Chủ Nhật, 30 tháng 5, 2021

Bầu bị trĩ có nên ăn rau muống không ?

 Rau muống có mặt trong các món ngon của nhiều gia đình như salad, nấu lẩu, canh chua, xào… và cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng cho người dùng. Tuy nhiên, bà bầu bệnh trĩ có nên ăn rau muống không, liệu ăn rau muống có nguy hiểm cho sức khỏe không cùng sàng lọc trước sinh gentis tìm hiểu ngay nhé ?

Bà bầu bị trĩ có nên ăn rau muống không ?

Đông y khẳng định rau muống có tính hơi lạnh, hơi có vị cay, đắng nhẹ. Rau muống chứa nhiều hoạt chất kháng khuẩn, tiêu viêm tốt.

Với những đặc tính này thì bà bầu bệnh trĩ có nên ăn rau muống không? Câu trả lời cho bạn là có. Nhờ hoạt tính tiêu viêm, rau muống hỗ trợ nhiều trong việc điều trị mụn nhọt, đặc biệt là giảm cảm giác đau nhức, sưng tấy mà bệnh trĩ gây ra. Hơn thế nữa, cộng thêm những ưu điểm sau, rau muống có thể giúp bà bầu đẩy lùi bệnh trĩ hiệu quả.

Thành phần dinh dưỡng của rau muống

Rau muống có chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe của phụ nữ khi mang thai. Cụ thể, tác dụng của rau muống được kể đến gồm:

  • Nhiều chất xơ: giúp nhuận tràng, rất tốt cho đường tiêu hóa, nhờ vậy hạn chế được chứng táo bón thai kỳ. Táo bón thai kỳ là nguyên nhân chính khiến mẹ bầu mắc bệnh trĩ ngày càng nặng hơn. Vì vậy, bà bầu ăn rau muống là cách bổ sung chất xơ rất hiệu quả đấy.
  • Dồi dào chất sắt. Đây là khoáng chất rất cần thiết để cơ thể hình thành huyết sắc tố, sản sinh tế bào máu đỏ. Vì vậy, việc ăn nhiều rau muống có thể giúp mẹ bầu giảm tình trạng thiếu máu và càng hữu ích đối với những mẹ bầu bị bệnh trĩ gặp tình trạng thường xuyên bị chảy máu tươi từng giọt trong quá trình đại tiện.
  • Nhiều chất oxy hóa: giúp bài tiết độc tố, phòng chống các chất có hại cho gan, ngăn ngừa ung thư ruột, da và ung thư vú.
  • Nhóm vitamin C, A, threonin, protein, canxi, valin, leucin… giúp giải nhiệt, hạ sốt và rất tốt cho mẹ bầu có sức đề kháng kém, mỏi mệt.

Rau muống chữa bệnh trĩ, bà bầu nên dùng ra sao?

1. Bà bầu có thể dùng rau muống thường xuyên, xen kẽ với các loại rau, củ, quả khác trong bữa ăn hàng ngày để phòng ngừa, hỗ trợ điều trị bệnh trĩ.

2. Dùng dưới dạng bài thuốc

  • Bài thuốc ăn rau muống kết hợp lòng lợn: 40g rau muống hầm cùng 450g lòng lợn để ăn 2 lần/ngày. Dùng liên tục trong 10 ngày sẽ thấy hiệu quả.
  • Bài thuốc uống nước rau muống: 150g rau muống nấu với 1,5 lít nước để uống dần trong ngày.

Ngoài cách ăn rau muống, bà bầu chữa bệnh trĩ bằng rau muống có thể tham khảo thêm các cách sau đây:

  • Đắp rau muống: Đem giã nhuyễn một nắm nhỏ rau muống rồi đắp các búi trĩ ở hậu môn. Cách này có thể giúp hạn chế tình trạng búi trĩ sa giãn. Ở trường hợp bị bệnh trĩ nặng hơn, bà bầu không nên áp dụng phương pháp này.

Bà bầu ăn rau muống chữa bệnh trĩ cần lưu ý gì?

Không phải bà bầu nào cũng có thể ăn rau muống để chữa bệnh trĩ. Để điều trị bệnh an toàn, hiệu quả, bà bầu bị bệnh trĩ cần lưu ý như sau:

1. Bà bầu bị tiêu chảy: Rau muống có tính hàn nên bà bầu bị tiêu chảy không nên dùng vì có thể khiến tình trạng thêm trầm trọng.

2. Mẹ bầu đau nhức xương khớp: Rau muống có tính phong, không tốt cho mẹ bầu đang gặp chứng đau nhức, mỏi xương khớp.

3. Không nên ăn rau muống sống: Cũng như các loại rau, củ, khác, bà bầu nên ăn rau muống xào, luộc, hấp và không nên ăn rau muống sống vì có thể bị nhiều loại ký sinh trùng bám vào. Nếu không được rửa kỹ, nấu chín, chúng có thể gây hại cho mẹ bầu và quá trình phát triển của thai nhi.

Chú ý: Đặc biệt, khi dùng rau muống chữa trĩ cho mẹ bầu, bạn nên rửa rau sạch, ngâm với nước muối để hạn chế vi sinh vật gây hại cho sức khỏe.

Tới đây, hẳn bạn đã có câu trả lời cho thắc mắc bà bầu bệnh trĩ có nên ăn rau muống rồi phải không nào! Bên cạnh dùng rau muống chữa bệnh trĩ, bà bầu cũng nên có chế độ ăn uống khoa học, nghỉ ngơi và tập luyện hợp lý, uống 2-3 lít nước/ngày để giữ gìn sức khỏe cho mẹ và sự phát triển của thai nhi nhé!

Tham khảo thêm : Đo độ mờ da gáy và xét nghiệm triple test ở tuần bao nhiêu ?

Thứ Bảy, 29 tháng 5, 2021

Năm công dụng của quả dâu tằm đối với bầu

 Quả dâu tằm có nhiều giá trị dinh dưỡng nên thường được khuyến khích đưa vào chế độ ăn uống thường ngày. Đặc biệt nếu người dùng biết sử dụng hợp lý, tác dụng của quả dâu tằm với mẹ bầu và trẻ nhỏ là vô cùng quý giá. cùng sàng lọc nipt gentis tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây nhé !

5 Tác dụng của quả dâu tằm với mẹ bầu

Trước khi bàn về tác dụng của quả dâu tằm, bạn nên hiểu rõ hơn về giá trị dinh dưỡng phong phú của loại quả quen thuộc này. Quả dâu tằm có chứa nhiều protein hoạt tính, đồng thời còn có vitamin C, axit amin, khoáng chất và anthocyanidin…
Bà bầu nên ăn quả dâu tằm vì quả này có thể thúc đẩy sự sinh trưởng của tế bào hồng cầu, ngăn ngừa hiện tượng giảm bạch cầu. Ngoài ra, loại quả này còn có công dụng làm giảm mệt mỏi cho đôi mắt, trị chứng khô mắt và cải thiện tuần hoàn máu cho da. Quả dâu tằm khi chín sẽ chuyển màu đen, dùng tươi là lý tưởng nhất đối với mẹ bầu.

1. Bổ sung dinh dưỡng trong thai kỳ

Với hàm lượng dinh dưỡng dồi dào, thậm chí còn cao gấp 5 lần so với dinh dưỡng trong táo nên quả dâu tằm được xếp vào loại trái cây mà bà bầu nên ăn. Khi bạn ăn uống đúng cách với sự đa dạng nguyên liệu và kiểm soát tốt liều lượng thì quả dâu tằm sẽ đem lại nhiều lợi ích cho thai nhi lẫn mẹ bầu.

2. Công dụng của quả dâu tằm giúp kiện tỳ, thúc đẩy tiêu hóa

Trong quả dâu tằm còn chứa thành phần axit béo và axit malic, có tác dụng thúc đẩy quá trình tiêu hóa protein, tinh bột. Đối với những thai phụ mắc chứng giảm khẩu vị khi bầu bí thì ăn dâu tằm sẽ kích thích vị giác, cải thiện chứng biếng ăn, giảm khó chịu của cơn nghén, đồng thời còn hỗ trợ tiêu hóa và hấp thu cho cơ thể.

3. Tác dụng của quả dâu tằm giúp dưỡng nhan

Dâu tằm chứa nhiều vitamin C, axit alpha hydroxy và chất làm đen tóc. Vì vậy, tác dụng của quả dâu tằm còn phải kể đến hiệu quả cải thiện tuần hoàn máu, duy trì trạng thái khỏe mạnh của làn da. Đặc biệt với một số bà bầu lớn tuổi, quả dâu tằm còn có công dụng dưỡng nhan, kháng lão hóa một cách tự nhiên, không lo tác dụng phụ.

4. Nâng cao hệ miễn dịch và sức đề kháng

Trong thời gian mang thai, hệ miễn dịch và sức đề kháng của bạn đều suy yếu hơn bình thường. Với hàm lượng dinh dưỡng phong phú, quả dâu tằm còn có thể giúp tăng cường hai yếu tố này: giúp bà bầu phòng ngừa bệnh tật tốt hơn và đảm bảo sự khỏe mạnh cho bản thân lẫn thai nhi.

5. Công dụng của quả dâu tằm giúp phòng ngừa ung thư

Theo nhiều nghiên cứu khoa học, quả dâu tằm còn có công hiệu ngăn ngừa sự lan rộng của các tế bào khối u, thật sự là loại thực phẩm thiên nhiên hỗ trợ phòng ngừa và kháng ung thư. Mặc dù vậy, đây là loại quả có tính hàn, thành phần đường cũng cao nên mẹ bầu cần sử dụng có liều lượng.

Mẹ bầu ăn dâu tằm cần chú ý gì?

Mặc dù quả dâu tằm có giá trị dinh dưỡng phong phú nhưng cũng không thể ăn nhiều. Một số thành phần đặc thù trong dâu tằm có thể gây tác dụng kích thích đối với đường tiêu hóa, sẽ làm ức chế nhiều loại men tiêu hóa bên trong đường ruột, hậu quả là có thể dẫn đến chảy máu mũi hoặc viêm ruột. Dâu tằm chưa chín hoàn toàn thì mẹ bầu cũng không nên ăn vì hàm lượng axit tannic trong đó có thể ảnh hưởng đến hiệu quả hấp thu canxi, sắt, kẽm của cơ thể.

Khi chọn mua, bạn nên chú ý lựa những quả có các hạt li ti bên ngoài căng đầy nhưng không rỉ nước, hình dáng quả ngay thẳng là tốt nhất. Dâu tằm khi còn xanh hoặc mới chuyển màu đỏ vẫn còn khá chua, chỉ những quả chuyển hẳn sang màu đen mới ngọt. Bạn nên mua ở những địa điểm uy tín để tránh tình trạng nhuộm màu cho quả.

Bề mặt quả dâu tằm bởi vì có nhiều hạt nhỏ nên không bằng phẳng, dễ bám đất cát, chất bẩn nên cần rửa kỹ khi ăn sống. Đầu tiên bạn mở vòi nước trực tiếp rửa qua một lượt, sau đó ngâm trong nước thêm vài phút, có thể cho một ít muối ăn nhưng nhớ chỉ ngâm tối đa 15 phút là có thể vớt ra để ráo. sàng lọc trước sinh khi nào tốt nhất ?

Một số cách chế biến dâu tằm thích hợp với mẹ bầu

1. Nước ép hoặc sinh tố dâu tằm

Nguyên liệu: Dâu tằm, sữa bò

Cách làm: Nếu mẹ bầu thích uống nước ép thì chỉ cần rửa sạch dâu tằm chín và ép lấy nước cốt để uống, chú ý mỗi ngày chỉ nên uống 1 ly nhỏ. Nếu thích hương vị sinh tố thì có thể xay dâu tằm cùng với sữa bò để giảm bớt vị chua.

2. Trà chanh dâu tằm

Nguyên liệu: Nước đun sôi để nguội 1 ly, chanh tươi 1 miếng, dâu tằm chín vừa đủ

Cách làm: Cho dâu tằm vào ly, dầm nhuyễn cho ra nước cốt, sau đó cho nước vào vừa đủ uống rồi đặt cả miếng chanh vào ly (không cần vắt nước chanh). Nếu vị quá chua thì có thể thêm một ít mật ong vào cho dễ uống.

3. Canh xương bò hầm dâu tằm

Nguyên liệu: Dâu tằm vừa đủ, xương bò 300g

Cách làm: Dâu tằm rửa sạch, thêm ít rượu trắng và đường rồi chưng cách thủy. Xương bò rửa sạch, cho vào nồi nấu sôi, vớt bọt và cho thêm gừng, hành. Khi thấy xương bò chuyển màu trắng nghĩa là các thành phần dinh dưỡng đã dung giải vào nồi canh thì vớt xương ra, cho phần dâu tằm đã hấp chín vào, nấu tiếp cho sôi trở lại rồi nêm gia vị là dùng được.

Tác dụng của quả dâu tằm đối với trẻ nhỏ

Bà bầu có thể ăn dâu tằm, vậy trẻ nhỏ có thể dùng hay không? Thực tế, trẻ cũng có thể sử dụng dâu tằm nhưng cần chú ý liều lượng. Tốt nhất là đợi trẻ bắt đầu ăn dặm và thích ứng với các loại nước ép trái cây thông thường khác rồi mới đưa dâu tằm vào khẩu phần.

Dâu tằm có hàm lượng dinh dưỡng phong phú, gồm nhiều vitamin, khoáng chất như fructose và đặc biệt là anthocyanidin và carotene. Hai chất này giống như một chất kháng oxy hóa mạnh mẽ, có khả năng thúc đẩy sự tái sinh rhodopsin ở giác mạc, cải thiện mức độ nhạy cảm thị giác của trẻ, giúp sáng mắt và giảm các vấn đề về thị lực.

Tác dụng của quả dâu tằm còn thể hiện ở ưu điểm hỗ trợ tiêu hóa cho trẻ. Một số thành phần có tính axit như axit tannic, axit béo, axit malic trong dâu tằm có thể kích thích ruột tiết ra dịch vị, nâng cao khả năng tiêu hóa chất béo, protein và tinh bột. Tuy nhiên, mẹ cần chia nhỏ lượng dâu tằm ra nhiều ngày mới cho trẻ ăn, mỗi ngày chỉ cần 2-3 quả là đủ vì ăn nhiều sẽ ảnh hưởng xấu đến tỳ vị của trẻ. Tham khảo thêm: hội chứng down và những điều mẹ bầu cần biết !

Thứ Sáu, 28 tháng 5, 2021

Chia sẻ bà bầu cách uống bột nghệ với sữa ngon bổ

 Uống tinh bột nghệ với sữa rất tốt cho bà bầu. Lý do là vì từ lâu đời, củ nghệ đã được cả Đông y và Tây y coi là một loại thảo dược quý, có nhiều tác dụng trong việc bồi bổ, chữa bệnh và làm đẹp cho phụ nữ. Tinh bột nghệ là chế phẩm từ củ nghệ cũng có những tác dụng như vậy.

Có rất nhiều cách để làm đẹp và bồi bổ với tinh bột nghệ, chẳng hạn như uống tinh bột nghệ với mật ong, dùng tinh bột nghệ trong các món ăn thường ngày. Song uống tinh bột nghệ với sữa thì đã bao giờ mẹ bầu nghe đến chưa? Đây thật sự là một loại đồ uống bổ dưỡng, tốt cho thai kỳ mà bà bầu nào cũng nên thử. Uống tinh bột nghệ với sữa tốt như thế nào và cách uống ra sao? Mẹ bầu hãy cùng dịch vụ sàng lọc trước sinh gentis khám phá trong bài viết này nhé.

Mách mẹ bâu cách uống bột nghệ với sữa


Tinh bột nghệ là gì?

Tinh bột nghệ là phần cốt yếu của củ nghệ tươi, sau khi loại bỏ hết chất xơ, dầu, nhựa nghệ, tạp chất thì còn lại phần tinh bột.

1. Giá trị dinh dưỡng của tinh bột nghệ

Tinh bột nghệ chứa nhiều chất dinh dưỡng như protein, chất xơ, niacin, vitamin C, E, K, khoáng chất kali, canxi, đồng, sắt, magiê, kẽm và các chất oxy hóa. Đặc biệt, tinh bột nghệ rất giàu curcumin, một chất chống oxy hóa cao đã được chứng minh là có tác dụng chống lại các tế bào ung thư.

Ngoài ra, tinh bột nghệ còn có tác dụng tốt trong việc điều trị bệnh đau dạ dày, giảm cân, làm vết thương mau lành, nhanh mờ sẹo thâm, hỗ trợ điều trị viêm khớp, tiểu đường, giảm cholesterol, ngăn ngừa bệnh gan, bổ máu, trị mụn, đẹp da. 

2. Những cách dùng tinh bột nghệ phổ biến trong đời sống

♦ Trong ẩm thực: Tinh bột nghệ là nguyên liệu tạo hương vị và màu vàng đặc trưng cho các món ăn.

♦ Trong làm đẹp: Tinh bột nghệ làm mặt nạ đắp mặt có tác dụng làm sáng da, trị mụn, mờ thâm, nám, ngăn ngừa nếp nhăn và cải thiện sắc tố da.

♦ Trong công nghiệp: Tinh bột nghệ được dùng làm nguyên liệu sản xuất bánh, kẹo, thực phẩm khô, gia vị nhà bếp.

♦ Trong y học: Tinh bột nghệ được chế biến thành thuốc dạng bột hoặc viên nang để điều trị bệnh.

♦ Trong pha chế: Tinh bột nghệ được dùng để làm sinh tố nghệ, làm trà nghệ, sữa nghệ tươi. xét nghiệm double test là gì ?

 Bà bầu có thể uống tinh bột nghệ với sữa tuyệt ngon theo cách sau đây để bồi bổ cho thai kỳ nhé.

Mách mẹ bầu uống tinh bột nghệ với sữa theo cách mới toanh

♦ Nguyên liệu

  • 2 cốc sữa nguyên chất, hoặc sữa dừa, hạnh nhân tùy chọn
  • 1/2 thìa cà phê tinh bột nghệ
  • 1/2 thìa cà phê quế
  • 1 lát gừng tươi
  • 1 thìa mật ong
  • 1 nhúm hạt tiêu đen

♦ Cách thực hiện

  • Cho các nguyên liệu vào nồi đun lửa nhỏ cho đến khi sữa ấm thì tắt bếp.
  • Bạn dùng thìa khuấy cho đều các nguyên liệu, sau đó cho sữa ra ly và thưởng thức.

Những lưu ý cho bà bầu uống tinh bột nghệ với sữa

Mặc dù sữa và tinh bột nghệ đều là các thực phẩm an toàn và bổ dưỡng. Song nếu bạn dùng không đúng cách, chúng sẽ gây hại cho sức khỏe thai kỳ. Vì vậy, bạn cần chú ý các điều dưới đây nhé.

  • Mỗi ngày, bà bầu chỉ nên dùng 1/2 thìa cà phê tinh bột nghệ.
  • Nếu uống sữa với tinh bột nghệ một lần không hết, bạn không nên giữ lại. Sữa đã mở hộp nếu để ở môi trường bên ngoài vài giờ sẽ dễ bị nhiễm khuẩn. Bà bầu uống sữa này sẽ dễ bị đi tiêu chảy.
  • Bà bầu có tiền sử dị ứng hạt thì không nên uống sữa hạnh nhân hoặc sữa từ các loại hạt pha với tinh bột nghệ.
  • Bà bầu nên uống sữa tinh bột nghệ khi đói, cách này sẽ rất tốt cho dạ dày.
  • Sữa tinh bột nghệ cũng có thể dùng cho mẹ sau sinh và trẻ em.
Nghệ cũng như tinh bột nghệ rất giàu dinh dưỡng. Ngoài việc bồi bổ cho cơ thể thì tinh bột nghệ còn giúp mẹ bầu ngăn ngừa ung thư, mụn trứng cá, chứng ợ nóng thai kỳ, ngăn ngừa rạn da, làm sáng da. Vì vậy, mẹ bầu có thể dùng tinh bột nghệ hàng ngày ngoài da hoặc thông qua ăn uống để làm đẹp và bồi bổ. Uống tinh bột nghệ với sữa là một thức uống ngon, lạ để mẹ bầu bồi bổ cho thai kỳ. Mẹ bầu  nên đo độ mờ da gáy ở tuần bao nhiêu của thai kì ?

Thứ Năm, 27 tháng 5, 2021

Bầu nên ăn gì để có trí nhớ tốt hơn

 Ăn gì để có trí nhớ tốt cho bà bầu? Đáp án câu hỏi này có thể giúp bạn đỡ căng thẳng vì triệu chứng hay quên, suy giảm trí nhớ, tình trạng não cá vàng trong thai kỳ đấy!

Não và hệ tiêu hóa tưởng chừng tách biệt nhưng thực tế lại có quan hệ với nhau! Hệ tiêu hóa không những đảm trách vai trò chuyển hóa dinh dưỡng trong thức ăn mà còn tạo nên các hormone quan trọng ảnh hưởng đến trí nhớ và nhận thức. Vì vậy, bệnh hay quên không từ một ai, có thể xảy ra ở người trẻ lẫn mẹ bầu. Mẹ bầu mắc chứng hay quên nên bổ sung các thực phẩm tốt cho não bộ ngay từ bây giờ! cùng xét nghiệm sàng lọc trước sinh gentis tìm hiểu ngay nhé !

Mẹ bầu nên ăn gì để có trí nhớ tốt

Khoan vội khám phá ăn gì để có trí nhớ tốt, mời bạn cùng gentis tìm hiểu nguyên do khiến mẹ hay quên ở giai đoạn bụng mang dạ chửa. Hay quên là bệnh gì ở mẹ bầu? Phần lớn các chuyên gia cho rằng điều này bắt nguồn từ sự thay đổi nội tiết tố thai kỳ. Cụ thể, từ tuần 12, lượng hormone progesterone gia tăng làm cho bà bầu rơi vào trạng thái mệt mỏi, mất ngủ thường xuyên. Điều này ảnh hưởng lớn đến khả năng tập trung của mẹ.

Bên cạnh đó, cơ thể thai phụ sản sinh kích thích tố giúp tử cung co lại và kích thích tiết sữa là oxytocin cũng tác động không nhỏ đến các mạch máu não, gây suy giảm trí nhớ. Thêm một yếu tố về tâm lý đó là hầu hết thời gian, bạn luôn nghĩ đến chuyện sinh nở hay chăm con nên chẳng còn tâm trí để ghi nhớ những việc xung quanh.

Bà bầu ăn gì để có trí nhớ tốt? Mách mẹ 8 thực phẩm không thể bỏ qua

Hay quên nên ăn gì? Nếu mẹ bầu đang trải qua cảm giác mệt mỏi, quên trước quên sau, mất tập trung, làm việc kém hiệu quả thì hãy ghi nhớ và bổ sung ngay những thực phẩm dưới đây:

1. Trứng

Mở đầu cho danh mục ăn gì để có trí nhớ tốt là một thực phẩm vô cùng quen thuộc, đấy là trứng.

Ngoài bổ sung protein cùng nhiều dưỡng chất thiết yếu cho thai kỳ, trứng mà đặc biệt là phần lòng đỏ, có chứa rất nhiều choline – đảm nhiệm vai trò tổng hợp nên các chất dẫn truyền thần kinh giúp tăng cường trí nhớ và cải thiện sự tỉnh táo cho mẹ bầu, người hay quên, giảm trí nhớ sau sinh. Khi ăn trứng, bạn không nên nấu lòng đỏ chín quá vì choline rất nhạy cảm với nhiệt độ cao.

2. Ăn gì để có trí nhớ tốt? Hãy dùng nước hầm xương mẹ nhé!

Từ ngàn xưa, ông bà ta đã xem nước hầm xương như loại “thuốc bổ” hỗ trợ điều trị nhiều vấn đề sức khỏe, trong đó có cả chứng mất tập trung, hay quên, đãng trí khi mang thai. Mẹ bầu dùng nước hầm xương sẽ được bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho não bộ, nhờ vậy mà khắc phục được vấn đề hay quên.

Bật mí thêm, việc ăn nước hầm xương thường xuyên còn giúp bạn ngon giấc hơn. Không chỉ là bệnh hay quên ở người trẻ tuổi, mẹ nào đang phải vật lộn với chứng mất ngủ, đãng trí thì hãy cân nhắc dùng loại thực phẩm này nhé!

3. Ngũ cốc nguyên hạt

Bà bầu ăn gì để có trí nhớ tốt? gentis xin trả lời đó là ngũ cốc nguyên hạt. Bởi lẽ, thành phần dinh dưỡng nổi bật của nhóm thực phẩm này chính là vitamin B, đặc biệt là folate (vitamin B9) có tác dụng cải thiện lưu lượng máu đến não, giúp não làm việc tốt.

Bên cạnh đó, thiamin (vitamin B1) trong ngũ cốc còn khắc phục những tổn thương thần kinh, ngăn sự phát triển của tình trạng sa sút trí tuệ. Để ngăn chứng “não cá vàng” xuất hiện trong thai kỳ, mẹ nên tìm đến các loại ngũ cốc tốt cho sức khỏe, chẳng hạn: gạo nâu, bột yến mạch, lúa mạch…xét nghiệm triple test ở tuần bao nhiêu ?

4. Ăn gì để để có trí nhớ tốt? Đừng bỏ qua các loại quả mọng

Các loại quả mọng như nho, việt quất, mâm xôi đều sở hữu hàm lượng cao chất chống oxy hóa, cụ thể là anthocyanin và pterostilbene. Cả 2 dưỡng chất này đều có khả năng chống lại ảnh hưởng của gốc tự do và tăng kết nối thần kinh thông qua việc cải thiện khả năng sử dụng glucose (đường) của não.

Ngoài lợi ích trên, quả mọng còn có nhiều chất xơ giúp mẹ ngăn ngừa táo bón khi mang thai rất tốt. Tuy nhiên, nếu bạn được chẩn đoán là mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng quả mọng.

5. Các loại rau xanh

Rau là thứ không thể thiếu trong mỗi bữa ăn hằng ngày. Việc ăn rau xanh sẽ cung cấp cho cơ thể nhiều vitamin nhóm B như B6, B12 và folate (vitamin B9). Các hợp chất này rất cần cho việc giảm nồng độ homocysteine – một tác nhân có thể dẫn đến đãng trí và tệ hơn là bệnh Alzheimer.

Mẹ nào băn khoăn không biết ăn gì để có trí nhớ tốt thì hãy bổ sung ngay các loại rau tốt cho trí nhớ như bông cải xanh, cải xoăn, rau chân vịt (rau bina) vào chế độ ăn của mình.

6. Cá béo

Nhiều người thường cho rằng chất béo là thứ gây hại cho sức khỏe. Tuy vậy, cơ thể người vẫn cần một lượng vừa đủ để dự trữ, tạo năng lượng và cấu thành nên tế bào thần kinh. Điển hình như axit béo omega – 3 rất cần cho việc duy trì chức năng não bộ.

Chất này có mặt trong các loại cá béo như cá hồi, cá thu, cá ngừ. Mẹ lưu ý chỉ nên ăn những cá này khoảng 2–3 lần/tuần để không bị nhiễm độc thủy ngân ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi.

7. Ăn gì để có trí nhớ tốt? Đấy chính là thực phẩm giàu kẽm

Nhiều bằng chứng cho thấy việc thiếu hụt kẽm trong chế độ ăn cũng dẫn đến suy giảm trí nhớ ở mẹ bầu và chứng hay quên ở người trẻ tuổi. Vậy nếu hỏi ăn gì tốt cho trí nhớ thì hãy dùng các loại thực phẩm giàu kẽm nhằm duy trì hoạt động của não bộ và cải thiện hiệu suất làm việc. Khoáng chất này được tìm thấy nhiều trong thịt, cá, hải sản, nhất là hàu.

8. Quả óc chó

Khép lại danh mục ăn gì để có trí nhớ tốt là quả óc chó. Đây vừa là thực phẩm ngon miệng, vừa khỏa lấp cơn thèm ăn vặt khi mang thai, lại bổ sung nhiều dưỡng chất tốt cho trí não, điển hình là protein, sắt, kẽm, axit béo omega–3. Ngoài ra, quả óc chó còn có thành phần là vitamin E giữ vai trò chống lại gốc tự do, cải thiện khả năng nhận thức. Mẹ có thể dùng quả óc chó trực tiếp hoặc ăn kèm với ngũ cốc, bột yến mạch cho bữa sáng.

Vừa rồi là những thực phẩm giúp mẹ khắc phục chứng “não cá vàng” khi mang thai. Hãy chia sẻ thêm với gentis nếu bạn có cách nào cải thiện chứng hay quên hiệu quả hơn nhé! mẹ bầu tham khảo thêm : bảng giá sàng lọc trước sinh nipt tại gentis !

Thứ Tư, 26 tháng 5, 2021

Lí do bào thai lại không có tim thai

 Nhịp đập tim thai thể hiện sự sống của thai nhi trong bụng mẹ. Tuy nhiên có nhiều trường hợp siêu âm lại không có tim thai và điều này khiến mẹ vô cùng lo lắng, bất an. Vậy nguyên nhân không có tim thai là gì? cùng sàng lọc trước sinh gentis tìm hiểu nhé !

Lý do bào thai không có tim thai


Thông thường tim thai xuất hiện vào tuần thứ 5-6 của thai kỳ tuy nhiên, vẫn có trường hợp trễ hơn đến tuần thứ 8 hoặc 10. Việc các bác sĩ không nghe được nhịp tim của thai nhi là một dấu hiệu đáng lo ngại. Theo đó, nguyên nhân không có tim thai có thể nằm trong những lý do sau:

1. Sảy thai (thai chết lưu)

Nguyên nhân không có tim thai hàng đầu chính là việc người mẹ đã bị sảy thai, thai chết lưu nhưng bản thân mẹ lại không biết điều này. Hầu hết, sảy thai xảy ra do những lý do:

  • Nhiễm sắc thể bất thường trong bào thai: Các bất thường về nhiễm sắc thể có thể xảy ra do trứng bị hỏng, chất lượng tinh trùng và trứng kém, bất thường khi phân chia tế bào.
  • Mẹ bị chứng rối loạn đông máu: Hiện tượng này sẽ tạo ra những cục huyết khối, máu đông phát triển trong các mạch máu nhỏ ở nhau thai hoặc dây rốn. Chúng có thể sẽ cản trở sự lưu thông máu từ mẹ đến thai nhi.
  • Dây rốn quấn cổ: Với những trường hợp nghiêm trọng dây rốn có thể sẽ quấn chặt phần cổ hoặc chân tay. Cắt đứt nguồn cung cấp máu và ôxy cho thai nhi dẫn đến tình trạng ngừng nhịp tim.
  • Thiếu hụt hoormone progesterone: Progesterone rất cần thiết cho quá trình mang thai tuy nhiên lượng progesterone ở mức thấp trong những tuần đầu của thai kỳ có thể ngăn chặn sự trưởng thành và phát triển của thai nhi.
  • Mẹ bị nhiễm trùng: Một số bệnh nhiễm trùng từ mẹ có thể ảnh hưởng xấu đến thai nhi như: Herpes, rubella…
  • Sử dụng chất kích thích: Người mẹ mang thai lạm dụng quá nhiều thuốc lá, uống rượu bia và những chất gây kích thích khác có thể khiến thai nhi gặp nguy hiểm.Đo độ mờ da gáy ở tuần bao nhiêu cho kết quả chính xác nhất ?

2. Rối loạn nhịp tim ở thai nhi

Đây là trường hợp ít gặp nhưng không phải không xảy ra, nhịp tim của thai nhi có thể thay đổi thất thường lúc nhanh, lúc chậm hoặc là ngưng đột ngột trong thời gian ngắn. Do đó, trong quá trình siêu âm thai lúc đầu có thể không thấy tim thai nhưng mẹ cũng không nên quá lo lắng bởi rất hiếm thai nhi bị tử vong do rối loạn nhịp tim.

3. Tính sai tuổi thai

Dựa vào chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng để tính toán tuổi thai có thể dẫn đến sự sai lệch. Chẳng hạn, nếu bạn không rụng trứng sau hai tuần khi chu kỳ kinh nguyệt bắt đầu thì quá trình thụ tinh sẽ diễn ra chậm hơn. Có nghĩa bạn sẽ tính tuổi thai sớm hơn hai tuần so với thực tế. Do đó, khi đi siêu âm bác sĩ có thể sẽ chưa thấy tim thai do thai nhi còn quá nhỏ.

4. Thiết bị siêu âm

Nguyên nhân không có tim thai có thể là do các thiết bị máy siêu âm. Theo đó, siêu âm đầu dò qua ngõ âm đạo sẽ tiếp cận tử cung tốt hơn và đưa ra kết quả chính xác hơn trong thời kỳ đầu mang thai. Siêu âm bụng hoặc ống nghe khó có thể nghe được tim thai khi tuổi thai còn nhỏ. Do đó, bác sĩ có thể sẽ hẹn bạn cho lần tái khám sau để có kết quả chính xác hơn.

Làm gì khi không thấy tim thai

Kết luận siêu âm không thấy tim thai quả là tin đau lòng, khiến mẹ đứng ngồi không yên, nhất là những mẹ mang thai lần đầu. Nhưng nếu đang ở tuần thai thứ 6, 7 thì mẹ không nên quá lo lắng mà ảnh hưởng đến sức khỏe. Có thể do còn quá nhỏ nên tim thai chưa xuất hiện, mẹ hãy yên tâm và khám lại vào khoảng 2 tuần sau.

Tuy nhiên, sau 12 tuần mà vẫn không thấy tim thai thì khả năng cao là thai đã bị chết lưu. Trong trường hợp này mẹ nên nhờ bác sĩ cho thực hiện thêm xét nghiệm hCG để biết thai có chết lưu hay không. Nếu chẳng mai thai chết lưu mẹ cần có phương pháp điều trị gấp lấy thai ra ngoài, để không ảnh hưởng xấu đe dọa đến tính mạng người mẹ.

Một khi hiểu rõ được những nguyên nhân không có tim thai sẽ giúp mẹ biết cách bình tĩnh và ổn định tâm lý để xử lý mọi việc. Sẽ không quá lo lắng khi siêu âm sớm chưa có tim thai hay có những biện pháp phòng ngừa, dưỡng thai an toàn hơn cho lần mang thai sau.

Tham khảo thêm: xét nghiệm double test và tầm quan trọng với mẹ bầu

Thứ Hai, 24 tháng 5, 2021

Mang thai bé gái nên ăn gì để con trắng trẻo thông minh

 Mẹ bầu nếu ý thức ăn uống hợp lý trong thai kỳ không những khỏe mạnh mà còn có lợi cho thai nhi. Vù vậy, mời bạn cùng xét nghiệm sàng lọc trước sinh gentis tham khảo mang thai bé gái nên ăn gì nhé!

Mang thai bé gái nên ăn gì để con trắng trẻo

1. Ăn nhiều trái cây giàu vitamin C cho con gái có làn da trắng hồng

Mang thai bé gái nên ăn gì? Đầu tiên, mẹ bầu đừng quên bổ sung đầy đủ lượng vitamin C nhé. Vitamin C được biết với công dụng có thể giảm lắng đọng các sắc tố đen, đặc biệt hàm lượng vitamin C phong phú và an toàn nhất được chứa trong các loại rau củ quả, điển hình như cà chua, táo, nho, bí đao, hành tây…

Ngoài ra, phụ nữ có thai ở tháng thứ 5 nên chú ý bổ sung nguồn vitamin này. Bạn có thể sử dụng điều độ, kết hợp đa dạng các loại thực phẩm khác cho đến ngày sinh nở. Hấp thu vitamin C không những tăng sức đề kháng cho mẹ bầu mà em bé sinh ra cũng có làn da hồng hào, trắng mịn.

Ngoài ra, nếu bố mẹ có da bị thô ráp mà muốn con sinh ra được cải thiện hơn, mẹ bầu nên bổ sung thêm thực phẩm giàu vitamin A. Lựa chọn tốt cho bạn gồm gan động vật, sữa bò, lòng đỏ trứng, cà rốt, rau cải lá xanh, trái cây sấy khô, dầu thực vật…

2. Mang thai bé gái nên ăn gì? Ăn thực phẩm chứa vitamin A để con có đôi mắt to tròn, long lanh

Triệu chứng ốm nghén có thể khiến bà bầu ăn uống không ngon miệng. Tuy nhiên, hãy cố khắc phục và chú trọng dinh dưỡng nhiều hơn trong thai kỳ, ăn quá nhiều cũng không tốt nhưng nếu kén ăn cũng ảnh hưởng đến cả mẹ và thai nhi.

Mẹ bầu kén ăn sẽ thiếu hụt dinh dưỡng, có thể gây trở ngại cho sự phát triển thị giác của bé. Ngoài ra, một số bệnh tật như tiểu đường khi mang thai sẽ dẫn đến trao đổi chất khác thường, tăng nguy cơ đục thủy tinh thể bẩm sinh ở trẻ.

Đặc biệt, mẹ bầu thiếu vitamin A còn dễ khiến thai nhi phát sinh các dị tật bẩm sinh khác ở mắt như giác mạc mỏng. Trong thai kỳ, mẹ nên chú ý bổ sung đầy đủ dưỡng chất, bao gồm cả vitamin A để con gái sinh ra có đôi mắt to tròn, sáng đẹp. Thực phẩm lý tưởng cho bạn là cà rốt, ngô, khoai lang, đậu nành, bí đỏ, cải bó xôi, dầu hạt cải, hồng…

3. Ăn thực phẩm giàu vitamin B cho con gái có mái tóc đen bóng

Đặc biệt là trong trường hợp bố mẹ bị mắc chứng tóc bạc sớm hoặc chất tóc bẩm sinh bị khô, dễ rụng, thiếu sức sống thì vấn đề ăn uống trong thai kỳ càng quan trọng. Bà bầu nên bổ sung thực phẩm chứa nhiều vitamin B để nuôi dưỡng mái tóc đẹp cho bé.

Mang thai bé gái nên ăn gì? Để bé có mái tóc dày, đen nhánh, sáng bóng, mẹ bầu có thể kết hợp ăn nhiều thực phẩm khác nhau như thịt nạc, cá, gan động vật, sữa bò, bánh mì, các loại đậu, trứng, rong biển, mè đen… sàng lọc trước sinh là gì ?

4. Ăn thực phẩm giàu vitamin D để con gái phát triển chiều cao

Cho dù bố mẹ có cao hay không thì vẫn hy vọng con cái sinh ra có được vóc dáng cân đối, đặc biệt con gái nếu có đôi chân dài, thon đẹp thì càng được mong đợi. Muốn vậy, mẹ bầu nên chú ý bổ sung thức ăn giàu vitamin D, thúc đẩy phát triển xương của bé ngay từ trong thai kỳ. Bạn nên chọn tôm, lòng đỏ trứng, gan, rau cải lá xanh…

5. Bổ sung đủ iốt cho bé gái thông minh, lanh lợi

Bổ sung iốt cũng là việc cần thiết để thúc đẩy quá trình hợp thành tuyến giáp của thai nhi, có lợi cho sự phát triển não bộ, giúp bé sinh ra thông minh vượt trội. Rong biển và các sản phẩm chế biến từ rong biển là lựa chọn lý tưởng cho mẹ bầu.

6. Những dưỡng chất quan trọng khác cần được đảm bảo

Ba tháng cuối thai kỳ được xem là giai đoạn nhạy cảm đối với tế bào não và sự tăng trưởng tế bào lipid ở thai nhi. Thời kỳ này, mẹ bầu phải chú ý tăng cường bổ sung protein, phospholipid và các loại vitamin. Chế độ ăn uống nên đa dạng gồm sữa, trứng, thịt nạc, gan, cá, đậu, rau củ quả.

Canxi và vitamin D cũng là hai loại dưỡng chất mà bà bầu dễ thiếu khi mang thai. Tình trạng thiếu hụt canxi nghiêm trọng sẽ ảnh hưởng đến xương, răng của thai nhi, thậm chí có thể gây dị tật thai nhi. Vì vậy, mẹ bầu cần thường xuyên kiểm tra các chỉ số dinh dưỡng để kịp thời cải thiện.

Mật ong là một trong những thực phẩm bổ sung có lợi cho bà bầu, có tác dụng giảm táo bón, giúp thanh tâm, thư giãn, tăng cường chức năng tiêu hóa và hấp thu. Đây là nguyên liệu thiên nhiên đáng để đưa vào danh sách mang thai bé gái nên ăn gì của chị em.

Khoảng hai tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu càng dễ bị phù, thiếu máu nên cần có chế độ bồi dưỡng máu huyết, nhuận âm hơn cho cơ thể. Cháo đậu đỏ, canh bí đao hay canh cá chép là những món thích hợp cho bà bầu. Ngoài ra, bạn có thể ăn thêm thịt nạc heo, ngân nhĩ, hải sâm…

Mẹ bầu có thể tham khảo thêm gói xét nghiệm nội tiết tố uy tín chất lượng tại happiny Hà nội