Thứ Ba, 29 tháng 6, 2021

Bật mí chín cách chữa sốc nhiệt đối với người mang thai

 Thời tiết oi bức kéo dài ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe khiến mẹ bầu có nguy cơ cao bị sốc nhiệt. Để đảm bảo an toàn, các mẹ bầu cần bỏ túi ngay cách chữa sốc nhiệt sau đây.

Bình thường, thân nhiệt của chúng ta được duy trì nhờ các chất dịch trong cơ thể. Ngoài ra, quá trình đổ mồ hôi giúp cơ thể được làm mát và giải phóng phần nhiệt dư thừa.

Khi ở một nơi có nhiệt độ cao hoặc tiếp xúc với ánh nắng trong thời gian dài, cơ thể càng dễ rơi vào trạng thái mất nước hơn. Tình trạng sốc nhiệt (hay say nắng) ở mẹ bầu có thể gây tổn thương thần kinh và ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi.

Bài viết dưới đây, xét nghiệm nipt gentis chia sẻ đến bạn những vấn đề liên quan, đặc biệt là cách chữa sốc nhiệt tại nhà.

Chia sẻ 9 cách chữa sốc nhiệt cho bà bầu

Điều gì gây ra sốc nhiệt ở mẹ bầu?

Một lý do chính đưa đến tình trạng sốc nhiệt là do cơ thể phải gắng sức trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, chẳng hạn như phải tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong nhiều giờ.

Ngoài bà bầu, trẻ em hoặc người già cũng dễ mắc phải tình trạng này, bởi cơ thể họ gặp khó khăn trong việc điều chỉnh nhiệt độ. Ngay cả khi không có bất kỳ hoạt động thể chất nào, cả 2 nhóm đối tượng này cũng có thể bị say nắng khi tiếp xúc với nhiệt độ cao.

Sốc nhiệt có thể chia ra làm nhiều mức độ: nặng, nhẹ và trung bình. Ở mức nhẹ, cơn sốc nhiệt chỉ gây ra các triệu chứng như chuột rút, chóng mặt và buồn nôn. Với thể nặng, người bệnh có thể đối mặt với tổn thương não, thậm chí hôn mê hay tử vong.

Sốc nhiệt ở thể trung bình còn gọi là kiệt sức do nắng nóng. Tình trạng này xảy ra khi lượng nước trong cơ thể giảm xuống, hệ quả là thân nhiệt tăng nhẹ. Trái với sốc nhiệt nặng, người bị kiệt sức do nắng nóng nhiệt độ cơ thể không vượt quá 40°C.

Mách bạn cách nhận biết các triệu chứng khi sốc nhiệt

Để nắm được cách chữa sốc nhiệt hiệu quả, bạn cần hiểu rõ những triệu chứng liên quan đến tình trạng này. Mặc dù chia làm ba thể khác nhau nhưng người bị sốc nhiệt thường có  những biểu hiện chung được đề cập dưới đây.

Theo đó, ở người bệnh sẽ có một vài dấu hiệu cảnh báo trước như sau:

  • Buồn nôn và nôn
  • Nhiệt độ cơ thể cao (có thể lên đến 40°C)
  • Đau đầu
  • Da ửng đỏ
  • Chóng mặt
  • Thở nhanh
  • Tăng nhịp tim
  • Chuột rút ở bụng hoặc các cơ bắp
  • Đổ mồ hôi ít hoặc quá nhiều

Sau những dấu hiệu cảnh báo trên, cơn say nắng sẽ diễn ra. Các triệu chứng của sốc nhiệt dễ nhận thấy nhất thường là:

  • Co giật
  • Cáu gắt
  • Thay đổi hành vi kỳ lạ
  • Ảo giác, hoang tưởng

Bỏ túi cho mẹ bầu cách chữa sốc nhiệt hiệu quả ngay tại nhà

1. Sữa lên men (Buttermilk)

Sữa lên men là dạng sữa tươi lỏng, có vị chua. Loại này được dùng nhiều trong các công thức nấu ăn, làm bánh và sản xuất bơ.

Do có nhiều chất dinh dưỡng nên loại sữa này được xem là thức uống tốt cho sức khỏe. Đặc biệt buttermilk đem lại giải pháp bù nước, đồng thời cung cấp cho bạn thêm protein và men vi sinh cần thiết cho hệ tiêu hóa. Với sữa lên men, bạn có thể dùng khoảng 1 – 2 ly mỗi ngày.

Những gì bạn cần

  • Sữa chua (2 thìa canh)
  • Nước lọc (1 ly)
  • Muối (một nhúm nhỏ)
  • Bột thì là (một nhúm)

Cách thực hiện

Hòa chung nước và sữa chua với nhau. Thêm bột thì là và muối vào hỗn hợp, trộn đều. Sau khi làm lạnh là đã có thể dùng ngay.

2. Tắm với nước lạnh

Đây được xem là cách chữa sốc nhiệt hiệu quả nhất và cũng dùng như biện pháp sơ cứu tạm thời.

Những gì bạn cần

  • Một bồn tắm chứa sẵn nước lạnh

Cách thực hiện

Ngâm mình trong bồn tắm trong khoảng 15 – 20 phút. Biện pháp này được khuyên là áp dụng cho trường hợp say nắng do gắng sức nhằm giúp cơ thể hạ nhiệt một cách nhanh chóng.

3. Liệu pháp tinh dầu

Bạn có biết rằng dầu hoa oải hương chính là “vị cứu tinh” giúp làm dịu thần kinh, cũng như giúp phục hồi làn da bị cháy nắng? Hãy thử biện pháp này khi nhiệt độ cơ thể bắt đầu tăng dần bạn nhé!

Những gì bạn cần

  • Dầu bạc hà: 2 – 3 giọt
  • Dầu ô liu hoặc dầu hạnh nhân: 2 thìa súp
  • Dầu hoa oải hương: 1 – 2 giọt

Cách thực hiện

Đầu tiên, bạn trộn đều các loại tinh dầu với nhau. Kế đến, thoa hỗn hợp này dưới lòng bàn chân, phía sau cổ và phần mặt trong cổ tay.

4. Nước me

Uống nước me được xem là cách chữa sốc nhiệt hữu hiệu đấy! Bởi lẽ me là thực phẩm cung cấp nhiều chất điện giải, cũng như bù lại phần dinh dưỡng đã bị cạn kiệt do mất nước. Bạn có thể pha và dùng ngay khi các triệu chứng đầu tiên xuất hiện.

Những gì bạn cần

  • Một vài quả me tươi
  • Một ly nước lọc
  • Đường hoặc mật ong

Cách thực hiện

Đun sôi me trong khoảng vài phút, tắt bếp lọc lấy phần nước. Tiếp đến thêm mật ong hoặc đường vào phần nước ở trên để tạo vị. Nên dùng ngay khi nước đã nguội bớt.

5. Nước ép hành tây

Bạn có thể thử cách này sau khi đã trải qua cơn say nắng. Lời khuyên là nên uống hỗn hợp hành tây và mật ong khoảng hai lần trong một ngày, liên tiếp nhiều ngày sau khi bị say nắng.

Mặc dù cho đến nay, cơ chế của biện pháp này vẫn chưa được biết đến. Tuy nhiên, dân gian đã dùng biện pháp này từ rất lâu và cho hiệu quả cao.  xét nghiệm double test ở đâu uy tín chất lượng ?

Những gì bạn cần

  • Mật ong
  • Nước ép hành tây

Cách thực hiện

Có hai cách để sử dụng loại nước này trị cơn say nắng:

  • Sau khi trải qua cơn say nắng, bạn thoa nước ép hành tây lên sau tai, ngực và dưới lòng bàn chân. Để yên như vậy và không rửa lại.
  • Sau khi các triệu chứng kết thúc, uống một thìa cà phê nước ép hành tây trộn cùng một ít mật ong.

6. Nước ép rau mùi

Cũng như nước ép hành tây, bạn có thể thử cách chữa sốc nhiệt này sau khi các triệu chứng đã diễn ra.

Những gì bạn cần

  • Rau mùi
  • Đường

Cách thực hiện

Cho lá rau mùi cùng một ít nước vào máy xay thực phẩm, xay nhuyễn. Lọc lấy phần nước, thêm đường và khuấy đều.

Làm lạnh nước khoảng vài phút trong tủ trước khi dùng.

Rau mùi mang lại tác dụng loại bỏ lượng nhiệt thừa ra khỏi cơ thể. Hơn nữa, nó còn giúp mẹ bầu thoát khỏi triệu chứng buồn nôn khó chịu.

7. Bột gỗ đàn hương

Ngày nay, bột gỗ đàn hương được dùng khá phổ biến trong lĩnh vực chăm sóc da. Ngoài ra, nó cũng là được áp dụng như cách chữa sốc nhiệt hiệu quả tại nhà. Lý do vì gỗ đàn hương có đặc tính làm mát, nhờ đó giúp hạ thân nhiệt nhanh chóng. Bạn có thể tìm mua bột gỗ đàn hương ở siêu thị hoặc các trang bán hàng trực tuyến.

Những gì bạn cần

  • Bột gỗ đàn hương: 3 – 4 thìa súp
  • Nước tinh khiết

Cách thực hiện

Trộn bột với nước để tạo thành hỗn hợp nhão. Sau đó thoa đều lên trán, ngực và để yên khoảng 1 giờ. Bạn cũng có thể sử dụng tinh dầu đàn hương trong trường hợp không có bột gỗ.

8. Giấm táo

Hãy uống giấm táo khi bạn cảm thấy mệt và chóng mặt mỗi khi ra ngoài nắng. Giấm táo giàu vitamin và khoáng chất giúp bổ sung điện giải cho cơ thể.

Những gì bạn cần

  • Một ly nước mát
  • Giấm táo: 1 thìa cà phê

Cách thực hiện

Trộn đều nước với giấm táo và dùng ngay.

9. Nước mận

Thức uống này có thể được dùng như một cách chữa sốc nhiệt tự nhiên. Mận là một nguồn dồi dào các chất chống oxy hóa, đồng thời giúp bù nước và cấp ẩm tốt cho cơ thể.

Những gì bạn cần

  • Mận
  • Nước tinh khiết

Cách thực hiện

Ngâm một vài quả mận trong nước cho đến khi mềm. Sau đó vớt ra, nghiền mận rồi trộn cùng nước tinh khiết. Lọc lấy phần nước để sử dụng.

Mẹo để phòng ngừa sốc nhiệt ở bà bầu

  • Uống đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày. Nước sẽ giữ ẩm và giúp làm mát cơ thể. Mỗi khi ra ngoài, mẹ bầu nên mang theo nước.
  • Luôn luôn sử dụng khăn quàng cổ, dù hoặc mũ để che đầu khi đi ngoài trời nắng.
  • Dùng sữa tươi lên men hoặc nước chanh để loại bỏ bớt lượng nhiệt thừa khỏi cơ thể.
  • Chọn các loại quần áo thấm hút tốt, phom rộng để mặc trong những ngày trời oi bức. Mặt khác, mẹ bầu nên chọn quần áo sáng màu vào ban ngày vì chúng hấp thụ nhiệt ít hơn.
  • Hạn chế ra ngoài nhiều khi không cần thiết. Cố gắng bù nước hàng giờ và duy trì việc luyện tập để giữ cho cơ thể luôn ổn định.
  • Nên dành thời gian ít nhất 8 giờ để ngủ mỗi ngày và có một chế độ ăn uống cân bằng. Điều này sẽ đảm bảo rằng cơ thể mẹ bầu được nghỉ ngơi đầy đủ, có đủ khoáng chất, protein và vitamin để hoạt động khỏe mạnh.

Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị sốc nhiệt do nắng nóng

Trong trường hợp thấy có nạn nhân bị sốc nhiệt nặng, bạn nên gọi cho tổng đài 115 để được cấp cứu ngay lập tức. Song song đó, bạn nên tiến hành các bước sơ cứu như sau:

  • Đặt nạn nhân vào bồn nước hoặc vòi hoa sen mát
  • Nếu ở bên ngoài, bạn cần cởi bỏ bớt quần áo không cần thiết, mục đích là để lộ bề mặt da tối đa tiếp xúc với không khí.
  • Xịt nước mát khắp cơ thể hoặc đặt túi chườm nước đá hoặc khăn ướt lên đầu, cổ, nách và bẹn của nạn nhân.
  • Cho nạn nhân uống nước chanh, nước dừa hoặc nước tinh khiết. Tuyệt đối không dùng thuốc hạ sốt hoặc aspirin.

Hy vọng rằng những cách chữa sốc nhiệt sau đây sẽ phần nào giúp mẹ bầu có thêm kiến thức để giữ cho thai kỳ được khỏe mạnh.

Tham khảo thêm: sàng lọc trước sinh ở tuần bao nhiêu chính xác nhất ?

Thứ Hai, 28 tháng 6, 2021

Chữa đầy bụng cho bầu bằng lá trầu không

 Chữa đầy bụng cho bà bầu bằng lá trầu không là cách mà các mẹ Việt đã làm từ nhiều đời nay. Tuy nhiên, phương pháp này có an toàn và hiệu quả hay không, xin mời chị em hãy cùng sàng lọc trước sinh gentis tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Chữa đầy bụng cho mẹ bầu bằng lá trầu không

Trầu không có tên khoa học là piper betle L., chứa rất nhiều tinh dầu có lợi cho sức khỏe con người. Nghiên cứu chỉ ra rằng cứ 100g lá trầu không thì có tới 2,4% tinh dầu. 

Trầu không chứa các hoạt tính kháng sinh tự nhiên mạnh nên có thể ngăn ngừa được nhiều loại vi khuẩn và nấm. Trên thực tế, loại lá này cũng có mặt trong thành phần của rất nhiều loại dược phẩm và mỹ phẩm đặc trị các triệu chứng do nấm và vi khuẩn gây ra. 

Bên cạnh đó, trầu không còn giúp điều trị các chứng bệnh về tiêu hóa như chứng khó tiêu, táo bón, kích thích ăn ngon và đầy hơi.

Cách chữa đầy bụng cho bà bầu bằng lá trầu không

Lúc mang thai, cơ thể của bà bầu hay bị nóng trong, cộng với sự mất ổn định nồng độ pH dạ dày nên dễ dẫn đến tình trạng đầy bụng, ứ hơi, ợ nóng.

Bạn có thể dùng lá trầu không để điều trị chứng tiêu hóa khó chịu này trong lúc phải hạn chế dùng thuốc Tây. Nguyên nhân là các hợp chất trong lá trầu không có thể kiểm soát nồng độ pH của dạ dày, từ đó giúp làm dịu tình trạng đầy hơi. 

Cách dùng: 

Bạn lấy một nắm lá trầu, rửa sạch rồi nấu nước để uống trước bữa ăn hàng ngày. Các hợp chất của lá trầu sẽ bao phủ lấy dạ dày, giúp kiểm soát lượng axit và kích thích tiêu hóa.

Cách chữa các chứng bệnh về tiêu hóa thường gặp khác ở bà bầu bằng lá trầu không

Bên cạnh chữa triệu chứng đầy hơi, bà bầu còn có thể dùng lá trầu không để chữa các chứng bệnh về tiêu hóa thường gặp khác như:

1. Cách chữa triệu chứng khó tiêu bằng lá trầu không 

Theo nghiên cứu, lá trầu không có thể cải thiện khả năng chuyển hóa các chất trong cơ thể và kích thích sự tuần hoàn của ruột. Nhờ đó, bộ phận này hấp thu dinh dưỡng từ thức ăn tốt hơn.

Ngoài ra, một số chất trong loại lá này cũng tạo ra sự kích thích đối với cơ vòng, từ đó giúp bộ phận này hoạt động hiệu quả hơn để loại bỏ các chất thải trong ruột. 

Cách dùng: 

Bạn hái vài lá trầu không rồi rửa sạch, vò nát, sau đó thoa lên bụng. Hoặc bạn có thể nhai nuốt lá trầu để giúp tiêu hóa tốt hơn.

2. Cách chữa táo bón bằng lá trầu không 

Lá trầu không chứa các hợp chất chống oxy hóa có thể giúp khôi phục mức pH trong dạ dày. Đây cũng chính là lý do vì sao loại lá này lại có thể đẩy lùi chứng táo bón thường gặp ở các bà bầu.

Cách dùng:

Bạn lấy một nắm lá trầu không đem rửa sạch rồi thái nhỏ. Sau đó, bạn thả lá trầu vào cốc nước ấm để qua đêm. Sáng hôm saukhi tỉnh dậybạn hãy uống nước này trước khi ăn sáng. Hoặc bạn có thể nhai nuốt lá trầu lúc đói như cách chữa táo bón ở trên.  xét nghiệm hpv là làm gì ?

3. Cách kích thích ăn ngon bằng lá trầu không

Mức pH trong dạ dày không ổn định sẽ khiến bạn cảm thấy chán ăn. Tình trạng này hay xảy ra ở bà bầu, nhất là giai đoạn ốm nghén. Bạn có thể dùng lá trầu không để cải thiện tình trạng này mà không sợ làm ảnh hưởng đến thai nhi. 

Cách dùng:

Bạn có thể dùng một nắm lá trầu không nấu nước để uống. Những bà bầu có cơ địa nhạy cảm nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi dùng cách này nhé. 

Cách chữa bệnh phụ khoa bằng lá trầu không 

Ngoài chữa các chứng bệnh về tiêu hóa, lá trầu không còn có thể điều trị những bệnh phụ khoa thường gặp ở phụ nữ như viêm âm đạo, nấm âm đạo, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm cổ tử cung. 

1. Cách 1: Rửa vùng kín 

Bạn lấy 10 lá trầu không loại tươi, rửa sạch rồi cho vào nồi đun với 2 lít nước và một nhúm muối hạt chừng 10 phút thì đổ ra chậu. Bạn đợi nước nguội thì dùng để rửa vùng kín. 

Mỗi tốibạn thực hiện một lần cho đến khi tình trạng viêm khỏi hẳn.

2. Cách 2: Rửa và xông vùng kín  

Bạn lấy một nắm lá trầu tươi, rửa sạch, vò nát rồi nấu với 2 lít nước. Khi nước sôi, bạn tắt bếp, đổ nước ra chậu vệ sinh nhỏ. Sau khi đã rửa sạch vùng kín, bạn hãy dùng nước lá trầu để xông bộ phận này. 

Trong lúc xông, bạn nên cẩn thận kẻo bị bỏng nhé. Mỗi ngàybạn xông một lần, mỗi lần khoảng 5 phút để tiêu diệt nấm và vi khuẩn.

Cách làm này đặc biệt tốt cho chị em sau sinh, vùng kín dễ bị tổn thương và viêm nhiễm. 

Cách chữa đầy bụng cho bà bầu bằng lá trầu không rất đơn giản. Vì vậybạn có thể áp dụng để tránh phải dùng thuốc Tây. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng lá trầu không để điều trị các chứng bệnh thường gặp khác ở bà bầu và phụ nữ sau sinh mà trung tâm xét nghiệm gentis đã chia sẻ trong bài viết này nhé. 

Chủ Nhật, 27 tháng 6, 2021

Ở tháng thứ 5 mang bầu có nên quan hệ ?

 Bước vào giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2 thì bụng bầu của mẹ cũng đã to dần, đồng thời cảm giác thai nghén cũng không còn xuất hiện. Vậy mang thai tháng thứ 5 có nên quan hệ tình dục không? cùng nipt gentis tìm hiểu rõ hơn nhé !

Tháng thứ 5 mang thai có nên quan hệ

Khi mang thai, mẹ bầu sẽ có những thay đổi tâm sinh lý tùy theo từng giai đoạn thai kỳ. Sau khi trải qua 3 tháng đầu mệt mỏi vì ốm nghén thì ở tháng thứ 4 và 5 được xem là thời thích hợp để mẹ bầu tận hưởng “chuyện ấy” vì bụng bầu lúc này cũng chưa quá to. Tuy nhiên, nhiều cặp vợ chồng vẫn thắc mắc mang thai tháng thứ 5 có nên quan hệ vì sợ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé thì có thể đọc ngay bài viết này.

Lợi ích của việc quan hệ khi mang thai

Quan hệ khi mang thai có nguy hiểm hay không còn phụ thuộc vào tình hình sức khỏe của mẹ bầu. Nếu sức khỏe của mẹ bầu vẫn ổn định thì bạn không nên từ chối “chuyện ấy” bởi vì những lợi ích của việc quan hệ tình dục khi mang thai sẽ khiến bạn ngạc nhiên đấy!

  • Tăng lưu lượng máu: Khi phụ nữ mang thai, lưu lượng máu sẽ tăng lên khiến chị em rất dễ đạt được “cực khoái”. Ngược lại, đạt “cực khoái” cũng làm cho lưu lượng máu tăng và điều này rất có lợi cho em bé ở trong bụng.
  • Chống tăng huyết áp: Quan hệ khi mang thai giúp mẹ bầu giảm huyết áp, chống nguy cơ bị tiền sản giật gây nguy hiểm cho sức khỏe của hai mẹ con.
  • Giảm đau và giải phóng hormone “hạnh phúc”: Làm “chuyện ấy” khi mang thai sẽ giúp cơ thể sản xuất ra hormone oxytocin có tác dụng giúp mẹ bầu chịu được đau đớn tốt hơn. Đồng thời hormone “hạnh phúc” với tên gọi endorphin sẽ được giải phóng mang lại cảm giác hạnh phúc cho mẹ và bé.
  • Tăng khả năng miễn dịch: Hoạt động tình dục thường xuyên sẽ làm tăng nồng độ globulin – vốn là một kháng thể chống lại sự xâm nhập của các vi trùng, từ đó tăng sức đề kháng cho mẹ bầu.
  • Cải thiện giấc ngủ: Quan hệ khi mang thai có thể giúp mẹ bầu ngủ ngon hơn. Hơn nữa, một số tư thế quan hệ tình dục cũng góp phần “vỗ về” giấc ngủ em bé trong bụng mẹ nữa đấy.

Mang thai tháng thứ 5 có nên quan hệ tình dục không?

Rất nhiết phụ nữ mang thai thắc mắc rằng có nên quan hệ khi mang thai tháng thứ 5 hay không. Câu trả lời là: tùy thuộc vào sức khỏe của mẹ và thai nhi, nếu cả mẹ và thai nhi đều khỏe mạnh thì mang thai tháng thứ 5 có nên quan hệ tình dục mẹ nhé.

Rõ ràng rồi! Mẹ bầu thắc mắc mang thai tháng thứ 5 có nên quan hệ không thì với những lợi ích kể trên, bạn hoàn toàn có thể thoải mái làm “chuyện ấy” mà không cần phải lo lắng hay căng thẳng gì cả. 

Đặc biệt, sau 3 tháng mệt mỏi vì ốm nghén thì mẹ bầu có thể tận hưởng những giây phút thăng hoa trong chuyện chăn gối khi mang thai tháng thứ 5. Thậm chí, một số mẹ bầu sẽ cảm thấy thích thú và gần chồng hơn bao giờ hết, từ đó sẽ giúp cho tình cảm vợ chồng thêm phần khăng khít.

Những tư thế quan hệ an toàn khi mang thai tháng thứ 5

Mặc dù quan hệ khi mang thai tháng thứ 5 mang lại nhiều lợi ích nhưng mẹ bầu cần lựa chọn tư thế quan hệ phù hợp và an toàn. Sau đây là 4 tư thế sex bạn có thể tham khảo:

  • Tư thế úp thìa: Nếu lo lắng quan hệ khi mang thai có nguy hiểm cho bé thì vợ chồng bạn có thể lựa chọn tư thế úp thìa vốn không gây áp lực lên bụng mẹ bầu. Bạn hãy nằm nghiêng với dáng chữ “C” và để cho chồng thâm nhập từ phía sau. Tư thế này sẽ góp phần tăng thêm sự thân mật cho bạn và cả anh ấy.
  • Tư thế đối mặt: Bạn và chồng nằm đối diện với nhau. Anh ấy có thể nằm thấp hơn bạn một chút hoặc bạn gác chân lên người anh ấy để quan hệ. Tư thế này cũng không gây áp lực lên bụng mẹ bầu nên sẽ không ảnh hưởng đến thai nhi.
  • Tư thế nữ trên: Đây là tư thế quan hệ tình dục mà bạn có thể kiểm soát được sự thâm nhập của anh ấy và điều chỉnh những áp lực lên vùng bụng. Hãy nhớ dừng lại nếu thấy có điều gì đó bất ổn nhé bạn.
  • Tư thế Doggy: Là một trong những tư thế khá an toàn cho em bé nhưng có thể khiến bạn không thoải mái. Đây là tư thế khi cả hai cùng quỳ và anh ấy thì quỳ ở phía sau bạn. Bạn có thể kê thêm một vài cái gối cao để tì vào nếu cảm thấy mỏi.

Quan hệ khi mang thai cần chú ý gì?

Mặc dù đã thông suốt câu trả lời mang thai tháng thứ 5 có nên quan hệ nhưng mẹ bầu cũng nên lưu ý rằng nếu bạn không có một thai kỳ khỏe mạnh thì cũng nên cân nhắc về “chuyện ấy” nhé. Đặc biệt, một số trường hợp nên tránh quan hệ tình dục khi mang thai đó là:

  • Có tiền sử sảy thai nhiều lần: Nếu mẹ bầu đã từng sảy thai nhiều lần trước đó, bạn có thể kiêng sex trong 3 tháng đầu của thai kỳ cho đến khi bác sĩ khẳng định thai nhi hoàn toàn khỏe mạnh.
  • Cổ tử cung yếu: Không nên quan hệ khi mang thai nếu cổ tử cung của mẹ bầu mở ra quá sớm hoặc có di chứng từ những ca sảy thai trước để lại.
  • Nguy cơ sinh non: Nếu bạn đã từng sinh non trong quá khứ hoặc gặp hiện tượng co thắt tử cung trong thai kỳ thì nên hạn chế “yêu” khi mang thai.
  • Chảy máu âm đạo bất thường là biểu hiện cho thấy thai kỳ của bạn có vấn đề. Hãy thăm khám ngay bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân và biết cách kiêm khem “chuyện ấy”.
  • Rò rỉ nước ối là dấu hiệu cảnh báo thai nhi không còn được bảo vệ để tránh nhiễm trùng trong túi nước ối. Vậy nên quan hệ tình dục có thể gây nguy hiểm cho em bé.

Ngoài ra, việc quan hệ tình dục sát ngày sinh cũng không được khuyến khích vì những cơn cực khoái có thể phóng thích ra hormone prolactin có thể gây tổn thương cho mẹ và bé.

Tóm lại, mang thai tháng thứ 5 có nên quan hệ tình dục hay không phụ thuộc hoàn toàn vào sức khỏe thai kỳ của mẹ bầu. Cứ thoải mái tận hưởng nhưng cũng không nên chủ quan để đảm bảo cho cả bạn lẫn em bé trong bụng sẽ luôn khỏe mạnh và hạnh phúc, bạn nhé!

Tham khảo thêm: bệnh edward và bệnh down có nguy hại thế nào với thai nhi ?

Thứ Sáu, 25 tháng 6, 2021

Làm sao bà bầu hiểu cảm xúc của con từ trong bụng

 Từ tuần tuổi thứ 3 - 4, cảm ứng thuộc ống thần kinh dẫn đến sự hình thành của não bộ và tuỷ sống đã bắt đầu diễn ra. mẹ hãy cùng sàng lọc trước sinh gentis hiểu cảm xúc của con từ trong bụng mẹ nhé !

Cách mẹ bầu hiểu cảm xúc của con

Vị giác: Vào tháng thứ 4, cơ quan nếm mùi vị trên lưỡi thai nhi đã phát triển hoàn toàn và đến tháng thứ 7 thì đã có thể thông với bên ngoài. Khi gặp vị ngọt, thai nhi sẽ nuốt nhanh hơn và phản ứng lại ngay khi gặp vị đắng. Khi mang thai, mẹ nên ăn những thức ăn đậm đà hương vị, thơm ngon, nóng sốt để phần nào cũng tác động tới vị giác của bé, tuyệt đối không ăn những thức ăn ôi thiu, đồ cay ảnh hưởng không tốt đến thai kỳ. Nếu bạn thuộc típ người thích ăn cay, bạn vẫn có thể cho một ít vị cay vào khẩu phần ăn để món ăn đậm đà hơn.

Khứu giác: Từ 11 đến 15 tuần tuổi, mũi của thai nhi mới hình thành. Trước giờ, các nhà khoa học vẫn không tin bào thai có phát triển khứu giác, vì cho rằng để ngửi phải cần có không khí và hơi thở. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu mới nhất, hệ thống mũi bao gồm ít nhất bốn hệ thống phụ, và nước ối xung quanh bào thai có thể tràn qua khoang miệng và mũi của bé làm cho bé ngửi được những mùi vị có trong nước ối. Do đó, trong khẩu phần ăn hàng ngày của mình, mẹ nên thay đổi khẩu vị thường xuyên để làm thay đổi mùi vị nước ối và từ đó cũng có thể giúp phát triển khứu giác của bé yêu.

Thính giác: Âm nhạc từ lâu đã được mệnh danh là ngôn ngữ chung của toàn nhân loại có thể đi xuyên qua bất kỳ biên giới nào. Do đó, “ngôn ngữ thần kỳ” này cũng dễ dàng đi xuyên qua bụng mẹ để đến với đôi tai của thai nhi đang mở to tò mò về những thanh âm sống động bên ngoài. Những âm thanh du dương, trầm bổng và cảm động đều có thể khiến tâm lý của mẹ thoải mái, mang lại cảm giác yên bình cho thai nhi. Âm nhạc có tác động rất tích cực đến sự phát triển não của bé. Cơ chế thần kinh học cho rằng, âm nhạc lành mạnh có thể kích thích việc bài tiết một số loại men và axetin cholin ở mẹ giúp điều tiết lượng máu của mẹ và thúc đẩy tế bào thần kinh hưng phấn. Từ đó tăng cường cung cấp máu tới cuống rốn, thúc đẩy sự phát triển của thai nhi. Ngoài việc cho bé nghe âm nhạc một cách thụ động, mẹ cũng có thể chủ động “thủ thỉ tâm tình” với bé yêu bởi vì lời nói có thể kích thích sự phát triển tích cực của não thai nhi.

Thị giác: Từ 4 tháng tuổi, thai nhi đã rất mẫn cảm với ánh sáng. Để phát triển thị giác cho bé, mẹ có thể áp dụng các biện pháp tắm nắng ở những nơi không khí trong lành, thoáng mát. Mẹ nằm trên thảm hoặc ghế tựa lưng, phơi bụng bầu khoảng 15 – 20 phút vào lúc chiều tối hoặc sáng sớm khi ánh nắng đã dịu nhẹ. Lưu ý không để ánh sáng chói (như ánh đèn sân khấu hoặc ánh nắng lúc trưa gắt) chiếu thẳng vào bụng bầu có thể làm tổn thương giác mạc mong manh của bé. xét nghiệm double test bao nhiêu tiền ?

Xúc giác: Cùng với tiết tấu âm nhạc, những cử chỉ của người mẹ qua thành bụng truyền tới thai nhi như: xoa hay vỗ tay rất nhẹ… có thể dẫn tới phản xạ có điều kiện ở thai nhi, kích thích tính tích cực hoạt động của thai nhi. Đây không chỉ là cách “giao lưu” mật thiết giữa mẹ và con, mà còn có lợi cho sự phát triển trí lực và tình cảm của thai nhi, hơn nữa, sau khi sinh ra, động tác của trẻ nhanh nhẹn, biết đi tương đối sớm và vững. Ngòai ra, phụ nữ mang thai cần duy trì tâm tư vui vẻ và trạng thái tình cảm tích cực, tránh những trạng thái như: lo nghĩ sốt ruột, căng thẳng làm ảnh hưởng xấu tới thai nhi. Bố mẹ hãy nuôi dưỡng thai nhi bằng tình cảm yêu thương chân thành nhất của mình. Hát cho thai nhi nghe, trò chuyện cùng thai bằng giọng điệu thân thiện, ấp áp tràn đầy cảm xúc yêu thương.

Cẩn thận với những xúc cảm tiêu cực của thai phụ
Tất cả những cú sốc về mặt tâm lý, những căng thẳng về mặt tinh thần hoặc những buồn đau quá mức của người mẹ trong thời gian đang mang thai đều có thể tác động đến thai nhi. Về mặt sinh lý, sự biến đổi về tâm lý khác thường của phụ nữ mang thai sẽ dẫn đến tình trạng chất adrenosterol tăng lên rõ rệt. Sự phân tiết kích tố đã ảnh hưởng đến sự phân hóa và sự liên hợp những tế bào trong các tổ chức phôi thai, đo đó dẫn tới làm cho các kết cấu của thai nhi khác thường và gây nên những khuyết tật về sinh lý.

Những thai phụ có thái độ tiêu cực đối với việc sinh đẻ, xem đây là chuyện miễn cưỡng thì tỷ lệ số người sảy thai hoặc đẻ non rất cao, đứa trẻ sinh ra sẽ nhẹ cân và thường hay quấy khóc thất thường. Cũng vậy, những mẹ có những mâu thuẫn dằn vặt như vừa thích trẻ nhỏ nhưng lại không muốn có con thì những đứa trẻ để ra đa số là có bệnh ở ruột và dạ dày. Những thai phụ lạnh lùng, đạm bạc, cay nghiệt do những nguyên nhân nào đó, họ không muốn có con thì những đứa trẻ sinh ra phần lớn có tính nết lạnh lùng, tinh thần không ổn định, tình cảm lúc nào cũng nhạt nhẽo. Đáng ngại hơn, những bé sinh ra trong tình trạng người mẹ quá lo lắng, buồn phiền hoặc quá bực tức, căm giận… thường bị các dị dạng bẩm sinh như nhẹ cân, trí lực kém, không phát triển tốt, sứt môi, hở hàm ếch.

Làm mẹ là thiên chức của phụ nữ và em bé đựơc sinh ra như những thiên thần góp phần làm trọn vẹn thêm thiên chức ấy. Chúc cho bạn và bé yêu luôn khỏe mạnh và tràn đầy niềm vui trong cuộc sống tươi đẹp vốn ẩn chứa nhiều điều thú vị này.

Tham khảo thêm: bệnh edward gây ra những nguy cơ gì cho thai

Thứ Năm, 24 tháng 6, 2021

Thai máy càng nhiều thì con càng khỏe có phải không ?

 Một trong những thứ thú vị nhất của việc mang thai là cảm thấy em bé đạp. Cảm giác mà sự chuyển động đó sẽ cho bạn linh cảm từ rất sớm rằng, bạn sẽ có một đứa bé đáng yêu! Tuy nhiên, mẹ có biết những chuyển động của thai nhi cũng có thể cho biết về tình trạng sức khỏe của con. Cùng xét nghiệm nipt gentis tìm hiểu nha các mẹ !

Có phải thai máy càng nhiều con càng khỏe không ?

Trong ba tháng đầu, em bé của bạn đang phát triển nhanh, nhưng cảm giác chuyển động của thai nhi ở giai đoạn này là gần như không có. Nguyên nhân là bởi vì “căn phòng” của bé quá lớn, và những chuyển động của bé quá nhỏ để mẹ có thể nhận ra. Thậm chí nếu bạn có cặp sinh đôi hay sinh ba, bạn vẫn sẽ không có cảm giác gì.

1/ Dấu hiệu thai máy đầu tiên

Một số phụ nữ có thể cảm thấy sự chuyển động của thai nhi vào khoảng tháng thứ tư. Tuy nhiên, bạn cũng đừng quá lo lắng nếu không thấy gì trong giai đoạn này nhé! Hầu hết phụ nữ có thể cảm thấy các chuyển động trong tháng thứ năm của thai kỳ. Có khả năng bạn sẽ cảm nhận được bé đá thường xuyên hoặc xoáy trong bụng của bạn, và sau đó không cảm thấy gì trong nhiều giờ hoặc thậm chí vài ngày. Đến tháng thứ sáu, bạn sẽ cảm nhận được bé thường xuyên hơn.

Trong ba tháng cuối, bạn nên chuẩn bị sẵn sàng cho việc chuyển động gần như liên tục của thai nhi, đặc biệt sau khi bạn đi ngủ vào ban đêm. Những cử động của bé bây giờ có thể hơi khiến bạn khó chịu, nhưng đó vẫn là cảm giác thú vị. Bởi vì nó có nghĩa là bé sẽ sớm chào đời.

2/ Cảm giác em bé đạp như thế nào?

Trong khi một số người nghĩ cảm giác bé đạp như đang làm bắp rang trong bụng, hoặc bướm nhảy múa xung quanh. Những người khác nói nó như những đợt sóng, hoặc như vòi nước nhỏ. Trong những tháng sau đó, một số bà mẹ so sánh nó như là cú đá của một ninja nhí.

Dưới đây là thông tin về những cảm giác bé đá có thể cảm thấy như thế nào, và những gì bạn nên làm ở những giai đoạn nhất định:

– Tam cá nguyệt thứ hai: Vào khoảng tháng thứ năm, bạn sẽ có thể cảm nhận được cái đạp đầu tiên như cách bé nói xin chào. Tại thời điểm này, bạn chỉ cần ngồi lại và tận hưởng cảm giác.

– Tháng 7: Tại thời điểm này, em bé của bạn sẽ đá và lăn lộn trong bụng của bạn. Đếm số lần đá hai lần một ngày, và nên mong có khoảng ít nhất mười cứ đá một giờ. Nếu bạn không cảm nhận được, uống nước trái cây để tăng sự hăng hái và đếm lại. Nếu bé chuyển động ít hơn 10 lần trong 2 giờ liên tục, bạn nên nói chuyện với bác sĩ.

– Tháng 8: Mọi thứ ngày càng thắt chặt, và đôi khi chuyển động của thai nhi có thể thực sự gây khó chịu. Tiếp tục đếm những cú đá như bình thường. Bạn có thể nhận thấy rằng em bé của bạn đã ngủ hay thức dậy. Các cú đá sẽ không còn rõ ràng nữa, do không có đủ không gian, nhưng bé sẽ chuyển động nhiều như lăn qua lăn lại trong bụng mẹ.

– Tháng 9: Tại thời điểm này, em bé sẽ di chuyển rất nhiều. Bạn nên cố gắng để có được vào một vị trí thoải mái mà không làm bạn có cảm giác như có một đầu gối nhỏ trong thận hoặc một bạn chân đá vào xương sườn của bạn. Chú ý đến hoạt động của bé, và báo cho bác sĩ biết nếu có bất cứ điều gì thay đổi. bệnh edward  ảnh hưởng thế nào đến thai kì ?

3/ Bé thường đá bao lâu một lần?

Trong tam cá nguyệt thứ hai, khi mọi thứ đã sẵn sàng để di chuyển, bé của bạn sẽ di chuyển nhiều hơn, háo hức hơn và thường xuyên hơn. Bạn thậm chí có thể cảm thấy em bé của bạn di chuyển khoảng 30 lần trong một giờ.

Tất nhiên, hầu hết thời gian hoạt động nhiều nhất trong ngày sẽ xảy ra vào ban đêm, ngay khi bạn đã chuẩn bị đi ngủ. Đó có thể là bởi vì bạn đã kết thúc các hoạt động trong ngày, và đang thư giãn. Nó cũng có thể là do biến động lượng đường trong máu khiến cho các bé “tăng động”. Trẻ cũng có thể phản ứng với âm thanh hoặc sự va chạm, và sẽ trở nên sôi động hơn khi bạn nói chuyện với họ, chơi nhạc, và tập thể dục.

4/ Tại sao nên theo dõi sự chuyển động của thai nhi?

Các chuyển động của bé là một dấu hiệu rất tốt về mọi thứ đang đang diễn ra ở bên trong. Một bé hoạt động thường xuyên là một bé khỏe mạnh, và có thể khiến bạn an tâm. Bạn có thể lập biểu đồ thời gian lịch ngủ và thức của bé, và nếu bạn cần ngủ nhiều hơn, bạn có thể điều chỉnh cho phù hợp.

5/ Nên làm gì nếu không thấy bé đạp?

Bạn nên cảm thấy bé đá ít nhất mười lần mỗi giờ. Nếu là trong lúc các em bé đang ngủ, bạn có thể cảm thấy ít hơn. Đó là lý do tại sao bạn cần phải có một chút nước để “đánh thức” bé cưng và cảm nhận sự chuyển động. Nếu bạn cảm thấy số lần bé đá không thích hợp trong một giờ sau lần đếm thứ 2, bạn nên đi bác sĩ ngay. Bác sĩ của bạn có thể muốn nghe nhịp tim hoặc làm siêu âm để chắc chắn rằng mọi thứ trong đó đều ổn.

Trong những tháng sau đó, nếu sự chuyển động bất ngờ ít đi có thể gây ra hậu quả đáng tiếc. Nếu điều này xảy ra, đến bệnh viện ngay lập tức và yêu cầu được hướng dẫn.

Tham khảo thêm : hội chứng down là gì ?