Thứ Sáu, 29 tháng 3, 2019

Xét nghiệm NIPT cho dị bội nhiễm sắc thể giới tính

Sàng lọc tiền sản không xâm lấn đối với bất thường nhiễm sắc thể (NST) giới tính của thai nhi đã được giới thiệu tại Hoa Kỳ vào cuối năm 2012 bởi các công ty cung cấp dịch vụ sàng lọc dị bội sử dụng công nghệ DNA tự do (NIPT). Mặc dù một số nghiên cứu đã chứng minh độ chính xác cao của NIPT cho phát hiện trisomy 21 trước khi tiến hành thương mại các xét nghiệm này, có ít thông tin hơn về các giá trị tiên đoán cho các dị bội nhiễm sắc thể khác.>> Gói xét nghiệm NIPT - iLLUMINA

Sàng lọc NIPT cho dị bội nhiễm sắc thể giới tính

Do vậy, liệu áp dụng NIPT để phát hiện bất thường NST giới tính có hữu ích hay không?Nghiên cứu của Rosemary E. Reiss và cộng sự đã xác định tỷ lệ mắc và độ chính xác của việc phát hiện dị bội nhiễm sắc thể giới tính ở các thai phụ thực hiện NIPT.
Nghiên cứu này cho thấy NIPT dự đoán hội chứng XXX và Klinefelter với độ chính xác rất cao, gần như tuyệt đối, nhưng hiệu quả lại không được khả quan đối với dự đoán thai nhi mắc monosomy X (Turner).
Các nguyên nhân dẫn đến điều này bao gồm:
Thể khảm nhau thai xảy ra trong khoảng 1% trường hợp. Vì dựa trên DNA tự do có nguồn gốc từ nhau thai lưu thông trong máu mẹ từ quá trình chết theo chương trình của tế bào bạch cầu, NIPT sẽ phát hiện được dị bội NST. Ở một số ít trường hợp, vì NIPT không thể phát hiện thể khảm thai nhi, nên dẫn đến một số kết quả âm tính giả.
Một cơ chế khác dẫn đến kết quả không phản ánh đúng kiểu gen của thai nhi có thể là do song thai tiêu biến.
Âm tính giả cũng có thể phát sinh do tỷ lệ fetal fraction quá thấp, xảy ra trong trường hợp mẹ bị bệnh béo phì hoặc mẫu được thu ở thời điểm quá sớm trong thai kỳ.
Các nguyên nhân kỹ thuật khác dẫn đến chẩn đoán không chính xác dị bội nhiễm sắc thể X có thể bao gồm nồng độ guanosine-cytosine (G-C) khác nhau trong nhiễm sắc thể X so với các nhiễm sắc thể khác, bất hoạt X và thể khảm ở mẹ.
Kết luận
Trước khi thai phụ chọn NIPT để sàng lọc các dị bội NST giới tính của thai nhi, họ nên biết rằng có thể sẽ phải đối mặt với các quyết định thực hiện xét nghiệm xâm lấn hoặc chấm dứt thai kỳ nếu kết quả phát hiện hoặc nghi ngờ bất thường nhiễm sắc thể giới tính. Thai phụ cũng nên được tư vấn về tỷ lệ dương tính giả cao đối với monosomy X để làm giảm sự lo lắng trong trường hợp NIPT cho kết quả dương tính. Cuối cùng, thai phụ được khuyến cáo rằng bất kỳ kết quả NIPT dương tính nào cũng cần được xác nhận bằng xét nghiệm chẩn đoán xâm lấn trước khi có quyết định chấm dứt thai kỳ.

Tham khảo thực hiện xét nghiệm sàng lọc trước sinh

Kiến thức thực hiện xét nghiệm sàng lọc trước sinh

Hỏi
Kính thưa các bác sĩ. Năm nay tôi 37 tuổi, tháng 10/2014 tôi đã mang thai và không có tim thai, hiện đang mang thai được 16 tuần (mang thai tháng 4/2015). Siêu âm đo độ mờ da gáy lúc 12 tuần 3 ngày là 1.2mm. Ngày sau đó bác sĩ cho làm tiếp xét nghiệm thử máu tại bệnh viện phụ sản quốc tế Phương Châu - Cần Thơ, nhưng trên phiếu kết quả xét nghiệm không ghi rõ là Double test hay Triple test, kết quả xét nguy cơ hội chứng down thấp riêng hội chứng Edward là 1: 147 và bệnh viện Phương Châu tham vấn chọc ối làm xét nghiệm di truyền.
Bác sĩ cho hỏi kết quả xét nghiệm như vậy thì khả năng mắc hội chứng Edward có cao không? Tôi rất sợ chọc ối vì sợ ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.
Tôi tìm hiểu tại TP. HCM có phương pháp xét nghiệm mới, xét nghiệm không xâm lấn Panorama tại địa chỉ số 64 - Trương Định - Phường 7, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh. Vậy tại bệnh viện Từ Dũ có phối hợp làm phương pháp xét nghiệm này chưa ? Xin cảm ơn bác sĩ>> phòng xét nghiệm gentis
Trả lời
Chào bạn,
Bạn được chỉ định làm xét nghiệm sinh hóa máu ngay sau ngày chọc ối, lúc thai 12 tuần rưỡi là xét nghiệm 2 chỉ số sinh hóa máu, sẽ được kết hợp để cộng dồn tính nguy cơ sinh con bị lệch bội nhiễm sắc thể (như hội chứng Down, Edward, Patau, các loại bất thường nhiễm sắc thể giới tính). Nguy cơ hội chứng Edward 1 : 147 là cao, bạn sẽ được tham vấn để làm xét nghiệm chẩn đoán là chọc ối (lấy tế bào trong dịch nước ối). Việc chọc ối sẽ được tiến hành theo đúng quy trình rất nghiệm ngặt. Tỉ lệ tai biến do thủ thuật xảy ra < 1%, và được làm dưới hướng dẫn của siêu âm (nghĩa là không đâm vào thai nhi của bạn đâu nhé).
Xét nghiệm tiền sản không xâm lấn (NIPT) (Panorama chỉ là tên của một thương hiệu tại Mỹ làm xét nghiệm này), vì giá còn khá đắt và hiện chưa có labo xét nghiệm nào tại Việt Nam làm được xét nghiệm này nên mẫu máu của bạn sẽ được gởi qua Mỹ. Đây là một tiến bộ vượt bậc của tiền sản, làm giảm tỉ lệ phải can thiệp thủ thuật xuống đáng kể. Tuy nhiên, cũng nên nhớ rằng, đây cũng chỉ là xét nghiệm sàng lọc (nghĩa là câu trả lời sẽ là nguy cơ; không phải là có/không con bạn bị bệnh).
Hiện tại BV Từ Dũ chưa làm xét nghiệm này.
Thân mến,
BS. Trịnh Nhựt Thư Hương
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ

Thứ Năm, 28 tháng 3, 2019

Mẹ bầu sẽ không phải chọc ối khi làm xét nghiệm NIPT

Hiện nay, tất cả chị em khi mang thai đều được xét nghiệm sàng lọc trước sinh. Các phương pháp sàng lọc như xét nghiệm nipt, double test, triple test … được sử dụng để xác định những nguy cơ dị tật bẩm sinh ở trẻ em.>> Gói xét nghiệm NIPT

Mẹ sẽ không phải chọc ối khi làm xét nghiệm NIPT

Mục đích của xét nghiệm trước sinh để biết được thai nhi có mắc những dị tật bẩm sinh liên quan đến bất thường nhiễm sắc thể(NST), như hội chứng Down (trisomy 21), Edwards (trisomy 18), Patau (trisomy 13),…
Tiến sĩ bác sĩ Lê Thị Thu Hà, Trưởng khoa Hậu sản M, Bệnh viện Từ Dũ TP.HCM tư vấn: Hiện nay có 2 hệ thống sàng lọc trước sinh, bao gồm: Sàng lọc huyết thanh mẹ (double test, triple test) kết hợp với siêu âm và Sàng lọc trước sinh không xâm lấn NIPT(noninvasive prenatal testing).
Nếu sàng lọc huyết thanh mẹ và siêu âm: Thai phụ sẽ được siêu âm đo khoảng sáng sau gáy + Double test ở tuần 11 – 13 tuần 6 ngày, hoặc Triple test ở tuổi thai 15 – 19 tuần.
Giá thành các xét nghiệm sàng lọc này tương đối chấp nhận được với dân số chung. Tuy nhiên độ chính xác tùy thuộc vào chủng tộc, chỉ số khối cơ thể, kết quả siêu âm, tuổi thai…
Sàng lọc trước sinh không xâm lấn NIPT: Chỉ cần lấy máu mẹ xét nghiệm, không ảnh hưởng đến thai. Độ chính xác rất cao, khoảng 99- 99,5%, khắc phục được điểm yếu của kỹ thuật sàng lọc huyết thanh mẹ và siêu âm.>> https://nipt.com.vn/
Tuy nhiên, do không phải chính xác tuyệt đối 100%, nên những thai phụ sau khi xét nghiệm NIPT thuộc nhóm nguy cơ cao vẫn phải xác định lại bằng chọc ối (phương pháp xâm lấn). Do đó, NIPT chỉ nâng cao khả năng chuẩn xác ban đầu, chứ không thay thế cho kỹ thuật sàng lọc xâm lấn.
Tóm lại, với cả 2 hệ thống sàng lọc này, nếu thai phụ nhận kết quả thuộc nhóm nguy cơ cao đều phải thực hiện tiếp kỹ thuật xâm lấn như: lấy mẫu nước ối, nhau thai, máu của thai ; thậm chí lấy các mô hoặc dịch khác của thai.
Độ chính xác phương pháp xâm lấn rất cao (100%) do sử dụng mẫu trực tiếp từ thai nhi. Tuy nhiên, phương pháp xâm lấn trực tiếp vào thai lại tiềm ẩn nhiều rủi ro cho thai phụ và cũng có thể phát sinh dị tật ở thai nhi: sẩy thai, rỉ dịch ối, chảy máu âm đạo, thai bị thiếu hụt chi… hoặc tử vong cho thai nhi.
Độ chính xác của NIPT rất cao nhưng giá thành cũng cao, khoảng từ 5,8 triệu đến 17,3 triệu đồng, tùy vào yêu cầu phân tích bất thường các nhiễm sắc thể thường gặp (21, 13, 18 và nhiễm sắc thể giới tính) hay toàn bộ 23 cặp nhiễm sắc thể và những đột biến mất đoạn nên số thai phụ chấp nhận xét nghiệm này không nhiều
Hiện nay NIPT đã được thực hiện tại Việt Nam bới GENTIS, đơn vị đầu tiên và duy nhất hiện nay tại Việt Nam được hãng illumina – Mỹ chuyển giao công nghệ phân tích cfDNA từ máu mẹ để làm xét nghiệm sàng lọc trước sinh không xâm lấn (NIPT)

Kết quả cùng lợi ích Gentis mang lại cho mẹ và bé khi làm NIPT

Theo dõi và nắm được tình trạng phát triển của con ngay từ những tuần thai đầu tiên là điều mà tất cả các mẹ bầu đều mong muốn. NIPT – illumina sẽ cùng đồng hành với mẹ bầu ngay từ tuần thứ 10 của thai kỳ.>> dịch vụ sàng lọc trước sinh không xâm lấn NIPT

Kết quả cùng ích lợi Gentis đem đến cho mẹ và bé khi làm NIPT

NIPT – Phương pháp sàng lọc trước sinh không xâm lấn hiện đại nhất hiện nay
Ngay từ khi mang thai, trong máu người mẹ đã có sự tồn tại ADN tự do của thai nhi, tỷ lệ ADN tự do của thai nhi trong máu thai phụ tùy thuộc vào từng tuần thai (khoảng 10%) và sẽ hết sau vài giờ khi trẻ chào đời.
Sàng lọc trước sinh không xâm lấn – NIPT là phương pháp phân tích ADN tự do của thai nhi có trong máu mẹ để sàng lọc những hội chứng di truyền mà thai nhi có thể mắc phải như Down, Edwards, Patau,… và nhiều hội chứng khác. Xét nghiệm cho kết quả chính xác cao, an toàn cho cả mẹ và bé và không phải thực hiện nhiều lần hay chọc ối giúp mẹ bầu có thể yên tâm hơn trong quá trình mang thai.
Sàng lọc NIPT – illumina thực hiện trực tiếp tại Việt Nam
Phương pháp sàng lọc trước sinh NIPT được nhiều phụ nữ mang thai tại các nước tiên tiến trên thế giới lựa chọn để phát hiện những hội chứng di truyền làm ảnh hưởng đến sự phát triển và sức khỏe của thai nhi.
Trong nhiều năm qua, với việc không ngừng đầu tư phát triển hệ thống máy móc kỹ thuật và con người. Từ một đối tác tin cậy, mỗi năm GENTIS gửi hàng nghìn mẫu xét nghiệm NIPT sang Mỹ để tiến hành sàng lọc, thì ở thời điểm hiện tại, GENTIS đã trở thành đơn vị đầu tiên được illumina – Mỹ ủy quyền thực hiện xét nghiệm NIPT – illumina tại Việt Nam.
iLLUMINA ủy quyền
Việc thực hiện chuyển giao công nghệ sàng lọc NIPT – illumina thành công đã làm giảm chi phí, thời gian thực hiện xét nghiệm. Giúp cho nhiều mẹ bầu được tiếp cận với phương pháp này thay vì phải chuyển mẫu ra nước ngoài với chi phí cao như trước.
Sàng lọc trước sinh NIPT – illumina tại GENTIS
Sàng lọc NIPT – illumina có thể thực hiện cho tất cả phụ nữ mang thai từ tuần thứ 10 cho đến hết thai kỳ mà không phân biệt tình trạng thai đơn hay đa thai, cho trứng hay những thai phụ đã từng ghép tủy, mang thai từ điều trị IVF, chỉ số cơ thể BMI, ART hoặc mang thai hộ,…
Những hội chứng di truyền NIPT – illumina có thể sàng lọc
NIPT – illumina được công nhận bởi FDA & CLIA – Mỹ về điều kiện xét nghiệm và độ chính xác của kết quả đối với các hội chứng liên quan đến bất thường số lượng nhiễm sắc thể từ ADN tự do của thai nhi. Nhờ đó mà có thể phát hiện được những lệch bội nhiễm sắc thể gây ra những bệnh di truyền phổ biến như Down, Edwards, Patau, bất thường số lượng nhiễm sắc thể giới tính gây nên những hội chứng như Klinefelter,… ở gói sàng lọc cơ bản và bất thường số lượng tất cả các nhiễm sắc thể còn lại ở gói mở rộng.
Độ chính xác vượt trội của NIPT – illumina
Kết quả của sàng lọc NIPT – illumina cho độ chính xác cao lên tới 99,9% với các hội chứng di truyền do bất thường số lượng nhiễm sắc thể gây nên, đặc biệt là đối với hội chứng Down. Việc cung cấp kết quả sàng lọc rõ ràng là cơ sở để các bác sĩ đưa ra những tư vấn và mẹ bầu có hướng chăm sóc phù hợp sớm nhất có thể thay vì chỉ nhận định thai nhi có nguy cơ cao hay thấp như những phương pháp sàng lọc không xâm lấn khác.
Bên cạnh đó, NIPT – illumina có thể sàng lọc được những hội chứng dị tật bẩm sinh ở trẻ do đột biến mất đoạn, vi mất đoạn nhiễm sắc thể gây ra, với kết quả này, không phải đơn vị xét nghiệm nào cũng có thể làm được.>> xét nghiệm quốc tế gentis
KẾT QUẢ XÉT NGHIỆM NIPT ĐƯỢC TRẢ LỜI NHƯ THẾ NÀO? NẾU KẾT QUẢ LÀ BÌNH THƯỜNG THÌ CÓ NGHĨA LÀ THAI NHI HOÀN TOÀN KHỎE MẠNH?
Kết quả xét nghiệm NIPT được trả sau 3 – 10 ngày kể từ ngày thu mẫu.
Trường hợp kết quả bình thường: Phiếu trả kết quả sẽ trả lời là: “Không phát hiện thấy lệch bội NST: 13, 18, 21, NST giới tính và các NST khác; không phát hiện thấy vi mất đoạn 22q11.2; 15q1.2; 1q1.2; 1q36; 4p và 5p.”
Trường hợp kết quả có phát hiện bất thường: Nếu có phát hiện bất thường NST phiếu trả kết quả sẽ trả lời là: “Có phát hiện lệch bội NST (VD: Trisomy 21, Trisomy 18…)”
Các trường hợp đặc biệt sẽ kết nối với bác sĩ di truyền để tư vấn cụ thể hơn.
Không phải kết quả khi trả lời là: “Không phát hiện thấy lệch bội NST 13, 18, 21, NST giới tính và các NST khác…” thì thai nhi hoàn toàn khỏe mạnh, thực hiện xét nghiệm NIPT chỉ phát hiện được tình trạng lệch bội trên tất cả các NST, vi mất đoạn trên NST. Ngoài ra, sự phát triển của thai nhi còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa mà NIPT không thể kiểm soát được.
Mặc dù vậy, thai phụ vẫn có thể yên tâm vì tất cả các hội chứng di truyền thường gặp đều có thể phát hiện bằng xét nghiệm NIPT. Và gói xét nghiệm NIPT-iLLUMINA bên GENTIS là gói xét nghiệm sàng lọc có độ chính xác cao và tốt nhất với công nghệ hiện đại từ Mỹ hiện nay. Các trường hợp đặc biệt thì hầu hết đều rất hy hữu, hiếm gặp nên khoa học cũng chưa có cơ sở dữ liệu để nghiên cứu và đưa vào công nghệ sàng lọc.
Với độ chính xác, độ đặc hiệu vượt trội, khi thực hiện phương pháp sàng lọc trước sinh không xâm lấn NIPT – illumina, mẹ bầu sẽ không phải thực hiện thêm phương pháp sàng lọc nào khác cho đến hết thai kỳ.
Sự khác biệt trong sàng lọc NIPT – illumina chỉ có tại GENTIS
GENTIS hỗ trợ TOÀN BỘ chi phí sàng lọc NIPT – illumina nếu kết quả thai nhi dương tính với dị tật bẩm sinh: Với mong muốn dành những gì tốt đẹp nhất cho cả mẹ bầu và thai nhi trong quá trình mang thai, thể hiện uy tín và cam kết chất lượng vượt trội của sàng lọc NIPT – illumina với đối tác và khách hàng. GENTIS hỗ trợ 100% chi phí thực hiện sàng lọc trước sinh nếu kết quả là dương tính (đến hết ngày 20/9/2018, quý khách hàng vui lòng liên hệ với GENTIS để được hỗ trợ và tư vấn trực tiếp).
Hỗ trợ xét nghiệm tới 150 triệu đồng: Đối với những khách hàng có kết quả sàng lọc NIPT – illumina dương tính mà chọc ối cho kết quả âm tính và ngược lại, được đảm bảo hỗ trợ hoàn toàn chi phí khi thực hiện chọc ối sau khi xét nghiệm NIPT – illumina với giá trị tới 150 triệu đồng. Việc hỗ trợ này thể hiện uy tín và cam kết chất lượng của GENTIS đối với khách hàng.
Kết quả nhanh chóng: Hiện nay, với việc chuyển giao công nghệ thành công, việc thực hiện sàng lọc NIPT – illumina cho kết quả chỉ từ 3 – 8 ngày kể từ thời điểm thu mẫu. Ngày trả kết quả tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng dịch vụ của quý khách hàng. Ở bất kỳ gói xét nghiệm trong thời gian nào, GENTIS đều đảm bảo được độ chính xác của kết quả cuối cùng như nhau.
Không ngừng đầu tư về cả máy móc, trung tâm xét nghiệm và con người. Trong đó, với độ ngũ chuyên gia lâu năm về phân tích di truyền, sử dụng hệ thống giải trình tự ADN thế hệ mới NGS, GENTIS tự hào đem đến dịch vụ sàng lọc trước sinh không xâm lấn chất lượng hàng đầu Việt Nam. Với khẩu hiệu ” Niềm tin trọn vẹn “, GENTIS luôn đồng hành cùng mẹ bầu và bé yêu để có một thai kỳ khỏe mạnh, nhắm đến mục tiêu ” mẹ tròn con vuông “.

Thứ Ba, 26 tháng 3, 2019

Tiến hành IVF hoàn thành, mẹ bầu có thực sự cần làm NIPT ?

NIPT (Non-invasive Prenatal Test) là phương pháp sàng lọc trước sinh không xâm lấn các bất thường số lượng nhiễm sắc thể không cần phải chọc ối hay sinh thiết tua nhau. Phương pháp này dựa trên xét nghiệm ADN ngoại bào thông qua xét nghiệm máu của người mẹ, có thể dự đoán chính xác đến 99% nguy cơ trẻ mắc hội chứng Down, 98% nguy cơ mắc hội chứng Edward và 80% nguy cơ mắc hội chứng Patau.>> xét nghiệm quốc tế gentis

Tiến hành IVF hoàn thành, mẹ bầu có thực sự cần làm NIPT ?

1. Sàng lọc dị tật thai nhi NIPT là gì?
Phụ nữ mang thai có thể xét nghiệm NIPT ngay từ tuần thai thứ 10 và chỉ mất từ 3-5 ngày sẽ có ngay kết quả với quy trình 4 bước:
2. Sau khi làm IVF thành công, mẹ bầu có thật sự cần làm NIPT không?
Không chỉ có các mẹ bầu IVF mà tất cả phụ nữ mang thai đều được khuyến khích xét nghiệm NIPT, đặc biệt với phụ nữ lớn tuổi hay gia đình có con dị tật. Đặc biệt các mẹ bầu làm IVF thành công, nhất là khi có tuổi nên tham khảo ý kiến và tư vấn của bác sĩ để quyết định có làm NIPT.
3. Nên sàng lọc trước sinh NIPT ở đâu?
Hiện nay, gentis có một đội ngũ chuyên gia có nhiều kinh nghiệm được đào tạo bài bản chuyên sâu trong nước và tại các nước có nền khoa học phát triển hàng đầu thế giới như Đức, Anh, Pháp sẽ tư vấn bài bản về di truyền cho khách hàng trước khi đưa ra quyết định làm NIPT.>> Gói NIPT - illumina Cơ Bản
Bên cạnh đó, Trung tâm Công nghệ Gentis được trang bị hệ thống máy móc hiện đại cho kết quả nhanh, chính xác và an toàn vượt trội như:
Hệ thống phòng sạch đảm bảo tiêu chuẩn
Hệ thống tách và lưu trữ tế bào gốc tự động AXP – Thermogenesis và Bio-Archive
Máy phân tích, kiểm tra tế bào flowcytometer Navios – Beckman Coulkter
Máy ly tâm Eppendorf, Adiplus
Gentis trang bị hệ thống máy móc hiện đại cho kết quả nhanh, chính xác và an toàn vượt trội
gentis cũng cam kết:
Khách hàng sẽ được tư vấn, đầy đủ các thông tin về NIPT với chuyên gia về bệnh học di truyền
Khách hàng sẽ không nhận các kết quả mà không có việc tư vấn di truyền
Quy trình lấy mẫu, vận chuyển mẫu máu chứa ADN của mẹ và con theo tiêu chuẩn ISO 15189/2012
Bảo đảm riêng tư và bảo mật thông tin khách hàng
Hệ thống phòng sạch, trang thiết bị hiện đại
Được bảo hiểm hỗ trợ khi kết quả Dương tính hoặc âm tính giả
Để biết thêm thông tin về xét nghiệm di tật thai nhi NIPT có thể đến trực tiếp bệnh viện hoặc gọi 18002010 để được hỗ trợ.

Thời gian nên xét nghiệm khám sàng lọc trước khi sinh NIPT

Sàng lọc trước sinh không xâm lấn NIPT – iLLUMINA là xét nghiệm phân tích ADN tự do của thai nhi (cfDNA) có trong máu thai phụ để sàng lọc các hội chứng di truyền cho thai nhi. Đây là xét nghiệm được hiệp hội quốc tế về chẩn đoán trước khi sinh (International Society for Prenatal Diagnosis – ISPD) khuyến cáo là xét nghiệm đầu tiên cho tất cả các phụ nữ mang thai.>> NIPT

Thời gian nên xét nghiệm khám sàng lọc trước sinh NIPT

Với việc illumina (Mỹ) chuyển giao công nghệ thực hiện sàng lọc NIPT - illumina cho GENTIS thành công, chi phí thực hiện sàng lọc trước sinh bằng phương pháp NIPT đã giảm xuống rất nhiều, giúp cho nhiều mẹ bầu có thêm cơ hội được thực hiện phương pháp sàng lọc mới tiên tiến và hiện đại nhất hiện nay.
Bảng giá sàng lọc trước sinh không xâm lấn NIPT - illumina tại GENTIS>> xét nghiệm quốc tế gentis


GÓI XÉT NGHIỆM
PHÁT HIỆN
THỜI GIAN
CHI PHÍ

NIPT - illumina
gói cơ bản 
3 hội chứng thường gặp:
Down
Edwards
Patau

4 hội chứng liên quan đến bất thường số lượng NST giới tính:
Turner(XO)
Hội chứng tam nhiễm (XXX),
Klinefelter (XXY),
Jacos (XYY).

Phát hiện bất thường số lượng tất cả các nhiễm sắc thể còn lại. 
3 ngày (*) 
13.350.000 vnđ

5 ngày 
10.350.000 vnđ
9.500.000 vnđ
(Áp dụng từ ngày
24.09.2018 - 30.11.2018)

8 ngày 
9.500.000 vnđ

NIPT - illumina
gói mở rộng 
3 hội chứng thường gặp:
Down
Edwards
Patau
4 hội chứng liên quan đến bất thường số lượng NST giới tính:
Turner(XO)
Hội chứng tam nhiễm(XXX),
Klinefelter (XXY),
Jacos (XYY).

Phát hiện bất thường số lượng tất cả các nhiễm sắc thể còn lại.

Phát hiện 5 hội chứng do đột biến vi mất đoạn gây ra:
- DiGeorge
- Angelman/Prader- Willi
- Mất đoạn 1p36
- Wolf – Hirschhorn
- Cri-du-chat 
7 - 10 ngày 
17.300.000 vnđ

Thời điểm khám sàng lọc trước sinh bằng phương pháp NIPT - illumina
Sàng lọc NIPT - Illumina được các chuyên gia khuyên thực hiện cho tất cả phụ nữ mang thai từ tuần thai thứ 10 cho đến hết thai kỳ. Đặc biệt là những phụ nữ mang thai có nguy cơ sinh con bị lệch bội cao như:

Phụ nữ mang thai trên 30 tuổi, đặc biệt là phụ nữ mang thai từ 35 tuổi trở lên.
Có tiền sử sinh con bị dị tật bẩm sinh.
Có tiền sử sảy thai, đặc biệt là có tiền sử sảy thai liên tiếp từ 2 lần trở lên.
Các trường hợp thai chết lưu không rõ nguyên nhân, mang thai dị dạng.
Có kết quả siêu âm - đo độ mờ da gáy, kết quả Double test và/hoặc Triple test nguy cơ cao.
Có thực hiện kĩ thuật hỗ trợ sinh sản (IVF) nhưng chưa thực hiện sàng lọc trước chuyển phôi.
Gia đình có người mắc hội chứng dị tật bẩm sinh
Mang đa thai.
Kết quả sàng lọc của xét nghiệm NIPT - illumina có thể là cơ sở để các bác sĩ đưa ra những tư vấn và gia đình sớm có hướng chăm sóc thai nhi phù hợp nhất để bé được khỏe mạnh khi chào đời. Kết quả xét nghiệm của NIPT - illumina góp phần to lớn vào việc giảm tỉ lệ trẻ sinh ra mắc phải những hội chứng dị tật bẩm sinh, giảm gánh nặng cho gia đình và xã hội, nâng cao chất lượng đời sống và chất lượng dân số.
Quý khách vui lòng liên hệ qua các kênh online và offline của GENTIS hoặc qua tổng đài: 1800 2010 (Free) để được tư vấn, hướng dẫn về những thông tin liên quan đến xét nghiệm, thủ tục xét nghiệm, chương trình ưu đãi gói sàng lọc trước sinh NIPT - illumina tại GENTIS.

Nên đi xét nghiệm sàng lọc trước sinh cho con hay không

Các mẹ bầu nên biết được rằng sàng lọc trước sinh giúp kiểm tra được tình trạng sức khỏe của bé con để có những phương pháp chăm sóc con phù hợp nhất để giúp các mẹ bầu yên tâm, kết quả của sàng lọc trước sinh sẽ cho mẹ bầu thấy rằng câu hỏi “có nên đi sàng lọc trước sinh cho con hay không?” là một điều hoàn toàn nên làm.>> Gói NIPT - illumina VIP

Có nên tiến hành giám nghiệm sàng lọc trước sinh cho con hay không

Sàng lọc trước sinh là gì?
Sàng lọc trước sinh là phương pháp kiểm tra tình trạng sức khỏe thai nhi ngay từ giai đoạn mang thai đầu tiên, giúp cho mẹ bầu nắm được tình trạng phát triển của con để có hướng chăm sóc con phù hợp nhất. Việc phát hiện tình trạng sức khỏe của con càng sớm sẽ càng giúp cho mẹ bầu chăm sóc con đúng cách để con sinh ra được khỏe mạnh thông minh
Các phương pháp sàng lọc trước sinh
Hiện nay, có nhiều phương pháp sàng lọc trước sinh được thực hiện để giúp mẹ bầu có được thông tin sức khỏe thai nhi, tuy nhiên mỗi phương pháp sàng lọc lại cho được kết quả với số lượng các hội chứng khác nhau và có độ chính xác khác nhau.
Sàng lọc siêu âm đo độ mờ da gáy
Siêu âm dị tật thai nhi nhằm xác định thai nhi có gì bất thường về nhiễm sắc thể hay không tìm cách chữa trị nếu dị tật nhẹ. Siêu âm tiến hành đo độ mờ da gáy cho thai nhi, việc làm này sẽ giúp chẩn đoán được những vấn đề về dị tật hộp sọ như hội chứng Down. Bên cạnh đó, siêu âm lại ở những tuần thai tiếp theo giúp bác sĩ nhận định những vấn đề về nhiễm sắc thể của thai nhi, các bất thường về hình thái chứ chưa thể chẩn đoán được các rối loạn chức năng, dễ dàng phát hiện sớm những dị tật của thai nhi như sứt môi. Hở hàm ếch, não úng thủy, tim bẩm sinh,…
Xét nghiệm Double test
Double test dựa vào các định lượng β-hCG tự do và PAPP-A trong máu thai phụ, kết hợp với các chỉ số khác như siêu âm đo độ mờ da gáy, tuổi mẹ mang thai, tuần tuổi thai… để đánh giá một số nguy cơ mắc các hội chứng dị tật bẩm sinh thường gặp như Down, Edward hoặc Patau,… Thường được thực hiện trong khoảng tuần thai 11 – 13, kết quả của xét nghiệm Double test thông báo thai nhi có nguy cơ cao hay nguy cơ thấp trước những hội chứng bẩm sinh thường gặp. Trong đó, ngưỡng an toàn của thai nhi với nguy cơ mắc hội chứng Down và hội chứng Down theo tuổi mang thai của mẹ là 1:250, ngưỡng an toàn với hội chứng Edwards, Patau ở khoảng 1:100, ngưỡng an toàn dị tật ống thần kinh ở khoảng 1:75. Nếu kết quả của xét nghiệm Double test kết luận con có nguy cơ cao thì mẹ bầu thường được bác sĩ tư vấn thực hiện xét nghiệm Triple test ở tuần thai tiếp theo.
Xét nghiệm Triple test
Xét nghiệm Triple test thường được thực hiện trong khoảng tuần 14 – 18, sau khi có kết quả của Double test có kết luận thai nhi nguy cơ cao với các hội chứng thường gặp như Down, Edwards, Patau. Xét nghiệm dựa vào định lượng AFP, hCG và Estriol trong máu mẹ bầu để tiến hành xét nghiệm. Trong đó: Hàm lượng AFP cao cho biết thai nhi có nguy cơ mắc khuyết tật ống thần kinh hoặc thiếu một phần não. AFP thấp cho biết những bất thường về lượng hCG và estriol cho biết khả năng bào thai có thể mắc phải hội chứng Down hoặc hội chứng Edward và một số bất thường về di truyền khác. Nhận diện được mẹ bầu mang song thai hay đa thai.
Chẩn đoán chọc ối
Chọc ối là một thủ thuật trước sinh, được thực hiện bằng cách lấy mẫu nước ối của người mẹ mang thai dưới sự hỗ trợ của máy siêu âm để sàng lọc những rối loạn nhiễm sắc thể cho thai nhi. Nếu như mẹ bầu có kết quả xét nghiệm Triple test nguy cơ cao, bác sĩ có thể chỉ định mẹ bầu thực hiện chọc ối để khẳng định lại kết quả của những phương pháp sàng lọc Double test và Triple test. Kết quả chọc ối có độ chính xác lên tới 99,99%, tuy nhiên chọc ối lại tiềm ẩn những nguy cơ như rỉ ối, nhiễm trùng ối, sảy thai,…
Xét nghiệm NIPT – illumina>> https://nipt.com.vn/
Sàng lọc trước sinh không xâm lấn là phương pháp phân tích ADN tự do của thai nhi có trong máu mẹ để sàng lọc những hội chứng di truyền cho thai nhi. Phương pháp cho kết quả chính xác kết luận thai nhi có hoặc không mắc phải các hội chứng di truyền như: Ba hội chứng di truyền thường gặp (Down, Edwards, Patau), bất thường nhiễm sắc thể giới tính, đột biến mất đoạn, lặp đoạn, vi mất đoạn và bất thường số lượng tất cả các nhiễm sắc thể còn lại. NIPT – illumina là phương pháp sàng lọc không xâm lấn, đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé, tránh được các rủi ro như rỉ ối, nhiễm trùng ối, giảm tối đa tỷ lệ âm tính giả, dương tính giả.
Tầm quan trọng của sàng lọc trước sinh
Kiểm tra tình trạng sức khỏe của con
Sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, không một bà mẹ nào có thể biết chắc chắn được rằng bé con trong bụng mình đang hoàn toàn khỏe mạnh, không mắc phải hội chứng dị tật nào. Chính vì vậy việc kiểm tra tình trạng sức khỏe của con bằng các phương pháp sàng lọc trước sinh giúp cho mẹ bầu biết được bé con đang phát triển như thế nào, có mắc phải hội chứng di truyền nào hay không.
Xác định thai nhi có hay không mắc hội chứng di truyền
Bên cạnh các dị tật tứ chi, sứt môi hở hàm ếch,… thì các hội chứng dị tật bẩm sinh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của thai nhi, trẻ sinh ra mắc phải các hội chứng bẩm sinh dù ở mức độ nặng hay nhẹ đều cướp đi cuộc sống hạnh phúc của trẻ, khiến cho khả năng sinh hoạt, phát triển về thể chất và trí tuệ đều không bình thường, hơn thế nữa, những trường hợp nặng còn cướp đi sinh mạng của trẻ ngay từ khi mới chào đời. Bởi vậy, nếu biết được bé con trong bụng mình có hay không mắc các hội chứng di truyền sẽ giúp mẹ bầu có hướng chăm sóc con đúng cách ngay từ đầu thai kỳ để con sinh ra được khỏe mạnh nhất có thể.
Giảm gánh nặng cho gia đình và xã hội
Trẻ sinh ra mắc các hội chứng dị tật bẩm sinh trở thành gánh nặng của gia đình, các gia đình sẽ thực sự vất vả gấp nhiều lần khi chăm một trẻ mắc dị tật, bên cạnh đó, chất lượng dân số cũng giảm xuống. Cuộc sống của trẻ mắc dị tật không còn được vui tươi, khỏe mạnh như những trẻ bình thường.
Xác định phương pháp chăm sóc thai nhi phù hợp
Có rất nhiều mẹ bầu cho rằng chỉ cần ăn uống nhiều, ăn các món nhiều chất dinh dưỡng là đủ cho con có thể phát triển toàn diện và khỏe mạnh. Tuy nhiên, bổ sung chất dinh dưỡng khi mang thai đúng cách không phải là ăn gấp đôi mà là bổ sung đúng và đủ những dưỡng chất cần thiết như Axit folic, các loại vitamin và khoáng chất. Bên cạnh đó, một chế độ sinh hoạt khoa học, nói không với các chất kích thích và các chất độc hại để con được phát triển khỏe mạnh. Việc chăm sóc thai nhi đúng cách, phù hợp với tình trạng sức khỏe giúp cho thai nhi phát triển khỏe mạnh, đặc biệt là đối với những thai nhi có kết quả sàng lọc mắc các hội chứng dị tật bẩm sinh.
Chắc chắn bất kỳ người cha người mẹ nào cũng mong muốn con sinh ra được khỏe mạnh, thông minh, chính vì vậy, để nắm được tình trạng phát triển của con được chính xác nhất, tất cả các mẹ bầu đều cần thực hiện sàng lọc trước sinh sớm nhất ngay từ đầu thai kỳ.

Thứ Hai, 25 tháng 3, 2019

Chia sẻ xét nghiệm nào quan trọng nhất khi mang thai

Sự thay đổi liên tục của cơ thể mẹ bầu khi mang thai khiến cho các mẹ bầu không thể kiểm soát được sự thay đổi trong cơ thể mình, đồng nghĩa với những thay đổi đó chính là những ảnh hưởng cả tích cực và không dễ gặp phải một vài rủi ro. Chính vì vậy các phương pháp khám thai định kỳ giúp mẹ bầu có thể biết được tình trạng phát triển của thai nhi. Thế nhưng trong những xét nghiệm trước sinh đó, thì loại xét nghiệm nào là quan trọng nhất?>> Xet nghiem NIPT

Khám phá xét nghiệm nào cần thiêt nhất khi mang bầu

Xét nghiệm nào là quan trọng nhất trong các xét nghiệm khi mang thai?
Tất cả các xét nghiệm trước sinh đều giữ một vai trò quan trọng giúp mẹ bầu nắm được tình trạng phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, phương pháp sàng lọc trước sinh sẽ giúp mẹ bầu nằm được thông tin sức khỏe của thai nhi một cách chính xác. Kết quả của sàng lọc trước sinh có thể xác định được thai nhi có hay không mắc phải những hội chứng dị tật bẩm sinh thường gặp và nhiều hội chứng dị tật bẩm sinh khác nữa.
Tại sao cần thực hiện xét nghiệm trước sinh?
Với sự thay đổi liên tục của môi trường, thời tiết và nhiều yếu tố bên ngoài cùng những thay đổi bên trong cơ thể tác động đến sức khỏe con người, đặc biệt là các mẹ bầu. Trong quá trình mang thai, cơ thể mẹ bầu rất nhạy cảm, dễ bị ảnh hưởng bởi những tác động đó kéo theo sức khỏe của thai nhi cũng bị ảnh hưởng.
Các xét nghiệm trước sinh giúp kiểm tra được tình trạng phát triển của thai nhi, thông báo cho mẹ bầu nắm được tình trạng sức khỏe của thai nhi với các thông tin như: Ngày dự sinh, tuần tuổi thai, cân nặng, chiều dài đầu – mông, tình trạng sức khỏe của thai nhi trước những hội chứng dị tật bẩm sinh,… và nhiều thông tin hữu ích khác. Trước khi thực hiện sàng lọc cho con, các mẹ bầu nên tìm hiểu và lựa chọn phương pháp sàng lọc đảm bảo nhất để tránh phải thực hiện sàng lọc lại nhiều lần.
Các phương pháp sàng lọc trước sinh hiện nay
Sàng lọc bằng siêu âm đo độ mờ da gáy
Siêu âm là phương pháp giúp bác sĩ và mẹ bầu thấy được hình ảnh thai nhi trong bụng mẹ, có thể xác định được vị trí, kích thước của bé, xác định tuổi thai và một vài nguy cơ dị tật bẩm sinh như Down, dị tật các bộ phận trên cơ thể, sứt môi, hở hàm ếch,…
Siêu âm sàng lọc có thể được thực hiện trong khoảng từ tuần thai thứ 11, từ kết quả của siêu âm đo độ mờ da gáy có thể là cơ sở để bác sĩ đánh giá tình trạng phát triển của thai nhi. Kết quả của siêu âm được chi tiết và rõ ràng sau nhiều lần thực hiện ở nhiều tuần thai khác nhau. Là cơ sở xác định tuần tuổi thai để thực hiện những phương pháp sàng lọc khác.>> xét nghiệm quốc tế gentis
Sàng lọc bằng xét nghiệm sinh hóa
Xét nghiệm sinh hóa là phương pháp sử dụng máu người mẹ mang thai để đo nồng độ các chất sinh hóa bên trong máu người mẹ, kết hợp với kết quả của sàng lọc siêu âm nhằm đánh giá nguy cơ thai nhi mắc dị tật bẩm sinh cao hay thấp.
Xét nghiệm Double test là phương pháp đánh giá các chất trong máu mẹ bầu như: Định lượng β-hCG tự do (human chorionic gonadotropin) và PAPP-A (Pregnancy Associated Plasma Protein A). Dựa vào kết quả siêu âm đo độ mờ da gáy, chiều dài đầu mông, đường kính lưỡng đỉnh… cùng một số chỉ số khác như tuổi mẹ, cân nặng, chiều cao… Bác sĩ sẽ đưa ra những đánh giá về nguy cơ thai nhi có thể mắc những hội chứng dị tật bẩm sinh. Double test được thực hiện trong khoảng tuần thai thứ 11 – 13 tuần 6 ngày. Trong trường hợp kết quả xét nghiệm Double test có nguy cơ cao thì mẹ bầu được bác sĩ tư vấn thực hiện Triple test ở tuần thai tiếp theo.
Ở tuần thai 15 – 18, nếu mẹ bầu có nguy cơ cao sẽ thường được bác sĩ tư vấn thực hiện xét nghiệm Triple test để một lần nữa khẳng định lại kết quả của Double test. Bằng việc sử dụng AFP, hCG và Estriol để tiến hành xét nghiệm, Triple test giúp phát hiện nguy cơ mắc phải những hội chứng dị tật bẩm sinh thường gặp, khẳng định có nguy cơ cao hay không đối với hội chứng mà Double test đã kết luận, phát hiện bất thường ở não, tủy sống,… Nếu trong trường hợp Triple test kết luận con có nguy cơ cao như ở xét nghiệm Double test hoặc cho kết quả xét nghiệm phát hiện hội chứng khác với kết quả của Double test thì mẹ bầu sẽ được bác sĩ tư vấn thực hiện chọc ối để đưa ra kết luận cuối cùng chính xác nhất.
Chẩn đoán chọc ối
Chọc ối là phương pháp phân tích mẫu nước ối của người mẹ mang thai nhằm phát hiện thai nhi có hay không mắc các hội chứng dị tật bẩm sinh. Chọc ối là một thủ thuật sử dụng kim rỗng, mảnh, đi xuyên qua thành bụng của mẹ bầu đến tử cung để thu mẫu nước ối dưới sự hỗ trợ của máy siêu âm.
Chọc ối có thể phát hiện được thai nhi có hay không mắc phải những hội chứng dị tật bẩm sinh như Down, Edwards,… và một số bất thường khác liên quan đến đột biến mất đoạn, thêm đoạn, chuyển đoạn,… của nhiễm sắc thể gây ra các hội chứng dị tật khác… Chọc ối có thể cho được kết quả chính xác về tình trạng phát triển của thai nhi nhưng lại tiềm ẩn những nguy cơ rủi ro như: Rỉ ối, nhiễm trùng ối, sảy thai,… với tỷ lệ khoảng 1%.
Sàng lọc trước sinh không xâm lấn NIPT – illumina
Sàng lọc NIPT – illumina là phương pháp phân tích ADN tự do của thai nhi có trong máu mẹ để sàng lọc những hội chứng di truyền mà thai nhi có thể mắc phải. NIPT – illumina là phương pháp sàng lọc mới, hiện đại nhất hiện nay, với độ chính xác lên tới 99,9%, NIPT – illumina đã nhanh chóng trở thành lựa chọn hàng đầu của các mẹ bầu tại các nước tiên tiến trên thế giới.
NIPT – illumina giúp cho mẹ bầu nắm được tình trạng sức khỏe của bé ngay từ tuần thai thứ 10 cho đến hết thai kỳ với những hội chứng thường gặp như: Down, Edwards, Patau, các hội chứng liên quan đến bất thường nhiễm sắc thể giới tính, đột biến vi mất đoạn và bất thường số lượng tất cả các nhiễm sắc thể còn lại mà không cần thực hiện nhiều lần hay thực hiện thêm biện pháp sàng lọc nào.
Vai trò quan trọng của sàng lọc trước sinh
Giúp mẹ bầu phát hiện được tình trạng sức khỏe của con
Không một bà mẹ mang thai nào có thể chắc chắn được rằng bé con trong bụng mình đang hoàn toàn khỏe mạnh. Những thay đổi liên tục của cơ thể mẹ bầu trong quá trình mang thai cùng với những những đột biến không thể kiểm soát được trong quá trình phân chia tế bào xảy ra “lỗi” khiến cho bé con đứng trước những nguy cơ mắc phải các hội chứng dị tật bẩm sinh. Thực hiện sàng lọc trước sinh giúp mẹ bầu phát hiện được những bất thường đó sớm nhất có thể để đưa ra những hướng chăm sóc thai nhi phù hợp nhất.
Có phương pháp chăm sóc thai nhi kịp thời
Việc xác định đúng tình trạng sức khỏe của con giúp cho mẹ bầu được bác sĩ tư vấn, đưa ra những hướng chăm sóc thai nhi hiệu quả và giúp mẹ bầu sớm thực hiện các phương pháp chăm sóc thai nhi đúng cách ngay từ trong thai kỳ để thai nhi được phát triển toàn diện nhất.
Giảm lo lắng về việc sinh con mắc dị tật bẩm sinh
Theo nghiên cứu cho thấy, những mẹ bầu thường xuyên vui vẻ, có chế độ sinh hoạt khoa học và có kế hoạch chăm sóc thai nhi phù hợp sẽ sinh con khỏe mạnh hơn nhóm mẹ bầu thường xuyên lo lắng, căng thẳng hay mệt mỏi. Việc thực hiện sàng lọc trước sinh giúp mẹ bầu an tâm hơn về tình trạng sức khỏe của con, giúp cho mẹ bầu yên tâm được rằng thai nhi đang phát triển hoàn toàn bình thường và khỏe mạnh, mẹ bầu cần thực hiện khám sàng lọc sớm nhất có thể để trong suốt thai kỳ không có bất kỳ sự lo lắng hay hoang mang nào.
Phát hiện nhiều bệnh lý gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ
Sàng lọc trước sinh không chỉ giúp mẹ bầu phát hiện ba hội chứng dị tật bẩm sinh thường gặp như Down, Edwards, Patau mà còn phát hiện những hội chứng do bất thường số lượng, các đột biến mất đoạn, vi mất đoạn gây ra. Bên cạnh đó, sàng lọc trước sinh phát hiện những dị tật ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi.
Thực hiện sàng lọc trước sinh giúp các mẹ bầu có thể biết được bé con trong bụng đang lớn lên mỗi ngày như thế nào để có những phương pháp chăm sóc thai kỳ tốt nhất. Để thực hiện mong muốn rằng con sinh ra được khỏe mạnh, thông minh, tránh được những nguy cơ sinh con mắc phải hội chứng dị tật bẩm sinh, tất cả các mẹ bầu đều nên thực hiện sàng lọc sớm nhất có thể để đảm bảo con sinh ra được khỏe mạnh cả về thể chất và trí tuệ.

Thứ Sáu, 22 tháng 3, 2019

Hội chứng siêu nam khái niệm là gì?

Nếu như hội chứng 3X được gọi là hội chứng siêu nữ, thì hội chứng Jacobs được gọi là hội chứng siêu nam. Hội chứng xảy ra do bất thường số lượng nhiễm sắc thể giới tính gây nên.>> Xét nghiệm NIPT

Hội chứng siêu nam Jacobs khái niệm là gì?

Hội chứng Jacobs là gì?
Theo quy luật di truyền, nhiễm sắc thể giới tính ở nam giới là XY, ở nữ giới là XX. Hội chứng Jacobs xảy ra khi trong nhiễm sắc thể giới tính của người nam có hai nhiễm sắc thể Y (XYY). Hội chứng này chỉ xảy ra ở nam giới khi cấu trúc gen có thêm sự sao chép của một nhiễm sắc thể Y trong tế bào. Trong một vài trường hợp, sự biến đổi cấu trúc gen này chỉ tồn tại trong một vài tế bào.
Nguyên nhân gây ra hội chứng Jacobs
Hội chứng Jacobs là kết quả của sự “trộn gen” ngẫu nhiên trong quá trình hình thành gen ở nam giới. Những người bệnh mắc phải hội chứng này không phải do di truyền (bệnh truyền lại từ cha mẹ) cũng không phải do bản chất gen liên quan đến hội chứng này. Hay nói một cách khác, một người đàn ông mắc hội chứng Jacobs không có nghĩa là sẽ truyền lại bệnh cho những đứa con của anh ta, lỗi trên gen xảy ra ngẫu nhiên trong thời điểm khác nhau quả quá trình phân bào, chính vì vậy mà người mắc hội chứng Jacobs chỉ bị ảnh hưởng một vài tế bào chứ không phải là toàn bộ.
Với bản chất không phải do di truyền nên tất cả bé nam đều có nguy cơ mắc phải hội chứng này.
Dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng Jacobs
Những trẻ mắc hội chứng Jacobs thường phát triển nhanh hơn những đứa trẻ khác ở giai đoạn phát triển đầu (thường cao hơn so với chiều cao trung bình). Hầu hết những trẻ mắc hội chứng này có sự phát triển sinh lý bình thường.
Một số biểu hiện của trẻ mắc hội chứng Jacobs
Tùy vào mức độ ảnh hưởng mà mỗi trẻ mắc bệnh có biểu hiện bệnh khác nhau. Một số dấu hiệu và triệu chứng như trương lực cơ thấp (nhược cơ), chậm phát triển âm ngay từ khi còn nhỏ hoặc ở thời kỳ nhũ nhi.
Trẻ mắc hội chứng Jacobs có thể gặp khó khăn trong học tập, chậm đọc và viết. Không có khuyết tật trí tuệ.
Nam giới mắc hội chứng XYY có thể gặp phải chứng suyễn, các vấn đề về răng, mụn trứng cá, không mọc lông mặt và lông cơ thể,…
Một số nam giới mắc hội chứng XYY có những khác biệt về hành vi như rối loạn phổ tự kỷ, rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) hoặc rối loạn lo lắng, tâm trạng,…
Một số trẻ mắc Jacobs có thể bị suy tinh hoàn (tinh hoàn không thể tạo ra tinh trùng hoặc testosterone) ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Giảm chức năng tuyến sinh dục hoặc lượng hormone testosterone thấp.
Dậy thì muộn hoặc không dậy thì
Rối loạn tuyến vú hoặc tế bào vú phát triển
Xương yếu.
Đối với những người chưa được phát hiện bệnh, đến tuổi trưởng thành có những biểu hiện bệnh như:
Giảm ham muốn tình dục
Giảm số lượng tinh trùng
Vô sinh.
Phương pháp chẩn đoán hội chứng Jacobs
Sàng lọc trước sinh phát hiện hội chứng Jacobs cho thai nhi
Chẩn đoán hội chứng Jacobs bằng phương pháp chọc ối>> https://nipt.com.vn/gioi-thieu-nipt-illumina
Chọc ối là một trong những phương pháp sàng lọc trước sinh cho kết quả chính xác nhất – lên đến 99,99%. Đây là phương pháp sử dụng mẫu nước ối của người mẹ mang thai để tiến hành phân tách ADN tự do của thai nhi có trong nước ối nhằm sàng lọc những hội chứng di truyền thường gặp cho thai nhi, trong đó có hội chứng Jacobs. Tuy nhiên, đây là phương pháp xâm lấn trực tiếp vào môi trường sống của thai nhi, có thể đe dọa thai nhi trước những rủi ro như rỉ ối, nhiễm trùng ối,…
Sàng lọc hội chứng Jacobs từ sàng lọc không xâm lấn NIPT – illumina
Ngay từ khi mang thai, trong máu mẹ bầu đã có sự xuất hiện ADN tự do của thai nhi, từ tuần thai thứ 10 có thể thực hiện phân tích ADN tự do của thai nhi có trong máu mẹ để sàng lọc những hội chứng di truyền cho bé. Là phương pháp sàng lọc trước sinh không xâm lấn, đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé nhưng vẫn có độ chính xác lên tới 99,9%. NIPT – illumina đã nhanh chóng trở thành lựa chọn hàng đầu của các thai phụ tại các nước tiên tiến.
Chẩn đoán bệnh di truyền cho nam giới
Thực hiện xét nghiệm ADN chẩn đoán bệnh di truyền
Có rất nhiều trường hợp những người đàn ông không phát hiện được tình trạng sức khỏe của mình, khi trưởng thành họ nhận thấy những dấu hiệu bất thường trên cơ thể hoặc nhận biết những bất thường đến sinh sản, số lượng tinh trùng giảm,… Thực hiện xét nghiệm ADN có thể chẩn đoán bệnh di truyền cho kết quả chính xác.
Xét nghiệm không phân biệt độ tuổi, người có nhu cầu xét nghiệm không cần kiêng, nhịn ăn hay chọn thời điểm nhất định nào như các xét nghiệm máu khác. Kết quả xét nghiệm xác định các nhiễm sắc thể có hay không bất thường, trong đó có hội chứng Jacobs. Độ chính xác của xét nghiệm lên tới 99,9%.
Kiểm tra hormone
Bác sĩ chuyên khoa có thể yêu cầu người khám kiểm tra hormone sinh dục gắn với globulin nhằm kiểm tra lượng testosterone trong cơ thể cũng như kiểm tra tổng lượng testosterone. Cả hai lần kiểm tra này đều được phân tích bằng mẫu máu hoặc nước tiểu để xem nếu lượng testosterone quá thấp thì điều này có thể cho biết là bạn đang có vấn đề về sức khỏe. Trong trường hợp đó, các bác sĩ sẽ yêu cầu bạn làm thêm những bài kiểm tra khác để tìm ra nguyên nhân. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ đưa ra nhận định, dựa trên những nhận định đã kiểm tra để làm cơ sở thực hiện thêm các kiểm tra khác chứ không cho kết quả chính xác là có hay không.
Phương pháp điều trị hội chứng Jacobs
Ở thời điểm hiện tại, hội chứng Jacobs chưa có phương pháp điều trị dứt điểm, nhưng có những hướng điều trị khác như thay thế testosterone, điều trị chứng vô sinh, phẫu thuật để giảm giác triệu chứng biểu hiện bệnh khác. Điều trị những bệnh do tác động của Jacobs gây ra. Ngay từ khi mang thai, mẹ bầu cần thực hiện sàng lọc cho bé để nắm được tình trạng sức khỏe để có hướng chăm sóc đúng cách. Người nam có những biểu hiện bất thường cần thực hiện chẩn đoán các hội chứng di truyền để có hướng điều trị giảm nhẹ tình trạng của bệnh và hạn chế những tác động không mong muốn của hội chứng đến cơ thể.

Gợi ý xét nghiệm Double test khái niệm là gì?

Xét nghiệm Double test là một phương pháp sàng lọc trước sinh nhằm phát hiện một vài hội chứng dị tật bẩm sinh cho trẻ. Tất cả các mẹ bầu đều cần thực hiện sàng lọc trước sinh bởi khi mang thai, cơ thể mẹ bầu rất dễ chịu tác động bởi những yếu tố bên ngoài làm ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ bầu và bé. Cùng với đó là những biến đổi di truyền mà chúng ta không thể kiểm soát được có thể đe dọa đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.>> https://nipt.com.vn/goi-xet-nghiem-nipt-illumina

Chia sẻ giám nghiệm Double test khái niệm là gì?

Sàng lọc trước sinh với Xét nghiệm Double Test
Xét nghiệm Double test là một trong những biện pháp sàng lọc trước sinh thường quy, là xét nghiệm tầm soát quan trọng được thực hiện ngay từ 3 tháng đầu thai kỳ. Double test là xét nghiệm sàng lọc sử dụng các xét nghiệm sinh hóa như định lượng β-hCG tự do và PAPP-A trong máu thai phụ, kết hợp đo độ mờ da gáy bằng siêu âm, tuổi mẹ, tuổi thai… để đánh giá một số nguy cơ mắc các hội chứng Down, Edward hoặc Patau,…
Bất cứ người mẹ mang thai nào cũng mong muốn sinh ra những đứa con được khỏe mạnh, thông minh, chính vì vậy sàng lọc trước sinh là việc cần và đủ khi khám thai để thực hiện mong muốn thiết thực này. Là phương pháp sàng lọc không xâm lấn, Double test được đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé qua việc đánh giá những nguy cơ dị tật mà thai nhi có thể mắc phải.
Xét nghiệm Double test có ảnh hưởng đến thai nhi?
Là một xét nghiệm sinh hóa, được thực hiện bằng cách phân tích mẫu máu ngoại vi của người mẹ mang thai, kết hợp cùng các chỉ số khác như độ mờ da gáy, tuổi mẹ, tuổi thai,… để xác định nguy cơ dị tật là cao hay thấp. Chính vì vậy, thực hiện Double test có thể đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Double có thể được thực hiện trong khoảng tuần thai thứ 11 – 13, tốt nhất là trong tuần thai 12 – 13. Dựa vào kết quả siêu âm để xác định tuổi thai, mẹ bầu có thể thực hiện xét nghiệm sau khi khám siêu âm đo độ mờ da gáy.
Có thực sự cần thiết thực hiện xét nghiệm Double test?
Hiện nay, Double test là một trong những xét nghiệm được bộ y tế khuyến cáo phụ nữ mang thai đều nên thực hiện, đặc biệt là những thai phụ nằm trong nhóm nguy cơ cao như:
Người mẹ mang thai từ 35 tuổi trở lên
Người mẹ đã từng sảy thai, thai lưu
Đã từng sinh con mắc dị tật bẩm sinh
Gia đình có tiền sử mắc dị tật bẩm sinh
Mẹ bầu bị nhiễm virus trong quá trình mang thai
Mẹ bầu có kết quả siêu âm đo độ mờ da gáy nguy cơ cao.
Có cần thiết siêu âm trước khi thực hiện xét nghiệm Double test?
Kết quả siêu âm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng khi thực hiện xét nghiệm Double test, đặc biệt là khi siêu âm trước khi làm xét nghiệm ở tuần thai thứ 12. Dựa vào kết quả siêu âm có thể làm cơ sở để bác sĩ dựa vào các chỉ số để nhận định nguy cơ dị tật của thai nhi như:
Chiều dài đầu – mông (CRL)
Khoảng sáng sau gáy, độ mờ da gáy (NT)
Nhờ những chỉ số này kết hợp với kết quả xét nghiệm máu của Double test, các bác sĩ có căn cứ để đưa ra những kết luận cho mẹ bầu.
Xét nghiệm Double test được thực hiện như thế nào?
Khi thực hiện xét nghiệm Double test, mẹ bầu không cần phải ăn kiêng hay nhịn ăn như những xét nghiệm máu thông thường.
Tại cơ sở xét nghiệm, trước khi tiến hành thu mẫu, mẹ bầu được bác sĩ tư vấn để hiểu rõ hơn về ý nghĩa của cuộc xét nghiệm. Thai phụ điền đầy đủ thông tin cần thiết lên phiếu yêu cầu xét nghiệm. Những thông tin đặc biệt cần chính xác như: Ngày đầu tiên của chu kỳ kinh cuối cùng, số ngày của vòng kinh, kinh nguyệt có đều hay không, ngày siêu âm thai gần nhất, tuần thai, số lượng thai, chiều dài đầu – mông và khoảng sáng sau gáy>> xét nghiệm quốc tế gentis
Bác sĩ tiến hành thu mẫu máu trên tĩnh mạch ở tay của người mẹ để làm xét nghiệm. Chỉ khoảng từ 2 – 3 ngày, kết quả phân tích của Double test dựa vào định lượng β-hCG tự do (human chorionic gonadotropin) và PAPP-A (Pregnancy Associated Plasma Protein A) trong máu thai phụ kết hợp với siêu âm đo độ mờ da gáy, chiều dài đầu mông, đường kính lưỡng đỉnh… cùng một số chỉ số khác như tuổi mẹ, cân nặng, chiều cao … một phần mềm chuyên dụng sẽ đưa ra kết quả đánh giá nguy cơ dị tật của thai nhi.
Các chất hóa sinh này được sản xuất một cách bình thường và xuất hiện trong máu mẹ trong quá trình phát triển của thai và nhau thai. Nếu thai có sự lệch bội nhiễm sắc thể (aneuploidies), thì nồng độ của các thông số này sẽ thay đổi trong máu mẹ và việc định lượng chúng trong máu mẹ cùng với kết quả siêu âm,… có thể giúp đánh giá nguy cơ dị tật bẩm sinh của thai.
Kết quả xét nghiệm Double test trả lời như thế nào?
Kết quả xét nghiệm Double test kết luận thai nhi có nguy cơ cao hay thấp với hội chứng dị tật bẩm sinh.
Xét nghiệm Double test nguy cơ thấp
Một trong hai kết quả sau khi xét nghiệm được dự đoán đó là thai nhi có nguy cơ thấp (ít có nguy cơ mắc hội chứng Down) dựa trên kết quả đo độ mờ da gáy < 3mm, tỷ lệ bất thường ở khoảng 21,1%. Nếu nguy cơ đã được hiệu chỉnh ≤ 1: 100 thì thai nhi được xem như có nguy cơ thấp (âm tính).
Xét nghiệm Double test nguy cơ cao
Nếu dựa vào kết quả đo độ mờ da gáy của thai nhi ở khoảng 3,5 – 4,4mm, tỷ lệ bất thường ở khoảng 64,5% trở lên thì thai nhi được xếp vào nhóm nguy cơ cao với hội chứng dị tật bẩm sinh. Nếu nguy cơ được hiệu chỉnh ở khoảng ≥1: 100 thì thai được xem như có nguy cơ cao (dương tính).
Nên làm gì khi kết quả Double test có nguy cơ cao
Double test là một phương pháp sàng lọc thường quy, nhưng Double test không phải là một xét nghiệm chẩn đoán, với độ chính xác < 75%, kết quả sàng lọc của Double test nhằm đánh giá nguy cơ dị tật của thai nhi với các hội chứng thường gặp như Down, Edwards, Patau. Kết quả sàng lọc chỉ kết luận thai nhi có NGUY CƠ cao hay thấp với các hội chứng mà chưa kết luận được cụ thể thai nhi có hay không mắc dị tật bẩm sinh. Kết quả của phương pháp này chỉ được nhận định ở mức ranh giới, bởi vậy mẹ bầu cần thực hiện lại những phương pháp sàng lọc khác để đánh giá đúng tình trạng sức khỏe của thai nhi.
Bên cạnh đó, Double test là phương pháp đánh giá nguy cơ của một số hội chứng cơ bản thường gặp, không thể sàng lọc được những hội chứng dị tật khác do bất thường nhiễm sắc thể gây nên. Đây chỉ là một cảnh báo thai nhi có nguy cơ cao với một số dị tật. Ngược lại, kết luận của Double test kết luận thai nhi có nguy cơ thấp cũng mang tỷ lệ âm tính giả cao, do vậy thai phụ vẫn cần thực hiện theo dõi tiếp tình trạng sức khỏe định kỳ.
Thực hiện các phương pháp sàng lọc khác khẳng định lại kết quả của Double test
Xét nghiệm Triple test sau khi có kết quả Double test nguy cơ cao
Sau khi có kết quả xét nghiệm Double test có nguy cơ cao, mẹ bầu sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện xét nghiệm Triple test để một lần nữa khẳng định lại kết quả của Double test. Tuy nhiên, Triple test cũng là một xét nghiệm sinh hóa, thực hiện phân tích máu người mẹ mang thai để đánh giá nguy cơ dị tật của thai nhi. Nếu kết quả xét nghiệm Triple test thai nhi có nguy cơ cao thì mẹ bầu sẽ tiếp tục được chỉ định chọc ối để đưa ra kết luận chẩn đoán cuối cùng.
Sàng lọc trước sinh không xâm lấn NIPT – illumina
Là một phương pháp mới và hiện đại nhất hiện nay, NIPT – illumina đã nhanh chóng khẳng định vị trí hàng đầu, được nhiều mẹ bầu tại các nước tiên tiến lựa chọn. Xét nghiệm thực hiện phân tích ADN tự do của thai nhi có trong máu mẹ để sàng lọc những hội chứng dị tật bẩm sinh cho bé. Là xét nghiệm không xâm lấn, giải trình tự ADN tự do của thai nhi, bởi vậy kết quả của NIPT – illumina kết luận thai nhi có hoặc không mắc hội chứng dị tật bẩm sinh với độ chính xác lên đến 99,9% – tương tự như chọc ối.
Sàng lọc NIPT – illumina được thực hiện ngay từ tuần thai thứ 10 cho đến hết thai kỳ, mẹ bầu không cần xác định tuần thai cụ thể nào để làm xét nghiệm, đồng thời chỉ thực hiện xét nghiệm một lần duy nhất mà không cần thực hiện lại hay thực hiện thêm các phương pháp sàng lọc khác.
Chi phí thực hiện xét nghiệm Double test
Tùy thuộc vào mỗi đơn vị, cơ sở mà mẹ bầu làm xét nghiệm có những mức chi phí sàng lọc Double test khác nhau. Với mức giá giao động từ 400 nghìn đồng – 1 triệu đồng. Hiện nay, có rất nhiều bệnh viện lớn và các phòng khám đa khoa tư nhân thực hiện phương pháp sàng lọc này. Mẹ bầu nên tìm hiểu kỹ trước khi thực hiện sàng lọc để có một kết quả sàng lọc chính xác nhất.
Xét nghiệm Double test là phương pháp sàng lọc trước sinh được rất nhiều mẹ bầu biết đến, mặc dù là phương pháp sàng lọc thường quy nhưng Double test chưa xét nghiệm được tất cả các hội chứng do bất thường nhiễm sắc thể gây ra, tỷ lệ âm tính giả và dương tính giả cao. Bởi vậy, khi nhận kết quả Double test có nguy cơ cao thì mẹ bầu không nên quá lo lắng hay hoang mang mà cần chủ động tìm hiểu các phương pháp sàng lọc khác có độ chính xác cao để sàng lọc lại cho con.

Thai mười hai tuấn sẽ nên khám những gì nhỉ?

Tuần thai thứ 12 – Cột mốc đánh dấu cuộc hành trình trong Tam cá nguyệt thứ nhất đã kết thúc để bắt đầu tiếp tục với hành trình của Tam cá nguyệt thứ hai. Trong tuần thai này là một trong những mốc khám thai quan trọng trong thai kỳ.>> https://nipt.com.vn/gioi-thieu-nipt-illumina

Bầu mười hai tuấn sẽ cần khám những gì nhỉ?

Tại sao cần khám thai trong tuần thứ 12?
Tuần thai thứ 12 – Mốc thời gian quan trọng đánh dấu mẹ bầu và bé con đã cùng nhau đi qua được ⅓ chặng đường của thai kỳ. Đây là tuần thai quan trọng bởi các mẹ bầu có thể kiểm tra được tình trạng phát triển của thai nhi bằng phương pháp siêu âm đo độ mờ da gáy, thực hiện sàng lọc trước sinh bằng xét nghiệm sinh hóa – Double test hay xét nghiệm sàng lọc trước sinh không xâm lấn NIPT – illumina nếu như chưa thực hiện xét nghiệm này ở tuần thai thứ 10 hay 11.
Các phương pháp sàng lọc trước sinh có thể được thực hiện trong tuần thai thứ 12
Siêu âm đo độ mờ da gáy
Có thể nói, việc thực hiện siêu âm cho thai nhi trong tuần thai này giúp bác sĩ đánh giá được nguy cơ thai nhi mắc hội chứng Down hay không. Trong tuần thai thứ 11 – 13 là khoảng thời gian tốt nhất để siêu âm đo độ mờ da gáy cho thai nhi. Trong giai đoạn này, nếu thai nhi có dấu hiệu mắc hội chứng Down, chất lỏng sẽ tụ lại nhiều ở vùng cổ, ở trong khu vực gáy. Chất lỏng này có thể được đo trong một thử nghiệm được gọi là đo độ mờ gáy. Thai nhi có khả năng mắc hội chứng Down có lớp chất lỏng dày hơn bình thường. Từ kết quả siêu âm kết hợp với các xét nghiệm khác trước khi đưa ra kết quả cuối cùng.
Xét nghiệm Double test
Xét nghiệm Double test được thực hiện trong tuần thai này có thể cho mẹ bầu biết thai nhi có nguy cơ cao hay thấp trước các hội chứng dị tật bẩm sinh, dựa vào định lượng β-hCG tự do và PAPP-A trong máu thai phụ, kết hợp với các chỉ số khác như siêu âm đo độ mờ da gáy, tuổi mẹ mang thai, tuần tuổi thai… để đánh giá một số nguy cơ mắc các hội chứng dị tật bẩm sinh thường gặp như Down, Edward hoặc Patau,..
Sàng lọc trước sinh không xâm lấn NIPT – illumina
Sàng lọc trước sinh không xâm lấn NIPT – illumina là phương pháp phân tích ADN tự do của thai nhi có trong máu mẹ để sàng lọc những hội chứng di truyền mà thai nhi có thể mắc phải. Việc phân tích ADN tự do của thai nhi có thể cho được kết quả sàng lọc chính xác lên tới 99,9% với các hội chứng như: Down, Edwards, Patau, các hội chứng do bất thường nhiễm sắc thể giới tính, đột biến mất đoạn, vi mất đoạn hay bất thường số lượng tất cả các nhiễm sắc thể còn lại.>> Gói xét nghiệm NIPT - iLLUMINA
Các xét nghiệm có thể thực hiện trong tuần thai thứ 12
Xét nghiệm máu
Xét nghiệm máu là xét nghiệm bắt buộc với hầu hết các mẹ bầu giúp cho các chuyên gia có thể kiểm tra chỉ số hemoglobin, hematacrit và số lượng tiểu cầu. Chỉ số hemoglobin hoặc hematacrit thấp đồng nghĩa với mẹ bầu có nguy cơ thiếu máu, thiếu sắt cao, dẫn đến ảnh hưởng sự phát triển của thai nhi.
Xét nghiệm máu cũng giúp xác định nhóm máu để chuẩn bị cho quá trình sinh nở. Đặc biệt, những mẹ bầu có nhóm máu Rh- cần đặc biệt lưu ý, cần tiêm phòng Globulin miễn dịch Rh ngăn chặn các kháng thể chống Rh gây nguy hiểm trong quá trình mang thai.
Ngoài ra, xét nghiệm máu khi mang thai cũng cho biết chính xác liệu các mẹ bầu có mắc bệnh truyền nhiễm như AIDS, giang mai, herpes, viêm gan B, C hoặc bị nhiễm CMV (Cytomegalo virus), loại vi-rút truyền từ người sang người, có thể gây sảy thai, dị tật bẩm sinh.
Xét nghiệm nước tiểu trong tuần thai thứ 12
Giống như xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu cũng là xét nghiệm bắt buộc trước khi sinh. Nếu nước tiểu của mẹ bầu có dư lượng glucose cao báo hiệu mẹ bầu đang có nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ. Nếu lượng dư đạm cao, đó có thể là dấu hiệu bị nhiễm trùng đường tiết niệu, tổn thương thận hoặc một vấn đề bất thường khác.
Lợi ích của việc siêu âm thai 12 tuần
Tại tuần thai thứ 12, mẹ bầu có thể nhìn thấy được “hình hài” của thai nhi, tuy không được rõ ràng nhưng điều này cũng đã khiến các mẹ bầu cảm thấy thực sự hạnh phúc.
Kiểm tra sự phát triển của thai nhi qua phép đo của hộp sọ của thai nhi và so sánh với độ dài tiêu chuẩn cho bào thai.
Xác định ngày mang thai và ước tính ngày dự sinh.
Kiểm tra và xác nhận sự tồn tại của đơn phôi, song phôi hay đa phôi
Đo kích thước của thai nhi và sự phát triển của nhau thai.
Khám thai tuần 12 với những lần khám quan trọng sẽ giúp mẹ bầu nắm được tình trạng sức khỏe của thi nhi. Tuy nhiên, các mẹ bầu cần chủ động ghi nhớ các lịch khám thai trong những tuần thai tiếp theo để đảm bảo con sinh ra được khỏe mạnh và phát triển toàn diện.

Gợi ý những nguyên nhân chủ yếu gây dị tật ở thai nhi

Người cha, người mẹ nào cũng mong muốn những đứa con được sinh ra khỏe mạnh, thông minh, thế nhưng không phải gia đình nào cũng dễ dàng có được may mắn đó, dị tật thai nhi là nỗi sợ hãi lớn nhất của các gia đình khi chuẩn bị đón chào thêm một thành viên mới.>> xét nghiệm NIPT là gì

Chia sẻ những nguyên nhân chính gây ra dị tật cho thai nhi

Theo nghiên cứu cho thấy, hiện nay tình trạng thai nhi mắc phải những hội chứng dị tật bẩm sinh ngày càng có xu hướng tăng lên do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nắm được những nguyên nhân chính gây ra dị tật bẩm sinh ở thai nhi sẽ giúp các mẹ bầu có những biện pháp phòng tránh dị tật cho thai nhi ngay từ trước và trong khi mang thai.
Mang thai khi cha mẹ đã cao tuổi
Theo thống kê, những phụ nữ mang thai từ 35 tuổi trở lên và những người cha từ 50 tuổi trở lên có nguy cơ sinh con mắc những hội chứng dị tật bẩm sinh cao hơn những người ít tuổi hơn với tỉ lệ 1:400, ở khoảng 40 tuổi trở lên vào khoảng 1:100 và 1:30 với những thai phụ từ 45 tuổi trở lên.
Đối với người cha, từ 50 tuổi trở lên mặc dù vẫn còn khả năng sản sinh tinh trùng nhưng ở độ tuổi này, tinh trùng cũng dễ bị lỗi dẫn đến những bất thường gây nên bệnh di truyền cho thai nhi. Không chỉ vậy, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng trẻ được sinh ra khi người cha từ 40 tuổi trở lên có nguy cơ mắc chứng tự kỷ cùng những chứng bệnh khác như suy yếu não, chỉ số IQ thấp,… cao gấp 6 lần so với những người cha sinh con trong độ tuổi 30.
Do ở độ tuổi cao, trứng và tinh trùng thường không còn được đảm bảo, trong quá trình phân chia nhiễm sắc thể dễ xảy ra lỗi dẫn đến những bất thường về di truyền – nguyên nhân gây ra dị tật bẩm sinh ở thai nhi với những hội chứng dị tật bẩm sinh thường gặp như:Down (Trisomy 21), Edwards (Trisomy 18), Patau (Trisomy 13), các bất thường nhiễm sắc thể giới tính: Turner, Klinefelter, Jacobs,…
Thai nhi mắc dị tật do di truyền từ cha mẹ
Người cha, mẹ mang gen bệnh di truyền có biểu hiện hoặc khỏe mạnh nhưng trong gia đình có tiền sử dị tật bẩm sinh (trong gia đình có người mắc bệnh) thì khả năng người cha, người mẹ mang gen bệnh di truyền nhưng không biểu hiện là rất cao. Người mẹ có tiền sử sảy thai, thai lưu, sinh non, thai dị dạng,… thì một khả năng cao cho thấy người cha, người mẹ hoặc cả hai người có những bất thường về di truyền và có rất nhiều khả năng di truyền những bất thường đó cho thai nhi.
Tùy vào những bất thường di truyền của cha mẹ có thể xác định được xác suất mà thai nhi có thể mắc phải trước những hội chứng di truyền đó. Những bất thường di truyền có thể gây sảy thai, lưu thai hoặc thai nhi sinh ra sẽ có nguy cơ mắc phải những hội chứng dị tật bẩm sinh khi sinh ra. Các dị tật bẩm sinh do di truyền phổ biến thường là các dị tật về tim, các bệnh di truyền như bệnh máu khó đông, tan máu bẩm sinh,…
Người mẹ mắc bệnh truyền nhiễm khi đang mang thai
Trong quá trình mang thai, cơ thể người mẹ rất dễ chịu tác động bởi sự thay đổi của môi trường bên ngoài, dễ bị lây nhiễm khi tiếp xúc với người bệnh hoặc mắc bệnh khi sống trong môi trường mang dịch bệnh. Các bệnh truyền nhiễm cấp tính như viêm gan siêu vi, rubella, cúm,… gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tinh trùng, trứng và phôi thai. Chính vì vậy, khả năng thai nhi mắc phải những hội chứng dị tật bẩm sinh tăng lên rất cao.
Tiếp xúc những chất phóng xạ, chất độc hại trong quá trình mang thai
Những chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá cùng những chất hóa học phải tiếp xúc hàng ngày như chất tẩy rửa, khói bụi ô nhiễm, có thể tác động trực tiếp đến sức khỏe của cả mẹ bầu và thai nhi. Khi người mẹ tiếp xúc với những chất độc hại hoặc sử dụng chất kích thích, những chất độc hại này có thể qua máu mẹ đi vào nhau thai làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển của bé, phá vỡ và gây dị dạng về cấu trúc, chức năng các cơ quan non nớt mới hình thành của bé hay hơn thế nữa là gây sảy thai, thai lưu, sinh non,…
Thai phụ mới sinh non hoặc mới sảy thai, lưu thai
Sau khi gặp phải những rủi ro như sảy thai, sinh non, lưu thai, nếu người mẹ có thai (trong vòng dưới 6 tháng sau rủi ro) thì cơ thể người mẹ lúc này còn chưa phục hồi lại sức khỏe, do mới bị mất máu và tổn thương về cả thể chất lẫn tinh thần sẽ ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của thai nhi, đồng thời không đủ sức khỏe, thể lực để nuôi dưỡng thai nhi khỏe mạnh. Những trường hợp đặc biệt như thai lưu, sảy thai không rõ nguyên nhân sẽ khiến cho lần mang thai tiếp theo ngay sau đó cũng dễ gặp phải những điều không mong muốn.
Người mẹ mang thai thường xuyên căng thẳng, mệt mỏi
Tâm trạng của người mẹ bầu tác động trực tiếp vào sự phát triển của thai nhi cả về thể chất và trí tuệ. Tâm trạng của con người được điều khiển bởi hệ thần kinh trung ương và hệ thống nội tiết. Tuyến thượng thận là hệ thống nội tiết liên quan đến sự thay đổi tâm trạng của con người. Đối với những mẹ bầu hay mệt mỏi, căng thẳng, hormone sản sinh từ tuyến thượng thận sẽ gây cản trở vai trò hòa hợp của lớp tế bào phôi mô của thai nhi. Nếu căng thẳng xảy ra trong thời kỳ 3 tháng đầu mang thai thì sẽ gây ra dị tật cho thai nhi như sứt môi hoặc hở hàm ếch.
Uống thuốc không có chỉ định của bác sĩ
Trong thời gian mang thai, các mẹ sẽ được bác sĩ chỉ định uống một số loại thuốc bổ nhằm bổ sung vitamin, khoáng chất, canxi, các dưỡng chất thiết yếu để thai nhi có thể phát triển một cách tốt nhất. Tuy nhiên, các mẹ bầu không nên tự ý sử dụng thuốc hay uống thuốc theo “kinh nghiệm” được truyền lại mà không có cơ sở khoa học. Đặc biệt, trong quá trình mang thai khi mẹ bầu mắc bệnh nào đó cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được hướng dẫn sử dụng thuốc đúng quy định bởi một số loại thuốc ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi rất nguy hiểm như: Thuốc chống động kinh, thuốc chống khối u ung thư, thuốc chứa estrogen,…
Nếu mẹ bầu đang sử dụng thuốc để chữa bệnh tim, chống ung thư, thuốc thần kinh… thì không nên thụ thai bởi những loại thuốc này có thể gây rối loạn kinh nguyệt, ảnh hưởng đến sự rụng trứng cũng như chất lượng nguồn trứng.
Chụp X – quang khi đang mang thai
Tia X được xác định có thể gây dị tật thai nhi nghiêm trọng. Tại các phòng chụp X – quang thường có khuyến cáo rất rõ ràng người đang mang thai không được vào phòng chụp X – quang. Các mẹ bầu nên lưu ý tuyệt đối không đến gần khu vực chụp X-quang đi đang mang thai.
Cả vợ chồng đang mắc bệnh
Sức khỏe của cả người chồng và vợ đều có những tác động rất quan trọng trong quá trình thụ thai. Nếu ai trong hai người bị các bệnh truyền nhiễm cấp tính như viêm gan siêu vi, rubella, cúm… hoặc cả hai vợ chồng đều mắc bệnh thì đều có thể ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng cũng như trứng và phôi thai. Khi có ý định mang thai, hai vợ chồng nên thực hiện khám tiền sản để xác định tình trạng sức khỏe của mình để lựa chọn phương pháp thụ thai phù hợp.
Một số thói quen hàng ngày gây dị tật bẩm sinh ở thai nhi khác
Nhuộm tóc, sử dụng sơn móng tay, móng chân, nước hoa, các loại kem dưỡng da hóa học, chất tẩy rửa,… là những thói quen của không ít mẹ bầu tưởng chừng như bình thường nhưng lại có tác động xấu đến sự phát triển của thai nhi. Những chất hóa học đó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, trí tuệ của bé. Khi mang thai các mẹ bầu không nên sử dụng hay tiếp xúc thường xuyên với các chất hóa học để đảm bảo sự an toàn của thai nhi trong bụng.
Cách phòng tránh sinh con mắc những hội chứng dị tật bẩm sinh từ trước khi mang thai
Bổ sung acid folic
Ngay từ khi có ý định mang thai, người mẹ nên tập trung chăm sóc sức khỏe, bổ sung những dưỡng chất cần thiết để thúc đẩy sự phát triển của thai nhi. Mọi phụ nữ trong độ tuổi sinh nở đều cần sử dụng acid folic (ít nhất 3 tháng trước khi mang thai) và trong suốt thai kỳ. Thiếu hụt folate là một trong những nguyên nhân chính gây ra một loạt các dị tật bẩm sinh và dị tật ống thần kinh, phổ biến nhất trong số này là dị tật nứt đốt sống ở thai nhi. Những dị tật này xuất hiện rất sớm ngay từ đầu thai kỳ, thậm chí trước cả khi người mẹ có thể nhận biết mình mang thai để bổ sung folate kịp thời.
Khám tiền hôn nhân, tiền sản khi kết hôn hoặc khi có ý định mang thai
Khám tiền hôn nhân, tiền sản là lời khuyên của các bác sĩ chuyên khoa dành tặng các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh sản để xác định tình trạng sức khỏe của cả hai người, lựa chọn phương pháp thụ thai, phương pháp sinh phù hợp nhất với sức khỏe. Đồng thời, xác định người cha, mẹ có mang gen bệnh di truyền, bệnh truyền nhiễm nào hay không như: Viêm gan B, tan máu bẩm sinh,… Việc này cũng đặc biệt có ý nghĩa với những bà mẹ có bệnh mãn tính trước đó.
Ăn uống khoa học
Không sử dụng chất kích thích, những thực phẩm không rõ nguồn gốc, nghiên cứu một chế độ dinh dưỡng khoa học và hợp lý ngay từ trước khi mang thai có thể giúp mẹ bầu có một cơ thể khỏe mạnh, sẵn sàng đến đón chào một thành viên mới cùng sống trong cơ thể của mình. Bên cạnh việc xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, người mẹ cần bổ sung những dưỡng chất, vitamin cần thiết để cơ thể có sức đề kháng, không bệnh tật ngay từ trước khi mang thai
Kiểm soát virus HPV
Virus HPV mặc dù không gây dị tật bẩm sinh thai nhi nhưng lại liên quan đến ung thư cổ tử cung, khả năng tăng nguy cơ sinh non khi mà não và phổi của thai nhi chưa phát triển hoàn thiện, và hậu quả là trẻ sinh ra có thể bị suy não và phổi nghiêm trọng. Có đến 80% phụ nữ mắc HPV ít nhất một lần trong đời. Chính vì vậy thực hiện xét nghiệm HPV – ADN là cần thiết để chuẩn bị sẵn sàng mang thai thuận lợi nhất.>> xét nghiệm quốc tế gentis
Thực hiện xét nghiệm ADN xác định bệnh di truyền
Khó có thể xác định nguyên nhân của hầu hết các dị tật bẩm sinh, nhưng nếu hai vợ chồng đều khỏe mạnh nhưng gia đình của một hoặc cả hai vợ chồng từng có tiền sử dị tật cần thực hiện xét nghiệm chẩn đoán di truyền giúp phân tích nguy cơ dị tật có thể là một xét nghiệm hữu ích bởi nguy cơ một hoặc cả hai vợ chồng mang gen bệnh không biểu hiện là rất cao. Kết quả giám định di truyền có thể giúp các bác sĩ tư vấn về nguy cơ dị tật cho hai vợ chồng để đưa ra quyết định mang thai và sinh con.
Cách phòng – tránh sinh con mắc dị tật bẩm sinh trong quá trình mang thai
Không tuỳ tiện dùng thuốc trong quá trình mang thai
Khi mang thai, mọi loại thuốc mẹ bầu sử dụng đều phải được chỉ định bởi bác sĩ chuyên khoa, kể cả những loại bệnh thông thường. Những loại thuốc mẹ bầu sử dụng trong khi mang thai cần được sử dụng đúng thời điểm, đúng liều lượng hoặc lựa chọn những phương pháp điều trị thay thế an toàn nhất cho thai nhi.
Thực hiện sàng lọc trước sinh
Sàng lọc trước sinh là lần khám thai cần và đủ trong quá trình mang thai. Để nhận biết được tình trạng sức khỏe của thai nhi nhằm có hướng chăm sóc thai nhi phù hợp nhất, mẹ bầu nên thực hiện sàng lọc cho thai nhi sớm nhất có thể. Hiện nay, phương pháp sàng lọc trước sinh không xâm lấn NIPT – illumina là phương pháp sàng lọc sớm và chính xác nhất lên tới 99,9%. Dựa vào kết quả sàng lọc NIPT – illumina, bác sĩ có thể đưa ra những lời khuyên, hướng chăm sóc thai nhi, giúp gia đình có định hướng chăm sóc thai nhi phù hợp nhất mà không cần phải thực hiện sàng lọc lại hay thực hiện thêm bất kỳ phương pháp sàng lọc nào khác.
Nghỉ ngơi và thư giãn giảm căng thẳng
Theo nghiên cứu cho thấy người mẹ bị căng thẳng nghiêm trọng trong khi mang thai dễ sinh con mắc dị tật hơn. Stress cũng liên quan đến tăng nguy cơ sảy thai, sinh non và vô sinh. Các mẹ bầu nên tập thể dục, yoga, tham gia những lớp tiền sản để giảm stress, chia sẻ với những người trong gia đình về tình trạng và vấn đề của mình sẽ giúp sức khỏe và tinh thần của mẹ bầu được cải thiện hơn rất nhiều.
Bảo vệ sức khỏe bản thân
Mẹ bầu cần xây dựng một lối sống lành mạnh, thường xuyên tập thể dục, bổ sung dinh dưỡng đầy đủ và kiến thức mang thai khoa học, tham gia những group tiền sản để có được một thai kỳ an toàn và thuận lợi, giảm thiểu tối đa những rủi ro không mong muốn. Tránh xa những chất kích thích, môi trường độc hại nhiễm phóng xạ hay mang dịch bệnh.
Theo tổ chức March and Dimes, nếu mọi phụ nữ mang thai đều được cách ly với thuốc lá (dù là hút thuốc chủ động hay thụ động), tỷ lệ sảy thai sẽ giảm đi 5%, tỷ lệ sinh con nhẹ cân giảm 20%, tỷ lệ sinh non giảm 8%, tỷ lệ thai chết lưu giảm 11% và tỷ lệ tử vong sơ sinh giảm 5%. Vì vậy, để đảm bảo tương lai của con trẻ, mẹ bầu nên tránh tối đa việc tiếp xúc với thuốc lá, hóa chất, bao gồm cả các hóa chất dùng trong sinh hoạt hàng ngày.
Mang thai là giai đoạn khó khăn nhất của cả mẹ và con, khi cả hai đều bị “đe dọa” không chỉ bởi môi trường bên ngoài mà còn bởi những đột biến bên trong cơ thể mà người mẹ không thể kiểm soát được. Việc nắm bắt được những nguyên nhân chính dị tật bẩm sinh ở thai nhi giúp cho mẹ bầu và gia đình có thể chủ động phòng tránh được những rủi ro không mong muốn đến với thai nhi.