kì vi khuẩn nào có trên rau mẹ bầu nhé.
Không ăn các loại rau mầm trong 3 tháng đầu thai kỳ

Rau quả chưa rửa kỹ và nước hoa quả tươi

Đối với rau quả, bạn nên rửa kỹ dưới vòi nước sạch, mạnh. Một loại ký sinh trùng tên gọi toxoplasma có thể sống trên rau và trái cây chưa rửa, gây bệnh nguy hiểm đến sự phát triển tâm thần của thai nhi.
Không nên sử dụng thuốc rửa mà hãy chà các loại rau củ trái cây với một bàn chải nhỏ, loại bỏ phần thâm tím vì chúng có thể là mầm mang bệnh và ngâm muối trước khi ăn cũng như chế biến. Để tránh vi khuẩn Listeria, hãy chà và để khô hoặc lau khô trái cây trước khi cắt lát.
Đối với nước ép hoa quả tươi dù là nước ép tại nhà hàng vẫn không loại trừ nguy cơ hoa quả chưa được rửa sạch trước khi chế biến để loại trừ được những vi khuẩn có hại, bao gồm cả E.coli và salmonella, loại vi khuẩn sẽ gây hại cho thai nhi. Đừng để những quầy bán nước hoa quả ướp lạnh trông có vẻ sạch sẽ “hớp hồn”, bạn nên kiểm tra nhãn hiệu và độ khử trùng của sản phẩm. Tốt hơn hết, bạn nên tự làm nước ép tại nhà để đảm bảo tươi mới và vệ sinh.

Thực phẩm đóng gói, chế biến sẵn

Trong 3 tháng đầu mang thai, chị em bầu cũng nên hạn chế sử dụng những loại thực phẩm được chế biến, đóng gói sẵn như xúc xích, thịt hun khói, nem chua… vì thành phần trong các thực phẩm này thường chứa lượng lớn chất bảo quản thực phẩm. Thay vào đó hãy tự chế biến và sử dụng đồ tươi tại nhà mẹ bầu nhé.
Như vậy không quá khó để mẹ bầu biết những thực phẩm gì không nên ăn trong giai đoạn 3 tháng đầu. Quan trọng là mẹ bầu biết sắp xếp, kiêng cữ hợp lý để có một chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý giúp đảm bảo sức khỏe và sự phát triển tốt nhất cho thai nhi.
Các mẹ có thể tham khảo thêm một vài các xét nghiệm máu khi mang thai để phát hiện ra các bất thường nếu có trong thai kỳ.

Thứ Bảy, 25 tháng 4, 2020

Bị stress khi mang thai nên làm gì để không ảnh hưởng thai

Trong quá trình mang thai, nếu thai phụ chịu những tác động tâm lý bất kì nguy cơ stress sẽ rất dễ xảy ra. Mang thai bị stress tiềm ẩn những nguy cơ ảnh hưởng đến tâm lý, thể trạng và sức khỏe của trẻ nhỏ vô cùng nguy hiểm. Thời kì mang thai, người mẹ cần đảm bảo có được một quá trình mang thai thuận lợi, tâm lý ổn định và cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể. Nhờ vậy trẻ mới có cơ hội được phát triển toàn diện và khỏe mạnh cũng như đảm bảo tâm lý ổn định cho thai phụ, ngăn chặn nguy cơ trầm cảm sau sinh. Bài viết này hãy cùng nipt gentis tìm hiểu rõ hơn nhé !

Bị stress khi mang thai nên làm gì để không ảnh hưởng thai

1. Nguyên nhân khiến mẹ mang thai bị stress

Ở thời kì mang thai, do cơ thể luôn ở trong trạng thái mệt mỏi, suy nhược, các mẹ bầu sẽ luôn cảm thấy bực dọc, khó chịu. Bên cạnh đó, với những vấn đề cá nhân tác động, người mẹ rất dễ có nguy cơ bị stress khi mang thai. Dẫn đến những tác động nguy hại cho sự phát triển của thai nhi.
Những nguyên nhân cụ thể sau đây có thể là những yếu tố khiến mang thai bị stress, ảnh hưởng đến tâm lý thai phụ trong giai đoạn phát triển thai nhi:
– Cơ thể mệt mỏi, căng thẳng do quá trình mang thai.
– Lo lắng cho tình trạng phát triển của thai nhi.
– Những vấn đề tâm lý gia đình, người chồng không quan tâm, xung đột gia đình…
– Chế độ sinh hoạt không lành mạnh, ngủ ít hoặc thức khuya nhiều.

2. Những tác động khi mang thai bị stress

Trong quá trình hình thành từ phôi thai, khi cơ thể người mẹ có những tác động không an toàn như sử dụng thuốc tây, uống rượu bia, hút thuốc lá, va chạm, stress… Sự phát triển của thai nhi ít nhiều sẽ bị ảnh hưởng về mặt phát triển não bộ, cũng như tác động. Các mẹ nên làm các xét nghiệm sàng lọc dị tật thai nhi ngay từ thời gian đầu mang thai.
Những tác động nguy hiểm nhất đến sự hình thành của thai nhi, cản trở thai nhi phát triển có thể kể đến:
– Khả năng sấy thai cao.
– Thai chậm phát triển trong tử cung và có những dấu hiệu bất thường gây sinh khó.
– Huyết áp tăng nhanh ở mẹ và có nguy cơ bị tiền sản giật khi sinh.
– Tăng nhịp tim, có thể dẫn đến nguy cơ tử vong trong quá trình sinh khó.
– Người mẹ có thể tiếp tục phát triển bệnh thành trầm cảm giai đoạn sau sinh, hậu sản.
Từ đó, tạo nên những ảnh hưởng trong quá trình sinh và phát triển của thai nhi về sau do mẹ bị stress khi mang thai:
– Nguy cơ sinh non cao.
– Thai nhi sinh ra nhẹ cân, kéo theo những tình trạng cơ thể không được khỏe mạnh, sức đề kháng thấp, tâm sinh lý không được phát triển toàn diện.
– Trẻ sinh ra bị căng thẳng, mất ngủ ngay từ những tháng đầu tiên của cuộc đời.
– Trẻ bị rối loạn hành vi, nguy cơ mắc các chứng bệnh tự kỉ, tăng động… do những tác động căng thẳng quá mức của người mẹ.
– Ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ, khiến trẻ không thông minh hoặc có những biến chứng tâm lý về sau khi trưởng thành.

3. Bị stress giai đoạn mang thai nên làm gì?

Stress đôi khi xuất hiện bất ngờ và không báo trước khiến thai phụ không kịp ứng phó và dễ dàng bị tác động. Cập nhật những phương pháp sau đây sẽ giúp các bà bầu có thể dễ dàng loại bỏ nguy cơ stress khi mang thai, có được tâm lý vui vẻ trong suốt quá trình nuôi dưỡng thai nhi.
– Xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh, hoạt động, nghỉ ngơi đúng giờ giấc. Ngủ đủ 8 tiếng/ngày sẽ giúp các bà mẹ có được tinh thần thoải mái, vui tươi và có thể giữ ổn định tâm lý. Thức khuya sẽ khiến các bà bầu có những bất thường trong cảm xúc, dẫn đến những tác động nguy hiểm.
– Có chế độ ăn uống an toàn, giàu dinh dưỡng, đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho thai nhi trong bụng mẹ. Cũng như đảm bảo thực phẩm người mẹ hấp thu an toàn cho trẻ nhỏ. Một số món ăn cũng có thể là yếu tố tác động khiến nguy cơ stress ở mẹ tăng cao khi mang thai.
– Luyện tập thể dục đều đặn với những bài tập an toàn như yoga, thiền cho bà bầu… để tăng cường sức khỏe, duy trì tâm lý ổn định.
– Bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ đối với người thân và bạn bè. Đôi khi những vấn đề tâm lý khi không được giải tỏa chính là yếu tố khiến phụ nữ mang thai bị stress nhiều nhất.
– Tận dụng thời gian để trang bị kiến thức chăm sóc, dinh dưỡng thai nhỉ… đảm bảo sự phát triển toàn diện của thai nhi.
– Tư vấn những lời khuyên của bác sĩ khi có những vấn đề bất ổn về tâm lý. Đừng để những rào cản cảm xúc cản trở quá trình nuôi dưỡng thai nhi.
Mang thai bị stress là một trong những nỗi lo lớn nhất mà phụ nữ mang thai quan tâm. Luôn giữ vững tâm lý, tinh thần luôn vui vẻ, ổn định, tránh tác động đến thai nhi. Ngay khi nhận thấy có những biểu hiện bất ổn về tâm lý, nên tìm đến bác sĩ chuyên gia để có thể đảm bảo không bị stress khi mang thai. Thường xuyên chia sẻ cảm xúc của mình với người thân để giải tỏa tâm trạng, tham gia các hoạt động cộng đồng, giải trí nhiều hơn để hạn chế những bất ổn về mặt tâm lý trong giai đoạn mang thai.
ĐỌc thêm : xét nghiệm chọc ối khi mang thai là gì ?

Thứ Sáu, 24 tháng 4, 2020

Vì sao có người mang thai vẫn xuất hiện kinh nguyệt ?

Có một điều tưởng chừng như chắc chắn rằng khi có thai thì không thể có những ngày kinh nguyệt. Thế nhưng trên thực tế vẫn xảy ra trường hợp mang thai có kinh nguyệt ở một số phụ nữ. Mặc dù khi làm các xét nghiệm khi mang thai vẫn cho kết quả đã có thai. Điều này khiến họ rất hoang mang. Bài viết chúng tôi sẽ giúp các mẹ tìm hiểu nguyên nhân có thể để giải thích cho vấn đề này. Mời bạn đọc chúng ta cùng tìm hiểu ngay nhé !

Vì sao có người mang thai vẫn xuất hiện kinh nguyệt ?

Phôi chưa ổn định khi đưa vào tử cung

Thông thường, khi trứng gặp tinh trùng sẽ thụ thai. Khi ấy phôi thai dần được đưa vào màng trong tử cung. Nếu phôi thai đưa vào tử cung chưa ổn định và chắc chắn ngay vào thời điểm gần ngày “đèn đỏ” thì hiện tượng mang thai có kinh nguyệt là bình thường. Thời gian này cũng là lúc chưa hình thành cuống rốn. Tuy nhiên sau khi mang thai 3 tháng đầu thai kỳ thì cuống rốn được hình thành. Tình trạng kinh nguyệt sẽ không còn xuất hiện nữa.

Bong màng tử cung

Sau khi mang thai, màng trong tử cung thường dày hơn. Đó là do buồng trứng tiết một lượng lớn các hormone thai nghén và hormon sinh dục nữ. Chúng được duy trì ở một mức độ cao nên màng tử cung không bong ra nữa. Chính vì thế mà kinh nguyệt không “ghé thăm” người phụ nữ trong suốt thai kỳ.
Như vậy hiện tượng mang thai có kinh nguyệt xảy ra khi nào? Điều này chỉ được giải thích do cơ thể một số người phụ nữ đặc biệt có lượng hormon thai nghén và hormone sinh dục thấp. Vì thế mà mang trong kinh nguyệt dễ bị bong ra và kinh nguyệt xuất hiện. Tuy nhiên lượng máu lúc này ít hơn rất nhiều so với lượng máu có ở những ngày “đèn đỏ” bình thường.

Kinh nguyệt có suốt thai kỳ

Một số rất ít phụ nữ mang thai nhưng vẫn có kinh nguyệt trong suốt cả thai kỳ. Cho đến nay y học vẫn chưa giải thích rõ trường hợp này xuất phát từ nguyên nhân chính xác nào. Tuy nhiên người ta cho rằng sự thay đổi và điều tiết hormone trong cơ thể mẹ bầu là yếu tố có ảnh hưởng nhất.
Tình trạng mang thai có kinh nguyệt không có gì quá lo lắng nếu thai nhi vẫn phát triển bình thường và khỏe mạnh. Tuy nhiên chị em phụ nữ nên hết sức cảnh giác và không được chủ quan mỗi khi có hiện tượng lạ. Nhất là sau thời kỳ 3 tháng đầu vẫn còn máu ra với màu sắc lạ và kéo dài thì mẹ bầu nên đi khám để xử trí kịp thời. Vì đó rất có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ sinh non hoặc mang thai ngoài tử cung. Chúng ta cần theo dõi sát sao và cân nhắc đó là máu thai hay máu kinh nguyệt.
Tham khảo ngay các xét nghiệm sàng lọc dị tật thai nhi cần thiết !

Thứ Tư, 22 tháng 4, 2020

Làm sao để cải thiện tình trạng tê chân tay ở bà bầu

Rất nhiều bà bầu hiện nay thường xuyên gặp chứng tê nhức chân tay. Đây là tình trạng mà một phần nào đó ở tay và chân bị mất cảm giác hoặc cảm thấy như kiến bò, kim châm. Nó thường bắt đầu xuất hiện vào những tháng cuối thai kì, khiến bà bầu rất khó chịu và mệt mỏi. Liệu bà bầu bị tê tay chân có phải là dấu hiệu nguy hiểm? Mời bạn cùng nipt gentis tìm hiểu nhé!

Làm sao để cải thiện tình trạng tê chân tay ở bà bầu

Nguyên nhân bà bầu bị tê chân tay

– Từ tháng thứ 5 trở đi, bà bầu rất dễ gặp phải chứng tê chân tay. Vì đây là giai đoạn thai nhi ngày càng lớn, cân nặng của bà bầu cũng tăng lên đáng kể, gây chèn ép mạch máu, khiến chân tay bà bầu rất dễ bị tê mỏi.
– Bên cạnh đó, với thói quen lười vận động và tư thế chân, tay không phù hợp khi ngồi lâu hoặc nằm ngủ cũng khiến bà bầu bị tê chân tay.
– Tê chân tay khi mang thai còn có thể là dấu hiệu của các bệnh lý như:
  • Thiếu máu, hạ đường huyết
  • Thiếu các vitamin và khoáng chất cần thiết đặc biệt là canxi, magie, B1, B2 và axit folic.
  • Thiếu nước, gây ứ đọng các sản phẩm lactate tại chỗ, làm bà bầu bị mỏi cơ
  • Các chứng bệnh về bắp thịt, rối loạn thần kinh, cao mỡ máu, đái tháo đường,… hội chứng edwards là gì ?

Nhận biết triệu chứng tê tay chân khi mang thai

– Thông thường, bà bầu sẽ cảm thấy tê tê ở đầu ngón tay và chân, có cảm giác như bị kiến bò bên trong.
– Khi tình trạng nặng hơn, người bệnh sẽ có cảm giác nóng và đau nhức.
– Ngoài ở các vị trí ngón tay và và chân, người bệnh có thể bị tê ở bàn tay, bàn chân, cổ tay, cổ chân, vùng thắt lưng, đùi, mông.
Mặc dù tê tay chân khi mang thai là triệu chứng bình thường nhưng mẹ bầu cũng nên chú ý theo dõi. Hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức nếu tê tay chân còn kèm theo triệu chứng như hoa mắt, lơ mơ dù là vài giây, co cơ, không nhấc nổi cánh tay, tê hơn khi di chuyển,… Đây có thể là báo hiệu của các bệnh nguy hiểm như bệnh đái tháo đường, rối loạn chức năng gan và chuyển hóa, vấn đề bất thường với hệ miễn dịch.

Phải làm gì khi bà bầu bị tê tay chân?

Để giảm thiểu và phòng tránh tình trạng tê chân tay trong những tháng thai kì, bà bầu cần thay đổi thói quen sinh hoạt và vận động hằng ngày, cụ thể như sau:
  • Thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao với các động tác nhẹ nhàng thích hợp cho bà bầu. Chú ý khởi động các khớp tay và chân để giúp máu lưu thông tốt hơn.
  • Điều chỉnh tư thế ngủ thoải mái, tránh dùng tay để gối đầu hoặc cho trẻ gối đầu lên tay. Nếu thấy bị tê tay chân lúc ngủ thì bạn nên thay đổi tư thế. Khi bị tê tay, bạn có thể vẩy tay lên – xuống để làm giảm cảm giác khó chịu.
  • Khi phải làm việc nhiều trong môi trường máy tính, bà bầu nên đứng lên đi lại thư giãn và vận động. Tránh ngồi làm việc liên tục với cùng 1 tư thế.
  • Tăng cường các loại thực phẩm giàu canxi: bà bầu nên tích cực bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi như sữa, phô mai, sữa chua, tôm, cua, cá, rau cần, cà rốt, đậu nành ….
  • Bà bầu có thể ngâm chân trong nước muối ấm 15 phút mỗi tối. Khi đi ngủ, nên kê chân cao lên.
Nếu đã áp dụng các biện pháp trên nhưng không thấy thuyên giảm, bà bầu nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán. Tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc điều trị hoặc các dưỡng chất bổ sung mà không có hướng dẫn của bác sĩ. Khi gặp vấn đề bà bầu bị tê tay chân, không nên quá lo lắng mà cần kiên nhẫn điều trị theo đúng hướng dẫn các bác sĩ đề ra là tốt nhất.
Trên đây là vài chia sẻ của gentis dành cho các mẹ biện pháp cải thiện tình trạng đau tê chân tay, mọi thắc mắc liên quan đến làm các xét nghiệm gì khi mang thai vui lòng gọi ngay đến hotline 18002010 hoặc website nipt.com.vn

Cách phòng ngừa nguy cơ nhiễm down ở thai nhi

Hội chứng Down xuất hiện do thai nhi bị thừa thêm một nhiễm sắc thế thứ 21, gây ra sự bất thường trong cấu trúc nhiễm sắc thể. Khi được sinh ra, trẻ sẽ có các biểu hiện bất ổn nhiều hoặc ít về mặt phát triển trí não và ngoại hình. Phòng ngừa nguy cơ nhiễm hội chứng Down là cách tốt nhất để đảm bảo để thai nhi được sinh ra khỏe mạnh, toàn diện. Vấn đề phòng ngừa nhiễm hội chứng Down cũng đang là một trong những vấn đề nhiều gia đình quan tâm khi có các dự định sinh con, hoặc đã từng có con nhỏ bị mắc hội chứng Down.

Cách phòng ngừa nguy cơ nhiễm down ở thai nhi

Khả năng di truyền hội chứng Down

Hội chứng Down là tập hợp các bất thường bẩm sinh dẫn đến trẻ bất thường về tâm thần và thể chất, nguyên nhân là do sự rối loạn về nhiễm sắc thể, đứa trẻ bị dư toàn bộ hay một phần cặp nhiễm sắc thể thứ 21 trong bộ nhiễm sắc thể của con người (có tất cả 46 nhiễm sắc thể). Bệnh Down là bệnh thường gặp trong số các bệnh do rối loạn nhiễm sắc thể (NST). Cứ 800 – 1.000 trẻ mới sinh thì có 1 trẻ bị down.
Người ta đã nhận ra rằng có sự tương quan giữa tuổi mẹ và khả năng trẻ có hội chứng Down. Khoảng 1/1.500 ở bà mẹ dưới 25 tuổi, 1/1.000 bà mẹ trên 30 tuổi và 1/100 bà mẹ trên 40 tuổi. Quá trình không phân ly thường xảy ra ở những phụ nữ lớn tuổi, điều đó có thể giải thích lý do vì sao các bà mẹ 35 tuổi trở lên lại có nguy cơ sinh con bị hội chứng Down cao hơn.
Các thống kê cho thấy, cứ 350 cuộc đẻ của những phụ nữ tuổi này có một trẻ sinh ra bị hội chứng down. Ở tuổi 40, tỷ lệ này tăng vọt lên 1/100 và tuổi 45 là 1/30. Khoảng 85 – 90% số thai nhi mắc bệnh down bị chết từ giai đoạn phôi.
Như vậy ở tất cả lứa tuổi của mẹ đều có khả năng có con bị Down, và càng lớn tuổi thì khả năng này càng tăng.

Phòng ngừa khả năng thai nhi bị nhiễm hội chứng Down

Phòng ngừa hội chứng Down hiện nay ngoài việc khuyến khích không sinh con quá muộn (mẹ trên 35 tuổi), người ta còn có khả năng phát hiện sớm hội chứng Down ngay lúc mẹ còn đang mang thai. Phương pháp phát hiện sớm bao gồm việc chọc dò nước ối để thử tế bào có dư nhiễm sắc thể thứ 21 hay không, thử máu mẹ để tìm một số chất sinh lý trong thai kỳ có biến đổi khác thường không (alpha fetoprotein, hCG, Estriol, Inhibin A…).
Hiện tại đã có nhiều kỹ thuật mới trong việc tầm soát những bất thường của thai nhi, trong đó có bệnh down, chẳng hạn có thể dùng siêu âm để đo độ mờ da gáy lúc khoảng 3 tháng của thai, chọc dò xét nghiệm nước ối hoặc sinh thiết gai nhau. Điều này giúp các bậc cha mẹ có thể đưa ra quyết định có nên sinh con hay không khi phát hiện con có khả năng bị nhiễm hội chứng Down sớm hơn thời gian kiểm tra từ trước rất nhiều.

Chuẩn đoán khả năng bị Down ở thai nhi


Nguy cơ trẻ mắc hội chứng down gia tăng theo tuổi mẹ. Do đó, từ những năm đầu thập niên 70 của thế kỷ trước, một số nước phát triển đã áp dụng biện pháp tầm soát hội chứng Down dựa trên yếu tố tuổi mẹ. Tất cả những sản phụ trên 35 tuổi đều được tham vấn để chọc ối (hút nước ối qua thành bụng để kiểm tra bộ nhiễm sắc thể của thai nhi, từ đó chẩn đoán hội chứng Down). Tuy nhiên, tỷ lệ hội chứng Down được phát hiện chỉ gần 30%. Có nghĩa là trong 10 trẻ Down, chỉ có 3 trẻ được phát hiện trước sinh để chấm dứt thai kỳ và 7 trẻ còn lại bị bỏ sót.
  • Đến thập niên 90, giới chuyên môn ghi nhận có sự liên quan giữa độ mờ da gáy dày ở bào thai và hội chứng Down. Độ mờ da gáy càng dày thì nguy cơ hội chứng Down càng tăng. Cần nhớ rằng, dấu hiệu này chỉ xuất hiện trong một giai đoạn từ 11 tuần đến 13 tuần 6 ngày. Sau 14 tuần, da gáy sẽ trở về bình thường và điều này không có nghĩa là thai bình thường. Sàng lọc hội chứng Down dựa trên tuổi mẹ phối hợp với đo độ mờ da gáy thai 11 tuần đến 13 tuần 6 ngày sẽ giúp phát hiện gần 80% hội chứng DOWN. Cần lưu ý, nếu da gáy dày nhưng nhiễm sắc thể bình thường (trẻ không bị hội chứng Down), thì trẻ vẫn có nguy cơ cao bị dị tật tim thai. Nếu độ mờ da gáy >3.5mm, khoảng 1/3 trường hợp sẽ có bất thường nhiễm sắc thể. Trong 2/3 các trường hợp còn lại sẽ có 1/16 trường hợp có dị tật tim (Thống kê của Viện Y khoa thai nhi, đặt ở London- Anh Quốc). Do đó, khi thai có da gáy dày và nhiễm sắc thể bình thường thì vẫn cần được một chuyên gia về tim thai siêu âm lúc 22 tuần.
  • Hiện nay, việc sàng lọc hội chứng Down dựa trên sự phối hợp giữa yếu tố tuổi mẹ, siêu âm đo độ mờ da gáy và xét nghiệm các dấu ấn sinh học thai (PAPP-A, free beta HCG) trong máu mẹ ở tuổi thai 11 tuần -13 tuần 6 ngày. Tất cả các yếu tố này sẽ được một phần mềm chuyên dụng tính toán phối hợp lại, đưa ra một nguy cơ cuối cùng về khả năng sanh con Down của sản phụ là bao nhiêu. Nếu nguy cơ cao, sản phụ sẽ được tham vấn chọc ối. Phương pháp này giúp phát hiện 90% hội chứng Down. Như vậy, trong 10 trẻ Down, chỉ có một trẻ bị bỏ sót.
Như vậy, để tầm soát tốt nhất hội chứng DOWN, thai phụ cần siêu âm đo độ mờ da gáy và xét nghiệm sinh hóa sàng lọc giai đoạn 11 tuần -13 tuần 6 ngày. Qua đó sẽ giúp phát hiện sớm hội chứng DOWN. Nếu có nguy cơ cao ( >1/300), sản phụ sẽ được tham vấn sinh thiết gai nhau hoặc chọc ối để chẩn đoán xác định.
Ở các bệnh viện lớn bác bác sĩ có tiến hành cho xét nghiệm Down test cho các bà mẹ >35 tuổi mang thai:
  • Giai đoạn đầu khi tuổi thai được 11 tuần – 13 tuần 6 ngày cần siêu âm đo độ mờ gáy, kèm theo là xét nghiệm huyết thanh PAPP-A và Free β- hCG (Double test), các giá trị này kết hợp với tuổi mẹ và tuổi thai tính ra nguy cơ hội chứng Down, hiện nay có các phần mềm tính toán nguy cơ như FMF hoặc Gamma.
  • Giai đoạn tuổi thai 14 – 21 tuần: khi thai phụ không được tầm soát ở giai đoạn đầu, lúc này được xét nghiệm huyết thanh AFP, Free β- hCG và uE3 (Triple test), dùng phần mềm Gamma tính toán nguy cơ hội chứng Down (kết hợp giá trị xét nghiệm với tuổi mẹ, tuổi thai, cân nặng mẹ, chủng tộc, số thai).
Hiện tại để chẩn đoán, bà bầu được làm xét nghiệm máu tuần thứ 11 và 13 của thai kỳ. Đồng thời, họ được siêu âm độ mờ da gáy. Nếu độ mờ da gáy ≥ 3 mm, thai nhi sẽ có nguy cơ bị một số bệnh lý bất thường về nhiễm sắc thể, trong đó có hội chứng Down. Chị em cũng được xét nghiệm máu để kiểm tra mức độ bất thường của một số protein và hoócmon. Sau đó, các chuyên gia đưa ra dự đoán về khả năng trẻ bị Down. Dựa trên trên kết quả này, những trường hợp nguy cơ cao sẽ làm tiếp các xét nghiệm xâm lấn và rủi ro cao nữa. Trong đó có thể là lấy mẫu nhau thai hoặc chọc nước ối kiểm tra. Nguy cơ sảy thai là 1 trong 100 ở cả hai cách làm. Khoảng 3-5% phụ nữ mang thai đang làm các xét nghiệm xâm lấn.
Với sự tiến bộ của y học hiện đại, thời gian qua, việc phát hiện sớm Hội chứng Down ở thai nhi đã có những thành công đáng khích lệ. Mới đây, các nhà khoa học Anh đã phát triển một phương pháp xét nghiệm máu mới có thể giúp phát hiện hơn 99% số trường hợp mắc Hội chứng Down mà không gây nguy cơ sẩy thai.
Theo phương pháp xét nghiệm máu mới, các bác sĩ có thể phát hiện trẻ mắc Hội chứng Down thông qua ADN của trẻ, vốn có trong máu của người mẹ. Việc lấy mẫu máu được thực hiện từ tuần thai thứ 4 đến 12. Hiện tại, để chẩn đoán Hội chứng Down cho thai nhi, đầu tiên, bác sĩ sẽ xét nghiệm máu khi mang thai và siêu âm cho bà mẹ. Tuy nhiên, để cho kết quả chính xác hơn, trong một số trường hợp, bác sĩ cần phải lấy mẫu nước ối hoặc nhau thai. Phương pháp này thường được thực hiện khi thai ở tuần thứ 15 hoặc 16.
Giáo sư Kypros Nicolaides, Trưởng nhóm nghiên cứu cho biết: “Phương pháp xét nghiệm mới này giúp chẩn đoán hơn 99% số trường hợp mắc Hội chứng Down. Trong 1.000 thai phụ chỉ có 1 người cần xét nghiệm chọc ối. Đây thật sự là một sự khác biệt rất lớn bởi hiện có đến 50 trong số 1.000 thai phụ thực hiện phương pháp xét nghiệm này”.
Đa số các bà mẹ đều đón nhận phương pháp xét nghiệm máu mới. Vì nó ít dẫn đến nguy cơ sẩy thai hơn. Theo số liệu thống kê, ở Anh, cứ trong 100 bà mẹ thực hiện phương pháp chẩn đoán bằng chọc ối thì có một người bị sẩy thai.
“Kỹ thuật này có thể làm giảm đáng kể nhu cầu thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán xâm lấm trước đây (lấy mẫu nhau thai hoặc chọc nước ối kiểm tra) và những quy trình có liên quan đến việc sảy thai”, các tác giả nghiên cứu cho biết.
Giáo sư Kypros Nicolaides đứng đầu nhóm nghiên cứu và là người phát triển xét nghiệm đo độ mờ da gáy cho biết, xét nghiệm ADN bào thai cho kết quả chính xác hơn nhiều, đến 99%. Nó ít cho kết quả dương tính giả hơn. “Xét nghiệm này gần như có tác dụng chẩn đoán chính xác”.
Nguồn : sưu tầm

Thứ Ba, 21 tháng 4, 2020

Mẹ bầu phơi nhiễm fluoride sẽ gây giảm IQ ở trẻ

Cứ nghĩ mua kem đánh răng loại có chứa fluoride để ngừa sâu răng, vì đang bầu bì lỡ đau răng, sâu răng thì phiền lắm, em không ngờ mẹ bầu phơi nhiễm fluoride sẽ khiến con sinh ra chỉ số IQ thấp hơn với con của những mẹ bầu bình thường. Cùng nipt gentis tìm hiểu ngay nào !

Mẹ bầu phơi nhiễm fluoride sẽ gây giảm IQ ở trẻ

Mẹ bầu phơi nhiễm fluoride, cứ 1 mg ion flouride trong 1 lít nước tiểu mẹ bầu thì điểm IQ của bé sinh ra sẽ giảm trung bình 2,4 khi ở độ tuổi 1-3.Theo các nhà nghiên cứu ở đại học Michigan (Hoa Kỳ) thì mẹ bầu phơi nhiễm với fluoride có liên quan tới chỉ số thông minh của trẻ độ tuổi 1-3.
Một nghiên cứu trước đó cũng cho thấy, fluoride trong nước tiểu mẹ bầu cao có liên quan đến chỉ số IQ thấp ở trẻ 4 và 6-12 tuổi.

Fluoride là gì?

Fluoride là một hợp chất hóa học thường có trong nước máy và các sản phẩm chăm sóc răng miệng như kem đánh răng, nước súc miệng... nhằm giúp ngăn ngừa sâu răng. Việc sử dụng các sản phẩm chứa fluoride làm giảm 25% nguy cơ sâu răng, nhưng fluoride cũng có tác động tiêu cực tới sức khỏe người sử dụng. Một nghiên cứu được công bố vào năm 2014 cho thấy việc tiếp xúc với fluoride thường xuyên có thể làm tăng nguy cơ suy giảm nhận thức. Ngoài ra, fluoride còn ảnh hưởng tới trí thông minh của trẻ.
Tiến sĩ Howard Hu cùng các đồng nghiệp ở đại học Toronto, Canada đã tiến hành một cuộc nghiên cứu trên 299 phụ nữ và con cái họ ở Mexico. Các nhà khoa học đã lấy mẫu nước tiểu của mỗi bà mẹ trong thời kỳ mang thai và khi trẻ được 6 - 12 tuổi nhằm xác định mức độ tiếp xúc với fluoride.
Kết quả, những trẻ thuộc nhóm các bà mẹ có hàm lượng fluoride trong nước tiểu vào thời kỳ mang thai cao có trí thông minh thấp hơn những trẻ thuộc nhóm các bà mẹ có hàm lượng fluoride thấp. Từ đó họ đưa ra kết luận mẹ bầu phơi nhiễm fluoride, con sinh ra chỉ số IQ thấp. Các xét nghiệm khi mang thai cần thiết dành cho các mẹ bầu .

Vì sao mẹ bầu phơi nhiễm fluoride con sinh ra giảm chỉ số IQ?

Các nhà khoa học cho rằng, sự phát triển hệ thống thần kinh của thai nhi có thể bị ảnh hưởng bởi mức fluoride cao trong tử cung và đây chính là nguyên nhân làm giảm trí thông minh của trẻ sau này.

Các tác hại khi nhiễm fluoride

- Khi tích tụ quá nhiều trong cơ thể sẽ có thể gây ra hội chứng răng bị thừa fluoride, gây hại cho men răng, hoặc tích tụ trong xương, gây giòn xương…
- Dùng nước có nồng độ fluoride lớn hơn 4ppm sẽ bị nhiễm fluor, 5 - 8ppm sẽ hại xương (với 10% xơ cứng xương), 50ppm sẽ gây tổn thương tuyến giáp, 100ppm làm cơ thể chậm phát triển, 125ppm tổn thương thận và 10 - 80mg/ngày sẽ gây cứng khớp.
Biết tác hại của fluoride rồi, em thật sự không dám xài kem đánh răng chứa chất này nữa các mẹ ạ. Em cũng lên mạng học hỏi mấy công thức làm kem đánh răng tự nhiên xài luôn cho an toàn trong giai đoạn bầu bì nè các mẹ. Có mẹ nào có nhu cầu muốn học bí quyết không, em chia sẻ luôn nha.

1/ Kem đánh răng tinh dầu cam

Nguyên liệu:
- ¼ chén bột đất sét bentonite
- 2 muỗng cà phê bột Xylitol
- ¼ muỗng cà phê muối biển chưa tinh chế
- ½ ly nước lọc
- 10 giọt tinh dầu cam
- 5 giọt tinh dầu Vanilla

Thực hiện:

- Cho bột đất sét bentonite, bột Xylitol, muối biển vào tô thủy tinh, trộn đều (không sử dụng vật dụng kim loại để trộn loại kem đánh răng này).
- Rót vào hỗn hợp ½ ly nước lọc và trộn đều bằng muỗng nhựa (hoặc gỗ), đến khi nó thành dạng sền sệt.
- Cho thêm tinh dầu cam, tinh dầu vanilla vào và trộn đều để các thành phần hòa quyện vào nhau. Cuối cùng, cho kem đánh răng vào một bình thủy tinh, đậy kín nắp và bảo quản nơi thoáng mát.

2/ Kem đánh răng dầu dừa:

Nguyên liệu:
- 4 muỗng canh dầu dừa
- 2 muỗng canh bột nở (baking soda)
- 1 muỗng canh bột xylitol
- 20 giọt tinh dầu (quế hoặc đinh hương)
- 20 giọt tinh dầu bạc hà
- 20 giọt khoáng chất (canxi hoặc magie)

Thực hiện:

- Cho bột nở, bột xylitol vào tô lớn trộn đều. Trộn tiếp hỗn hợp dầu dừa, tinh dầu quế hoặc đinh hương, tinh dầu bạc hà, khoáng chất, một ít nước vào một tô khác.
- Đổ từ từ hỗn hợp vào tô có chứa bột nở và bột xylitol. Dùng muỗng trộn tất cả các thành phần cho mịn và có dạng sền sệt như kem đánh răng. Có thể cho thêm nước nếu cần thiết.
- Cho hỗn hợp kem đánh răng vào lọ thủy tinh, đậy kín lại để dùng dần.
Tham khảo thêm : hội chứng edwards là gì ?

Thứ Hai, 20 tháng 4, 2020

Dứa có làm kích thích chuyển dạ ở bà bầu không ?

Dứa tốt cho sức khỏe nhưng nhiều người vẫn truyền tai nhau rằng, khi mang thai, không nên ăn dứa bởi dứa nóng sẽ gây xảy thai. Vậy sự thật là như thế nào? hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay nhé !

Dứa có làm kích thích chuyển dạ ở bà bầu không ?

Dứa có chứa bromelain. Viên uống có chứa bromelain không được khuyến nghị dùng khi đang mang thai bởi nó có thể phá vỡ protein trong cơ thể và dẫn đến chảy máu bất thường. Tuy nhiên, lượng bromelain trong một quả dứa không ảnh hưởng đến thai kỳ của bạn. Trên thực tế, để tạo ra ảnh hưởng đến thai kỳ, bạn phải ăn từ 7-10 trái dứa cùng một lúc, và điều này hầu như không thể xảy ra.
Do vậy, bạn lưu ý nhé: Ăn dứa với mức độ vừa phải, như một trái cây sẽ không có tác động tiêu cực lên thai kỳ của bạn. Bạn đang có những băn khoăn về siêu âm dị tật thai nhi bao nhiêu tiền xem ngay tại đây !!

Dứa có thể trở thành một phần của bữa ăn trong thai kỳ không?

Bữa ăn lý tưởng trong thai kỳ sẽ được tạo nên từ các loại thực phẩm trong tháp dinh dưỡng. Cùng với việc uống nhiều nước, bạn nên cố gắng ăn đủ nhiều loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và khỏe mạnh để có được sức khỏe tốt nhất.
Thực phẩm thuộc các nhóm sau đây sẽ giúp em bé của bạn có thêm vitamin và chất khoáng để tăng trưởng và phát triển khỏe mạnh:
  • Ngũ cốc
  • Trái cây và rau xanh
  • Protein (thịt, thịt gia cầm, cá, trứng, các loại đậu)
  • Các chế phẩm từ sữa
Các yếu tố tuổi tác, chiều cao, cân nặng và các yếu tố dinh dưỡng khác sẽ quyết định lượng thức ăn bạn nên ăn là bao nhiêu. Ví dụ, với một người phụ nữ 25 tuổi, nặng khoảng 63kg, cao khoảng 1.63m thì nên ăn khoảng 250 gam trái cây và rau quả một ngày trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ. Trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối, lượng trái cây và rau quả khuyến nghị tăng lên khoảng 275gam. Một phụ nữ cao khoảng 1.75m có thể sẽ phải cần đến khoảng 300g rau quả một ngày.
Vậy bạn nên ăn những gì? Phụ thuộc vào từng mùa, có rất nhiều loại trái cây và rau quả bạn có thể ăn. Các lựa chọn tốt nhất bao gồm: táo, cam, đậu xanh, mơ, xoài, dứa, khoai lang, rau cải, bí đỏ...
Nếu bạn không có sẵn rau quả tươi, bạn có thể sử dụng rau quả đông lạnh, đóng hộp hoặc rau quả sấy khô để thay thế

Đưa dứa vào bữa ăn của như thế nào?

Mỗi trái dứa chứa hơn 100% lượng vitamin khuyến nghị bạn cần trong ngày. Dứa cũng là nguồn cung cấp rất tốt các chất sau:
  • Folate
  • Sắt
  • Magie
  • Mangan
  • Đồng
  • Vitamin B6
Đây là những loại dinh dưỡng rất cần thiết cho sự phát triển của em bé nói riêng và rất tốt cho sức khỏe của bạn nói chung. Đo độ mờ da gáy thai nhi là gì ?.
Nếu bạn muốn bổ sung thêm dứa vào bữa ăn trong thai kỳ của bạn nhưng không biết nên bắt đầu từ đâu, bạn có thể thêm dứa bằng rất nhiều cách:
  • Cắt các miếng dứa tươi và thêm vào món sữa chua để ăn sáng
  • Chế biến dứa thành sinh tố
  • Làm salad với dứa
  • Làm kem dứa
  • Kết hợp dứa với các món xào hoặc dùng để làm bánh pizza
  • Nguy cơ của việc ăn dứa trong khi mang thai
Ăn dứa có thể không nguy hiểm hoặc không làm bạn sinh non, nhưng nếu ăn một lượng dứa rất lớn (khoảng 7 - 10 quả cùng một lúc) có thể sẽ đem lại cho bạn ảnh hưởng không mong muốn như đã trao đổi ở trên.
Nên thận trọng nếu dạ dày của bạn nhạy cảm. Axit trong dứa có thể làm bạn bị ợ nóng hoặc trào ngược axit. Tốt nhất, bạn nên ăn dứa với lượng vừa phải thôi nhé. Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, nếu bạn bị nghén nhiều như nôn hoặc ợ nóng, hãy rất hạn chế loại quả này.
Nếu bạn không thường xuyên ăn dứa nhưng lại xuất hiện các triệu chứng dị ứng sau khi ăn dứa, bạn nên hỏi bác sỹ hoặc đi khám ngay. Các triệu chứng dị ứng bao gồm:
  • Ngứa hoặc sưng phù miệng
  • Phản ứng dị ứng trên da
  • Khó thở như kiểu hen suyễn
  • Ngạt mũi, chảy nước mũi.
Các phản ứng này thường sẽ xuất hiện sau khi ăn dứa vài phút đến vài giờ. Bạn sẽ dễ bị dị ứng với dứa hơn nếu bạn cũng dị ứng với phấn hoa hoặc cao su.

Bạn cần nhớ điều gì?

Ăn dứa trong khi mang thai không gây sảy thai hoặc sinh sớm. Bạn có thể thưởng thức dứa tươi với một lượng vừa phải. Nếu bạn lo lắng về việc ăn dứa, hãy trao đổi với bác sỹ về mối lo ngại của bạn để được tư vấn kịp thời về dứa cũng như các loại thực phẩm, hoa quả khác có thể giúp bạn đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng và an toàn cho thai nhi cũng như chính bạn. Các xét nghiệm cần làm khi mang thai 3 tháng đầu ?

Thứ Bảy, 18 tháng 4, 2020

Biện pháp ngăn ngừa trầm cảm ở người mang thai

Nhiều người cho rằng chỉ có phụ nữ sau sinh mới mắc trầm cảm, điều này không hoàn toàn đúng. Theo thống kê, có khoảng ít nhất 10% thai phụ bị bệnh trầm cảm. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho rằng tỉ lệ thai phụ bị trầm cảm thực tế cao hơn nhiều bởi phần lớn cố gắng che đậy cảm giác thực của mình, luôn tự nhận là giai đoạn thú vị, đáng nhớ và cho rằng sự buồn chán chỉ là một trạng thái bình thường. Nhưng trầm cảm có thể là một vấn đề nghiêm trọng đối với nhiều thai phụ, ảnh hưởng trực tiếp đến phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ.

Biện pháp ngăn ngừa trầm cảm ở người mang thai 

Nguyên nhân dẫn đến trầm cảm ở phụ nữ mang thai

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến thai phụ mắc trầm cảm. Nhiều chuyên gia tin rằng hormone thai kỳ chính là thủ phạm. Sự tăng giảm của hormone ảnh hưởng đến tất cả phụ nữ có thai nhưng một số sẽ nhạy cảm hơn. Tâm trạng thay đổi có thể do sự căng thẳng, mệt mỏi, sự thay đổi các hormon thai nghén. Tâm trạng thất thường chủ yếu trong khi mang thai 3 tháng đầu của thai kì (dưới 12 tuần) và xuất hiện lại trong 3 tháng cuối, khi chuẩn bị sinh.
  • Một nguyên nhân khác có thể dẫn tới trầm cảm là sự phức tạp trong các mối quan hệ, đặc biệt nếu hai vợ chồng đang trục trặc hoặc thai phụ đang mâu thuẫn với gia đình chồng. Mang thai ngoài ý muốn, đặc biệt là ngay sau khi kết hôn hoặc mới sinh con được một thời gian cũng có thể gây trầm cảm cho mẹ hoặc cho cả bé. Ngoài ra, tài chính khó khăn cũng góp phần làm giảm niềm vui sắp được làm mẹ.
  • Bản thân hay gia đình có tiền sử trầm cảm: Nếu trầm cảm từng xảy ra ở người thân trong gia đình, hoặc nếu bản thân có bệnh thì cũng rất dễ bị trầm cảm khi mang thai. Bất kỳ một biến động nào trong cuộc sống như sự ra đi của một người thân yêu, ly dị hay mất việc đều có thể gây ra trầm cảm.
  • Sự cô độc của thai phụ hay chồng phải đi xa dài ngày trong giai đoạn có thai; Hoặc bản thân thai phụ đang sống và làm việc trong một thành phố không thân thuộc; Sống xa người thân và thấy nhớ họ; Cảm thấy cô đơn khi không có ai để chia sẻ... đều có thể dẫn tới trầm cảm.
  • Đối với thai phụ gặp vấn đề về thai sản như nghén nhiều hoặc cảm thấy mình không được nghỉ ngơi đúng như khuyến nghị của bác sĩ. Lý do khác nghiêm trọng hơn như khó thụ thai hay đã từng sẩy thai: nếu đã từng bị sẩy thai trong quá khứ, thai phụ sẽ thấy mình đang lo lắng cho sự an toàn của lần mang thai này như thế nào. Những lời khuyên giữ gìn, cẩn thận... của chồng, người thân và bạn bè cũng góp phần làm thai phụ thêm lo lắng và dẫn tới trầm cảm. Hội chứng down là gì ?

Không dễ nhận biết

Bệnh trầm cảm trong thai kì không dễ phát hiện, nhiều khi dễ nhầm lẫn với một số rối loạn khác khi có thai. Một số dấu hiệu thường gặp: Khả năng tập trung kém, khó tập trung, dễ thay đổi tâm trạng đột ngột. Lo lắng nhiều, liên tục về sức khỏe và sự an nguy của con mình. Rất dễ cáu kỉnh, hoang mang, hoảng loạn.
Thai phụ hay bị rối loạn giấc ngủ. Mệt mỏi quá mức, triền miên hoặc không dứt. Lúc nào cũng thèm ăn hoặc chẳng muốn ăn gì. Mất hứng thú với tình dục hoặc sự gần gũi. Không cảm thấy thích thú, hào hứng hay vui vẻ với bất cứ thứ gì. Buồn bã không dứt và khóc không có lý do rõ ràng. Thu mình với mọi người và tự cô lập mình với gia đình, bạn bè.

Ảnh hưởng của trầm cảm khi mang thai

Bệnh trầm cảm khi mang thai ngoài việc mang đến những hậu quả không tốt cho thai phụ còn ảnh hưởng rất lớn đến thai nhi như sẩy thai, đẻ non, đẻ con nhẹ cân, thai kém phát triển. Sau đẻ trẻ có thể chậm phát triển ngôn ngữ, rối loạn hành vi, cảm xúc, tự kỉ.
Đối với các thai phụ bị trầm cảm nếu không được chăm sóc đúng mức có thể có những hành vi tiêu cực như uống rượu, hút thuốc lá, nghiện ma túy, bỏ phá thai, thậm chí tự vẫn.

Ứng phó với trầm cảm như thế nào?

Đừng nghĩ rằng mình vẫn sẽ tiếp tục làm được mọi việc bình thường như trước khi mang thai. Hãy luôn ưu tiên bản thân trong danh sách những thứ cần làm: Thay vì làm việc nhà, hãy đọc sách, ăn sáng trên giường và đi dạo trong công viên. Hãy chăm sóc bản thân nhiều hơn. Tâm sự những điều làm bạn sợ hãi và lo lắng với cô bạn thân. Luôn trò chuyện với chồng một cách cởi mở và bạn sẽ nhận được sự chân thành từ chồng.
Những cảm xúc tiêu cực dù nói ra hay không đều có ảnh hưởng đối với đứa trẻ trong bụng. Vậy nên điều quan trọng là tìm được người thân hay cô bạn đồng cảm, giúp mình thoát ra khỏi những suy nghĩ không vui.
Các thai phụ thường được khuyên là nên nghe, đọc, xem những thứ trong sáng để em bé sinh ra cũng sẽ có những suy nghĩ, tư tưởng như thế. Để lấy lại bình tĩnh, hãy nghe một bản nhạc cổ điển hàng ngày. Ngoài ra, có thể dành 30 phút để nghĩ tới những điều tốt đẹp.
Nghỉ ngơi và ngủ đủ cũng giúp tâm trạng tốt lên, tươi mới hơn. Duy trì lối sống khoa học và chia nhiều bữa nhỏ, ăn thường xuyên để đảm bảo đủ dinh dưỡng cho cả mẹ và con, đồng thời cũng giúp thai phụ cảm thấy mình khỏe khoắn, đầy sức sống.

Lời khuyên của thầy thuốc

Điều trị trầm cảm trong thai kỳ cần có sự kết hợp của thầy thuốc chuyên ngành sản khoa, nội khoa, tâm thần, các bác sĩ gia đình, thai phụ sẽ được tư vấn về các nguy cơ ảnh hưởng của trầm cảm đến sức khỏe của mẹ và con, các biện pháp điều trị sẽ được áp dụng.
Đối với bệnh thể nhẹ điều trị chỉ cần loại bỏ các yếu tố nguy cơ và liệu pháp tâm lý, điều chỉnh hành vi, lối sống, luyện tập, thư giãn... Đối với bệnh thể nặng phải kết hợp biện pháp tâm lý và thuốc chống trầm cảm.
Dự phòng trầm cảm cho thai phụ thuộc về gia đình, xã hội và quan trọng nhất là bản thân thai phụ. Thai phụ phải nhận được sự quan tâm đầy đủ về vật chất cũng như tinh thần của gia đình và xã hội. Thai phụ phải biết tự cân bằng trước những stress. Những tác động tiêu cực về tinh thần, đừng để lo lắng ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé, hãy luôn vui vẻ, yêu đời và tận hưởng thời gian đặc biệt ngọt ngào của 9 tháng thai kỳ.

Thứ Năm, 16 tháng 4, 2020

Phụ nữ mang thai uống Paracetamol có an toàn

Paracetamol (hay acetaminophen) là một thuốc rất thông dụng và phổ biến dùng để hạ sốt, giảm đau. Hoạt chất này có trong hàng trăm sản phẩm với tên gọi khác nhau. Đây được cho là thuốc khá an toàn, tuy nhiên với phụ nữ đang mang thai thì loại thuốc này liệu có an toàn? cùng nipt gentis tìm hiểu ngay nào !

Phụ nữ mang thai uống Paracetamol có an toàn

Paracetamol có thể được sản xuất dưới dạng đơn thành phần hay phối hợp với các thành phần khác dùng để giảm đau, hạ sốt, trị ho-cảm cúm…
Trong các sản phẩm trị ho, cảm cúm, paracetamol thường được phối hợp với chất chống dị ứng (chlorpheniramine), chất làm giảm xung huyết (phenylephrine HCl), thuốc ho (dextromethorphan ), long đờm (guaifenesin)…
Để tăng hiệu quả giảm đau, paracetamol thường phối hợp với codein (một thốc giảm đau trung ương yếu, nhằm tăng tác dụng giảm đau sau mổ, đau vừa hay cảm cúm có ho kèm), tramadol (thuốc giảm đau opioid), ibuprofen (một thuốc giảm đau – chống viêm) trong điều trị đau có kèm theo viêm. Tuy nhiên các sản phẩm phói hợp để giảm đau này không còn là thuốc OTC (không kê đơn) nữa mà cần dùng theo đơn của bác sĩ, thường dùng trong các trường hợp đau vừa và nặng.

Tại sao thuốc gây tổn thương gan?

Mặc dù đã xảy ra nhiều trường hợp ngộ độc thuốc này và các bác sĩ đã cảnh báo, nhưng gân đây vẫn xảy ra những trường hợp phải nhập viện cấp cứu tổn thương gan do dùng quá liều paracetamol.

Paracetamol có thể gây hại gan

Paracetamol dễ gây tổn thương gan là do hầu hết thuốc được chuyển hoá ở gan theo con đường sulphat hoá và glucuronide hoá. Một chất chuyển hóa do hệ enzym cytochrome P-450 giải phóng là N-acetyl-p-benzoquinoneimine (NAPQI) gắn với màng tế bào gan và nếu không bị trung hòa bởi các chất chống ôxy hóa thì sẽ gây tổn thương lớp màng lipid kép của tế bào. Glutathione của gan là chất chống ôxy hóa chủ yếu, chất này gắn và trung hòa NAPQI. Khi quá liều paracetamol thì kho dự trữ glutathione bị cạn kiệt dần và nếu thiếu hụt mất trên 70% số lượng bình thường thì NAPQI không bị trung hòa và sẽ gây tổn thương cho tế bào gan.
Vì vậy, để đảm bảo an toàn, người bệnh cần dùng đúng liều và khoảng cách dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ hoặc khuyến cáo của nhà sản xuất. Không dùng nhiều sản phẩm có chứa cùng hoạt chất paracetamol để tránh gây quá liều. Các xét nghiệm khi mang thai 3 tháng đầu ?

Có an toàn cho phụ nữ mang thai?

Được coi là một thuốc giảm đau, hạ sốt an toàn nhưng với người mang thai cần dùng một cách cẩn trọng. Nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Đại học Bristol đã cho biết, sử dụng paracetamol khi mang thai có thể làm tăng khả năng phát triển các vấn đề hành vi, bao gồm cả ADHD (tăng động giảm chú ý) ở trẻ sau này.
Ngày càng có nhiều nghiên cứu cho thấy loại thuốc này gây hại cho sự phát triển của trẻ em trong bụng mẹ. Các nhà nhà khoa học đã tìm thấy mối liên hệ giữa các bà mẹ tương lai khi sử dụng paracetamol và hiếu động thái quá, cũng như các rối loạn cảm xúc khác nhau ở con cái họ. Một số nghiên cứu còn cho thấy sự liên kết nguy cơ phát triển bệnh hen suyễn, vô sinh sau này ở trẻ gái và tự kỷ ở trẻ có mẹ dùng paracetamol trong thai kỳ.
Paracetamol không an toàn cho phụ nữ mang thai
Trong nghiên cứu gần đây nhất, các tác giả đã nghiên cứu thông tin về hơn 14.000 trẻ em từ 6 tháng đến 11 tuổi. Sử dụng bảng câu hỏi và thông tin từ các trường học, các nhà nghiên cứu đã đánh giá trí nhớ của trẻ, nhận thức, tính khí và hành vi của chúng. Thông tin thu được so sánh với dữ liệu về tần suất người mẹ của chúng dùng paracetamol trong khi mang thai. Các nhà khoa học đặc biệt quan tâm đến giai đoạn từ tuần thứ 18 đến tuần thứ 32 của thai kỳ.
Phân tích này cho thấy mối quan hệ giữa paracetamol và sự phát triển của các vấn đề hành vi ở trẻ em, bao gồm rối loạn tăng động giảm chú ý. Hiệu ứng này rõ rệt hơn ở trẻ em thời điểm ba tuổi, nhưng khi chúng vào tiểu học, nó đã giảm đi đôi chút. Con trai dễ bị phơi nhiễm paracetamol khi mang thai hơn con gái. Đó là lý do tại sao các nhà nghiên cứu kêu gọi phụ nữ mang thai dùng liều thấp nhất có thể của thuốc này, và chỉ khi thực sự cần thiết.

Thứ Tư, 15 tháng 4, 2020

Độ mờ da gáy ở thai nhi bao nhiêu là bình thường

Đo độ mờ da gáy là xét nghiệm vô cùng quan trọng, giúp bác sĩ chẩn đoán nguy cơ bị hội chứng Down ở thai nhi ngay từ những giai đoạn đầu tiên của thai kỳ. Trong thời kỳ mang thai, bà bầu cần phải khám thai theo lịch khám định kỳ của bác sĩ nhằm kiểm soát tình trạng sức khỏe của mẹ và sự hình thành phát triển toàn diện của thai nhi. Thực hiện đo độ mờ da gáy giúp các mẹ yên tâm về tình hình sức khỏe của thai nhi.

Độ mờ da gáy ở thai nhi bao nhiêu là bình thường

1. Độ mờ da gáy là gì?

Sự kết tụ chất dịch ở vùng da mặt sau cổ của thai nhi được gọi là độ mờ da gáy. Độ mờ da gáy là một chỉ số dùng để đánh giá nguy cơ thai nhi mắc phải hội chứng Down và các dị tật bẩm sinh khác.

2. Vì sao phải đo độ mờ da gáy?

Đo độ mờ da gáy là phương pháp dùng để chẩn đoán hội chứng Down sớm nhất trong thời kỳ thai kỳ. Siêu âm thai nhi vào thời điểm thích hợp là cách để kiểm tra vùng da gáy của thai nhi, điều này giúp cho các bác sĩ có thể chẩn đoán được nguy cơ thai nhi liệu có mắc hội chứng Down hay không.
Dựa vào kết quả đo độ mờ da gáy, không những giúp bác sĩ chẩn đoán được nguy cơ mắc hội chứng Down ở trẻ mà còn giúp bác sĩ phát hiện được trẻ có bị bất thường nhiễm sắc thể hay không.
Tất cả những đứa trẻ khỏe mạnh đều có lớp dịch ở sau gáy, tuy nhiên những đứa trẻ bình thường sẽ có lượng chất lỏng dưới da ở mặt sau cổ ít hơn so với những thai nhi có khả năng mắc hội chứng Down.
Khi xác định được thai nhi có nguy cơ mắc hội chứng Down, bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện các xét nghiệm tiếp theo như lấy mẫu nhung màng đệm, chọc ối....để xác định chính xác liệu trẻ có bị Down hay không.
Độ dày da gáy càng tăng thì nguy cơ bị dị tật vì sự bất bình thường của nhiễm sắc thể càng cao và kèm theo đó là các dị tật khác về cấu trúc cơ thể. Tuy nhiên, để có được kết quả độ mờ da gáy chính xác nhất cần phải thực hiện đo độ mờ da gáy đúng thời điểm.

3. Thực hiện đo độ mờ da gáy từ tuần thứ mấy?

Để có được kết quả đo độ mờ da gáy chính xác nhất, cần thực hiện xét nghiệm đo từ tuần thứ 11 đến tuần thứ 13 của thai kỳ. Đây là mốc thời gian vô cùng quan trọng, mẹ bầu tuyệt đối phải lưu ý.
Đối với những thai nhi bé hơn 11 tuần tuổi, thai nhi còn quá bé, da gáy còn mờ vì thế nên không thể có được kết quả chính xác khi thực hiện đo độ mờ da gáy, chính vì vậy, mọi chẩn đoán trong khoảng thời gian này đều không thể chính xác.
Đối với thai nhi trên 14 tuần tuổi, độ mờ da gáy vào thời điểm này đã trở về mức bình thường, chính vì vậy, việc thực hiện xét nghiệm không còn ý nghĩa, bác sĩ cũng không thể đưa ra được bất cứ một chẩn đoán hay đánh giá chính xác nào về tình trạng của thai nhi.
Cần thực hiện xét nghiệm đo từ tuần thứ 11 đến tuần thứ 13 của thai kỳ

4. Độ mờ da gáy ở thai nhi bao nhiêu là bình thường?

Sau khi được tiến hành siêu âm, bác sĩ sẽ cho bà bầu biết kết quả về độ mờ da gáy. Đối với những trẻ có kích thước từ 45-84mm thì độ mờ da gáy thông thường sẽ là dưới 3,5mm. Thường thì kết quả kiểm tra độ mờ da gáy sẽ giúp bác sĩ có thể phán đoán được 75% nguy cơ trẻ bị Down.
  • Đối với thai nhi 11 tuần tuổi, độ mờ da gáy chuẩn là 2mm.
  • Đối với thai nhi 12 tuần tuổi, thường độ mờ da gáy chuẩn là dưới 2,5mm.
  • Đối với thai nhi 13 tuần tuổi, độ mờ da gáy chuẩn là 2,8mm.
  • Nguy cơ mắc hội chứng Down thấp đối với những thai nhi có độ mờ da gáy dưới 1,3mm.
  • Nếu độ mờ da gáy lớn hơn 3mm, nguy cơ thai nhi mắc hội chứng Down là khá cao.
  • Nếu độ mờ da gáy 6mm, thì thai nhi có nguy cơ cao mắc hội chứng Down và các dị tật bẩm sinh khác.
  • Độ mờ da gáy từ 3,2-3,5mm thì được gọi là dày và tăng nguy cơ bị đột biến nhiễm sắc thể.
  • Những trường hợp thai nhi có độ mờ da gáy là 2,9mm, tuy chưa phải là mức cao nhưng có thể gây ra sự ảnh hưởng đến giá trị của xét nghiệm sàng lọc trong 3 tháng đầu, vì vậy muốn chắc chắn, nên thực hiện thêm các xét nghiệm chuyên sâu khác.
Lượng chất dịch kết tụ ở vùng cổ tăng lên khiến cho độ mờ da gáy cao lên, nguyên nhân là do một số điều kiện nhất định trong bào thai. Vì vậy, phương pháp hiệu quả nhất để kiểm tra và chẩn đoán được các dị tật thai nhi trong khi mang thai 3 tháng đầu của thai kỳ chính là siêu âm đo độ mờ da gáy. Nguy cơ mắc dị tật càng cao khi độ mờ da gáy càng cao kèm theo đó là các dị tật khác về cấu trúc cơ thể. Bên cạnh thường xuyên theo dõi, thực hiện đầy đủ các xét nghiệm sàng lọc trước sinh, phụ nữ mang thai cũng nên được tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin cho bà bầu để bảo vệ sức khỏe mẹ và bé.

Thứ Ba, 14 tháng 4, 2020

Mất nghén đột ngột khi mang thai có nguy hiểm

Nghén khi mang thai 3 tháng đầu là biểu hiện rất hay gặp ở các bà mẹ khi mang thai. Nghén tuy đem lại nhiều phiền toái nhưng đó cũng là một trong những dấu hiệu để các mẹ theo dõi thai kì của mình, nhất là với những trường hợp chưa có tim thai. Khi thai phụ đang có những triệu chứng nghén mà tự dưng giảm hoặc mất đột ngột, các mẹ cần đi khám ngay để loại trừ trường hợp thai ngừng phát triển trong thai lưu hay sẩy thai khi có những dấu hiệu đau bụng, ra máu kèm theo

Mất nghén đột ngột khi mang thai có nguy hiểm

Tại sao phụ nữ mang thai lại bị nghén

Hiện nay, y học vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính gây ra nghén ở phụ nữ mang thai, nghén có thể xảy ra bởi những thay đổi trong cơ thể thai phụ:
  • Do cơ thể nhạy cảm với nội tiết của thai kỳ, tình trạng nội tiết của phụ nữ mang thai biến đổi ngay từ đầu thai kỳ, nghén là phản ứng của cơ thể trước những biến đổi này.
  • Khứu giác trở nên nhạy cảm với một số mùi khiến thai phụ cảm thấy khó chịu và buồn nôn, nôn ói.

Dấu hiệu mất nghén đột ngột khi mang thai

Nguyên nhân gây ra tình trạng mất nghén: Biểu hiện này thường liên quan đến tình trạng thai ngừng phát triển(thai lưu) hoặc sẩy thai tự nhiên.

Những dấu hiệu của hiện tượng mất nghén

  • Các dấu hiệu nghén như buồn nôn, nôn, mệt mỏi, các dấu hiệu khác như buồn ngủ, mất ngủ, thay đổi thói quen ăn uống... Đây là những triệu chứng thường thấy ở những phụ nữ thời gian đầu mang thai.Khi những triệu chứng trên đang nhiều bỗng nhiên giảm đi đột ngột hoặc hết hẳn trong một thời gian rất ngắn.
  • Buồn nôn và nôn có thể mất đi sau nửa ngày, thói quen sinh hoạt trở lại như trước đây, ăn uống có thể thấy tốt hơn nhiều, ngủ tốt hơn, giảm các dấu hiệu khó chịu nên cơ thể nhanh chóng được phục hồi. Ngoài ra có thể kèm theo dấu hiệu ra chút máu sẫm màu (thai lưu) hoặc máu đỏ tươi kèm đau tức bụng dưới hay đau bụng từng cơn (sẩy thai hay thai lưu sắp sẩy).
  • Hiện tượng mất nghén đột ngột thường khiến thai phụ cảm thấy dễ chịu và nghĩ đã hết thời gian nghén nên các thai phụ thường chủ quan không đi kiểm tra thai. Bà bầu cần làm những xét nghiệm gì khi mang thai.

Cách xử trí

Khi có dấu hiệu nghén giảm hay ngừng đột ngột, thai phụ cần được đi khám để xác định nguyên nhân mất nghén và xử lý kịp thời, tránh những biến chứng ảnh hưởng cho sức khỏe của thai phụ.
Ngay từ khi có dấu hiệu mang thai, thai phụ cần thăm khám và theo dõi thai đầy đủ theo hẹn của bác sĩ chuyên khoa. Khi các dấu hiệu nghén tự dưng mất đi đột ngột, các mẹ cần đi khám ngay càng sớm càng tốt để phát hiện điều trị kịp thời tránh những biến chứng không tốt ảnh hưởng cho sức khỏe thai phụ cũng như sức khỏe sinh sản sau này.
Đọc thêm : xét nghiệm chọc ối bao nhiêu tiền

Chủ Nhật, 12 tháng 4, 2020

Bộ y tế hướng dẫn xử trí Covid 19 ở phụ nữ mang thai thế nào ?

Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, Bộ Y tế đã ban hành hướng dẫn dự phòng và xử trí Covid-19 về phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh. Cùng nipt gentis tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây.

Bộ y tế hướng dẫn xử trí Covid 19 ở phụ nữ mang thai thế nào ?

Hiện nay, dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp. Trên thế giới đã ghi nhận một số phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh nhiễm căn bệnh này.
Sức khỏe & Đời sống đưa tin, trước bối cảnh này, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn đã ký Quyết định số 1271/QĐ-BYT về việc ban hành Hướng dẫn tạm thời Dự phòng và xử trí bệnh Covid-19 ở phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh.
Theo đó, nội dung hướng dẫn như sau:

Dự phòng và kiểm soát lây nhiễm Covid-19

  • Để dự phòng và kiểm soát lây nhiễm COVID-19, Bộ Y tế hướng dẫn cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có cung cấp dịch vụ sản khoa và chăm sóc trẻ sơ sinh chuẩn bị nhân lực, cơ sở hạ tầng, phương tiện, trang thiết bị, vật tư y tế để thực hiện nguyên tắc phòng ngừa và các biện pháp kiểm soát lây truyền trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định hiện hành của Bộ Y tế.
  • Đảm bảo đủ các phương tiện phục vụ phòng ngừa, đặc biệt trang phục phòng hộ cá nhân, dung dịch vệ sinh tay và khẩu trang y tế.
  • Cần phân luồng, tổ chức sàng lọc, phát hiện sớm và kiểm soát người bệnh nhiễm hoặc nghi nhiễm Covid-19 ngay tại nơi đón tiếp. Bố trí khu vực riêng để tiếp đón, sàng lọc và phân luồng các phụ nữ mang thai đến khám. Khi có dấu hiệu nghi ngờ chuyển vào khu khám cách ly.
  • Thực hiện khám thai thường quy, những trường hợp nghi nhiễm Covid-19, phối hợp với các cơ sở y tế dự phòng để lấy mẫu xét nghiệm, chẩn đoán. Bố trí phòng sinh riêng cho phụ nữ mang thai nghi nhiễm và nhiễm.  Xét nghiệm máu khi mang thai ở đâu ?
Các cơ sở y tế thực hiện ngay "Điều tra, giám sát, báo cáo ca bệnh" theo Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị viêm đường hô hấp cấp tính do SARS-CoV-2 mới theo Quyết định số 322/QĐ-BYT ngày 06/02/2020 của Bộ Y tế.
Cơ sở khám chữa bệnh cần bố trí nhân lực để chăm sóc riêng người nhiễm hoặc nghi nhiễm Covid-19. Trong quá trình chăm sóc người nhiễm hoặc nghi nhiễm Covid-19, các nhân viên y tế này không tham gia chăm sóc những người bệnh khác.
Với phụ nữ mang thai, bà mẹ sau sinh đến khám (người bệnh): Hướng dẫn người bệnh và người nhà đến khám đeo khẩu trang, tới khu vực cách ly. Giữ khoảng cách tối thiểu là 2m giữa các người bệnh.
Hướng dẫn người bệnh che mũi miệng khi ho, hắt hơi và rửa tay ngay sau khi tiếp xúc dịch hô hấp.
Hạn chế người bệnh di chuyển trong cơ sở y tế. Người nhà đi kèm với người nhiễm hoặc nghi nhiễm Covid-19 cần phải được xem như là có phơi nhiễm với Covid-19 và cũng phải được tầm soát cho đến hết thời gian theo dõi theo quy điṇ h để giúp chẩn đoán sớm và phòng ngừa Covid-19.
Với nhân viên y tế: Tuân thủ thực hành phòng ngừa chuẩn và phòng ngừa dựa theo đường lây truyền, áp dụng các biện pháp dự phòng giọt bắn, dự phòng tiếp xúc, dự phòng lây truyền qua đường không khí theo quy định hiện hành của Bộ Y tế.

Xử trí với trường hợp phụ nữ mang thai nhiễm hoặc nghi nhiễm Covid-19

Việc tiến hành chẩn đoán phát hiện sớm người nhiễm hoặc nghi nhiễm Covid-19 thực hiện theo Quyết định số 322/QĐ-BYT ngày 06/02/2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị viêm đường hô hấp cấp tính do SARS-CoV-2 và các hướng dẫn liên quan của Bộ Y tế.
Bộ Y tế hướng dẫn, nguyên tắc xử trí cần ưu tiên các điều trị nội khoa trước. Phân loại thể lâm sàng và điều trị theo Quyết định số 322/QĐ-BYT ngày 06/02/2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị viêm đường hô hấp cấp tính do chủng vi rút Corona mới.
Hạn chế các can thiệp sản khoa trong thời gian nghi nhiễm/nhiễm Covid-19, trừ khi có chỉ định cần can thiệp cấp cứu (rau tiền đạo/cài răng lược có chảy máu nhiều, rau bong non, thai suy,...) hoặc bán cấp (vỡ ối, chuyển dạ...). Cân nhắc lợi ích giữa mẹ và thai nhi...
Tổ chức các cơ sở y tế đáp ứng nhu cầu chăm sóc phụ nữ mang thai, bà mẹ và trẻ sơ sinh trong bối cảnh dịch Covid-19.
Bộ Y tế hướng dẫn, các khu cách ly tập trung cần liên hệ cơ sở sản khoa tuyến tỉnh để được hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật khi có phụ nữ mang thai.
Các bệnh viện chỉ đạo tuyến sản, nhi: Các bệnh viện được Bộ Y tế phân công chỉ đạo tuyến lĩnh vực sản khoa và nhi khoa chuẩn bị cơ sở vật chất (chuẩn bị phòng cách ly áp lực âm trong điều kiện cho phép), trang thiết bị (đặc biệt là trang thiết bị bảo hộ cho nhân viên y tế) nhân lực sẵn sàng tiếp nhận, xử trí các trường hợp phụ nữ mang thai, bà mẹ và trẻ sơ sinh nghi nhiễm hoặc nhiễm Covid-19; đồng thời chuẩn bị sẵn sàng nhân lực, trang thiết bị hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật cho tuyến dưới trong các trường hợp cần thiết.
Các bệnh viện phụ sản, nhi, sản - nhi, bệnh viện đa khoa tỉnh (đối với các tỉnh chưa có bệnh viện chuyên khoa sản, nhi): Cần chuẩn bị đủ cơ sở vật chất (chuẩn bị phòng cách ly áp lực âm trong điều kiện cho phép), trang thiết bị, nhân lực sẵn sàng tiếp nhận, xử trí các trường hợp phụ nữ mang thai, bà mẹ và trẻ sơ sinh nghi ngờ hoặc đã xác định nhiễm Covid-19.
Mẹ bầu tham khảo thêm : Các xét nghiệm cần làm khi mang thai .

Thứ Bảy, 11 tháng 4, 2020

Tìm hiểu sự hình thành của tinh hoàn trong thai kỳ

Tinh hoàn theo giải phẫu là nằm ở hai bên bìu dái phía dưới dương vật nhưng nó lại được coi là cơ quan sinh dục bên trong của nam giới. Hai cơ quan sinh dục này cũng được hình thành từ rất sớm và chỉ được phân biệt trên hình thể khi thai nhi được khoảng 13 – 14 tuần tuổi. Bài viết này hãy cùng nipt gentis tìm hiểu kỹ hơn nhé !!!

Tìm hiểu sự hình thành của tinh hoàn trong thai kỳ

Sự hình thành tinh hoàn

  • Sự phát triển ban đầu của cá cơ quan sinh sản giống nhau đối với cả hai giới nam và nữ cho tới tuần thứ 6 hoặc tuần thứ 7 (vào thời gian mang thai 3 tháng đầu ). Quanh khoảng thời gian này, tuyến sinh dục nam phát triển những bó mô xơ hình nan hoa, chúng phân chia mô biệt hóa thành những thừng trung bì.
  • Những thừng trung bì này ôm lấy các tế bào mầm, lan vào phần tủy và nối với nhau hình thành các tiểu quản lưới. Các tiểu quản lưới tiếp xúc với các tiểu quản trung thận và như vậy nối với ống trung thận (ống Wolff), ống này sau trở thành ống sinh dục chính của nam giới.
  • Trong khi đó thì một ống bàng trung thận (ống Muller) hình thành giống như ở nữ giới, song về sau ống này thoái hóa đi và không đóng vai trò chức năng nào ở người đàn ông. Thể trung thận cũng thoái hóa đi. Ống trung thận trở thành ống sinh dục chính hay còn gọi là ống dẫn tinh, đổ vào xoang niệu-sinh dục.
  • Phần trung tâm của ống trung thận được kéo dài ra rất nhiều và cuộn lại để trở thành mào tinh hoàn.Ở đầu ngoại biên gần chỗ nối của nó với xoang niệu-sinh dục thì ống giãn ra, tạo nên một bóng, từ đó túi tinh xuất hiện. Phần xa nhất của ống tạo nên ống phóng tinh.

Sự di chuyển xuống thấp của tinh hoàn

  • Đầu tận sau của tinh hoàn liên tiếp với một dải chạy vòng quanh thành bụng để tới vùng bẹn. Tại điểm này dải dính vào một khối trung mô; khối này sẽ trở thành ống bẹn và liên tiếp với phình sinh dục.
  • Cấu trúc này được tạo nên như vậy sẽ trở thành dây chằng treo tinh hoàn. Tuy thân dài ra song dây chằng treo tinh hoàn không dài theo; do đó tinh hoàn tụt xuống một cách tương đối và tới gần vùng bẹn. Vào tháng thứ sáu, một túi bịt của màng bọc buồng tạng (phúc mạc) được hình thành gọi là túi tinh mạc. Bộ phận này phát triển vào trong dây chằng treo giúp cho việc hình thành ống bẹn, giãn dài xuống dưới, kéo căng phình sinh dục để tạo nên bìu dái.
  • Tinh hoàn đi theo đường này và đẩy túi tinh mạc đi trước nó. Túi tinh mạc cuối cùng trở thành màng tinh hoàn.
  • Tinh hoàn di chuyển về đúng vị trí vào thời gian khá muộn của thai kỳ là vào khoảng tuần thứ 28 – 30. Nếu quá trình di chuyển của tinh hoàn gặp trục trặc thì bé trai sinh ra sẽ chỉ thấy 1 hoặc không thấy tinh hoàn ở dưới bìu. Đây là một bất thường hay gặp về cơ quan sinh dục ở bé trai nhưng bất thường này dễ khắc phục và sau khi khắc phục được thì tinh hoàn vẫn có thể làm tốt chức năng của nó.
HI vọng những thông tin trên đã giúp các mẹ có thêm nhiều kiến thức thú vị về quá trình hình thành của tinh hoàn trong thai kỳ. Các mẹ có thể tham khảo thêm về hội chứng edwards là gì ? xem ngay tại đây !!

Thứ Năm, 9 tháng 4, 2020

Tìm hiểu về nhiễm kí sinh trùng Toxoplasmosis lúc mang thai

Toxoplasmosis là một loại ký sinh trùng đơn bào có thể gây ra triệu chứng giống cúm. Sinh vật gây bệnh toxoplasmosis - Toxoplasma gondii - là một trong những ký sinh trùng phổ biến nhất trên thế giới. Toxoplasmosis có thể lây nhiễm sang hầu hết động vật và chim, trong đó bao gồm cả con người. Bài viết này hãy cùng nipt gentis tìm hiểu kĩ hơn về loại ký sinh trùng này !!

Tìm hiểu về nhiễm kí sinh trùng Toxoplasmosis lúc mang thai

Toxoplasmosis là gì

Toxoplasmosis là một loại ký sinh trùng đơn bào có thể gây ra triệu chứng giống cúm. Sinh vật gây bệnh toxoplasmosis - Toxoplasma gondii - là một trong những ký sinh trùng phổ biến nhất trên thế giới. Toxoplasmosis có thể lây nhiễm sang hầu hết động vật và chim, trong đó bao gồm cả con người. Nhưng vì nó sinh sản chỉ có ở mèo, mèo hoang dã và động vật trong nước là chủ cuối cùng của ký sinh trùng nên có nhiều người hiểu lầm rằng đây chỉ là vi khuẩn của loài mèo.

Đường lây bệnh của Toxoplasmosis

Mặc dù không thể nhiễm toxoplasmosis từ một đứa trẻ bị nhiễm bệnh hoặc người lớn, có thể bị nhiễm nếu tiếp xúc với:
  • Phân mèo có chứa các ký sinh trùng. Vô tình có thể ăn các loại ký sinh trùng nếu chạm vào miệng sau khi làm vườn, làm sạch một hộp rác hoặc bất cứ điều gì chạm vào tiếp xúc với phân mèo bị nhiễm bệnh.
  • Những người ăn thịt sống có nhiều khả năng nhiễm T. gondii. Ăn thực phẩm bị ô nhiễm hoặc nước.
  • Thịt lợn cũng có khả năng bị nhiễm T. gondii. Các sản phẩm sữa chưa được tiệt trùng, đôi khi cũng có thể có Toxoplasmosis.
  • Nhiễm từ dao, thớt hay các vật dụng khác. Đồ dùng nhà bếp tiếp xúc với thịt sống có thể nhiễm ký sinh trùng, trừ khi các dụng cụ được rửa kỹ trong nhiều nước xà phòng nóng.
  • Bị ô nhiễm trái cây và rau chưa rửa. Bề mặt của trái cây và rau quả có thể chứa các dấu vết của ký sinh trùng. Để an toàn, triệt để rửa tất cả các sản xuất, đặc biệt là ăn thô.
  • Cấy ghép nội tạng bị nhiễm bệnh hoặc truyền máu. Trong trường hợp hiếm hoi, toxoplasmosis có thể lây truyền thông qua cấy ghép nội tạng hoặc truyền máu.  Xét nghiệm máu có thể biết được những bệnh gì ?

Biểu hiện và ảnh hưởng của Toxoplasmosis

Các biểu hiện có thể gặp khi nhiễm trùng toxoplasmosis sau:

- Đau nhức cơ thể.
- Sưng hạch bạch huyết.
- Nhức đầu.
- Sốt.
- Mệt mỏi.
- Thỉnh thoảng đau họng
Tuy nhiên hầu hết phụ nữ có thai bị nhiễm toxoplasmosis không có dấu hiệu hoặc triệu chứng của bệnh, nhưng có khoảng 30 phần trăm có khả năng truyền bệnh cho em bé (bẩm sinh toxoplasmosis), ngay cả khi không có các dấu hiệu và triệu chứng.
Các rủi ro và mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng của bé thường phụ thuộc vào thai phụ bị nhiễm toxoplasmosis ở giai đoạn nào. Hậu quả của việc nhiễm trùng này nếu nặng có thể dẫn đến thai chết lưu hoặc sẩy thai, hoặc nếu phát triển tiếp thai có thể bị ảnh hưởng đến thần kinh gây ra tình trạng động kinh, gan và lá lách to, vàng da và lòng trắng của mắt, nhiễm trùng nặng sau sinh.
Nhiều trẻ sơ sinh bị nhiễm bệnh không phát triển các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh cho đến khi ở lứa tuổi thiếu niên hoặc sau đó. Những dấu hiệu và triệu chứng bao gồm: Nghe kém, chậm phát triển tâm thần, mắt bị nhiễm trùng nghiêm trọng có thể dẫn đến mù lòa. 

Điều trị nhiễm trùng Toxoplasmosis

Hầu hết những người khỏe mạnh khi nhiễm toxoplasmosis không cần điều trị. Nhưng nếu đang khỏe mạnh và có dấu hiệu và triệu chứng của bệnh toxoplasmosis cấp tính, bác sĩ có thể kê toa các loại thuốc điều trị nhiễm trùng như kháng sinh, và thuốc tăng cường cho hệ miễn dịch
Điều trị phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh Nếu đang mang thai và hiện đang bị nhiễm toxoplasmosis nhưng em bé chưa bị ảnh hưởng, có thể được cho spiramycin kháng sinh. Sử dụng các thuốc này có thể làm giảm khả năng em bé sẽ bị nhiễm bệnh, mà không đặt ra nguy cơ khác đối với hoặc con.
Để biết được thai nhi có bị ảnh hưởng hay không có thể tiến hành các xét nghiệm sau:
  • Chọc ối: Có thể thực hiện sau 15 tuần của thai kỳ, sau đó có thể xét nghiệm nước ối để biết thai có bị nhiễm toxoplasmosis. Xét nghiệm đôi khi có thể gây sảy thai, nên cần được cân nhắc kỹ.
  • Siêu âm: Siêu âm không thể chẩn đoán toxoplasmosis,tuy nhiên nó có thể phát hiện bất thường về mặt cấu trúc hình thể thai nhi. Nhưng bởi vì hầu hết trẻ sơ sinh không có dấu hiệu của bệnh toxoplasmosis khi sinh, siêu âm không loại trừ khả năng nhiễm trùng. Vì lý do đó, trẻ sơ sinh sẽ cần kiểm tra kỹ lưỡng sau khi sinh và ra máu xét nghiệm, theo dõi trong năm đầu tiên của cuộc sống.

Phòng chống

- Mang bao tay khi vườn, xử lý đất.
- Rửa hoặc vỏ tất cả các loại trái cây và rau, không ăn thịt sống hoặc nấu chưa chín.
- Không uống sữa chưa được tiệt trùng.
- Đeo găng tay khi dọn phân mèo, cần rửa tay bằng xà phòng thật kỹ trước khi tiến hành chuẩn bị đồ ăn và ăn uống.
Đối với những người yêu mèo khi mang thai không nhất thiết phải vứt bỏ con vật yêu quý của mình, chỉ cần chú ý phòng tránh cho chính chú mèo của gia đình luôn luôn khỏe mạnh và sạch sẽ, vệ sinh tay sạch sẽ trước khi ăn. Nếu có điều kiện, có thể thường xuyên đưa mèo đi khám bác sỹ thú y để đảm bảo mèo không bị các bệnh nhiễm trùng như toxoplasmosis.

Kết luận

Mặc dù Toxoplasmosis không gây nguy hiểm hay ảnh hưởng to lớn đến sức khỏe của con người, tuy nhiên đối với phụ nữ mang thai thì nó cũng có thể gây ra một số tác hại nguy hiểm. Để phòng tránh điều này cần thực hiện ăn chín uống sôi, đảm bảo vệ sinh trong sinh hoạt hàng ngày,nhất là khi tiếp xúc với phân mèo và các loại đất, rửa tay sạch sẽ trước khi ăn cũng như chế biến đồ ăn. Mẹ bầu có thể tham khảo thêm các xét nghiệm sàng lọc trước sinh cần thiết.