Thứ Sáu, 4 tháng 6, 2021

Sốt xuất huyết trong khi đang mang bầu nguy hiểm ra sao ?

 Sốt xuất huyết khi mang thai khiến thai phụ đối mặt với những nguy cơ gì? Quá trình điều trị ra sao? Bài viết dưới đây nipt gentis sẽ cùng bạn giải đáp các thắc mắc một cách rõ ràng nhất.

Sốt xuất huyết khi mang bầu nguy hiểm như thế nào

Sốt xuất huyết là một trong những bệnh truyền nhiễm, lây lan nhanh và có thể ảnh hưởng lớn đến tính mạng của bệnh, đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai. Sốt xuất huyết khi mang thai có nguy hiểm không, mẹ bầu có nên lo lắng?

Dấu hiệu của bà bầu bị sốt xuất huyết?

Biểu hiện bị sốt xuất huyết khi mang thai hầu như tương tự ở những đối tượng khác, đó là:

– Xuất hiện hiện tượng sốt cao đột ngột kèm theo biểu hiện run rẩy.

– Đau đầu dữ dội, đau mỏi người.

– Ăn uống kém, không ngon miệng, buồn nôn hay thường xuyên nôn.

– Cơ thể dần mất nước gây hạ huyết áp, choáng, nhịp tim nhanh…

– Khó thở.

– Chảy máu ở chân răng.

– Biểu hiện đặc trưng là xuất hiện các nốt đỏ trên da, căng da.

– Xét nghiệm thấy tiểu cầu hạ.

Sốt xuất huyết khi mang thai nguy hiểm như thế nào?

Sốt xuất huyết khi mang thai có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Bởi vì, khi mang bầu, hệ miễn dịch của người mẹ bị suy yếu, thế nên tạo cơ hội cho virus phát triển. Từ đó làm cho tình trạng sốt xuất huyết ở mẹ bầu diễn ra nghiêm trọng hơn.

Đáng kể là loại virus này cũng có thể truyền từ mẹ sang con. Dưới đây là một số biến chứng nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết khi mang thai theo từng giai đoạn của thai kỳ:

♦ Mẹ bị sốt xuất huyết trong 3 tháng đầu

Sốt xuất huyết khi mang thai 3 tháng đầu liệu có nguy hiểm hay không? Hiện nay không có chỉ định sản phụ bị sốt xuất huyết khi mang thai phải tiến hành bỏ thai, tức là mẹ bầu khi điều trị xong vẫn sinh con bình thường mà không có bất kỳ ảnh hưởng nào khác.

Tuy nhiên, cũng không thể loại trừ các nguy cơ nguy hiểm đến mẹ và thai nhi như: 

– Giảm tiểu cầu: Nguy hiểm tới tính mạng của cả 2 mẹ con.

– Mẹ có nguy cơ sinh non, em bé nhẹ cân: Nếu mẹ bị bệnh sốt xuất huyết nặng nguy cơ sinh non cao.

– Sảy thai: Sốt xuất huyết trong tam cá nguyệt đầu tiên này có nguy cơ sảy thai cao.

Nguy cơ thai phụ truyền bệnh sốt xuất huyết cho con trong 3 tháng đầu của thai kỳ là rất thấp, việc này chỉ có khả năng xảy ra nếu mẹ bầu bị bệnh vào giai đoạn cuối của thai kỳ. Cho đến nay, khả năng bệnh sốt xuất huyết gây ra dị tật cho trẻ vẫn chưa được khẳng định chắc chắn.

♦ Mẹ bị sốt xuất huyết trong 3 tháng cuối

Bị sốt xuất huyết khi mang thai 3 tháng cuối rất nguy hiểm. Cũng như trong giai đoạn 3 tháng đầu tiên của thai kỳ, thời điểm 3 tháng cuối cũng quan trọng không kém. Sốt xuất huyết có thể gây ra nhiều biến chứng khác nhau, đặc biệt là ở phụ nữ đang mang thai. Cụ thể:

– Khả năng sinh non rất cao: Các bác sĩ chuyên khoa đánh giá tam cá nguyệt thứ 3 là thời điểm khá nhạy cảm với các mẹ bầu. Bởi bất kì tác động nào cũng có thể khiến trẻ có nguy cơ sinh non. Bên cạnh đó, thai nhi cũng sẽ bị một số ảnh hưởng khác như thiếu cân, nhẹ cân và thậm chí nguy cơ tử vong khá cao nếu mẹ mắc phải căn bệnh sốt xuất huyết khi mang thai 3 tháng cuối.

– Xuất huyết: Khi mẹ lâm vào thể nặng, bệnh sẽ gây xuất huyết ồ ạt, biến chứng ảnh hưởng đến gan, thận và có khả năng lớn là xuất huyết não dẫn đến tử vong. Nếu mẹ bầu bị sốt xuất huyết trong giai đoạn chuyển dạ sẽ bị chảy máu kéo dài rất nguy hiểm, dễ gặp phải tình trạng mất cả mẹ và thai nhi.

– Tiền sản giật: Nguy cơ tiền sản giật cũng là một trong những tác động lớn đến mẹ và bé trong thời điểm 3 tháng cuối của thai kỳ với 3 triệu chứng cơ bản: huyết áp tăng, protein niệu và phù.

– Suy giảm tiểu cầu: Sốt xuất huyết thường làm suy giảm mức độ tiểu cầu, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe lẫn tính mạng của mẹ và thai nhi. 

– Trẻ có nguy cơ bị dị tật: Tỷ lệ di truyền virus từ mẹ qua em bé ở thời điểm 3 tháng cuối của thai kỳ mặc dù rất thấp nhưng vẫn có khả năng gây dị tật ở trẻ.  xét nghiệm double test ở đâu chính xác nhất ?

Phương pháp điều trị sốt xuất huyết khi mang thai

Khi thấy các dấu hiệu như ho sốt hay viêm đường hô hấp, rất có thể sản phụ đã mắc sốt xuất huyết. Trong trường hợp này, các mẹ nên giữ tinh thần bình tĩnh, đến gặp bác sĩ để đưa ra phương pháp điều trị sốt xuất huyết khi mang thai phù hợp, hạn chế ảnh hưởng đến mẹ và bé.

Nếu thai phụ đang trong giai đoạn đầu của sốt xuất huyết, bác sĩ sẽ thực hiện hướng dẫn theo dõi và cho mẹ bầu uống oresol. Nếu thai phụ ở ngày thứ 4 hoặc thứ 5 của bệnh và xuất hiện các hiện tượng nghiêm trọng hơn như xuất huyết, tiểu cầu giảm hay tổn thương vùng gan, thận thì nên nhập viện ngay để được chăm sóc và điều trị.

Thời điểm này, thai phụ sẽ được truyền dịch để giảm hiện tượng cô đặc máu, theo dõi truyền khối tiểu cầu nếu có chỉ định từ bác sĩ, được bồi phụ nước và điện giải, đo mạch và huyết áp thường xuyên cùng sự chăm sóc của các nhân viên y tế.

Song song với quá trình điều trị, thai phụ cũng nên chú ý:

– Hạn chế việc tiếp xúc với nước lạnh và tránh gió.

– Phụ nữ mắc sốt xuất huyết khi mang thai nên ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý, bổ sung các vi chất dinh dưỡng giúp tăng cường sức đề kháng theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Sốt xuất huyết khi mang thai nên ăn gì? Mẹ bầu nên tăng cường ăn các loại thực phẩm dễ tiêu hóa như cháo, súp, ăn hoa quả hoặc uống nước ép hoa quả tươi.

– Tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc nếu không có sự đồng ý của bác sĩ bởi việc ấy có thể khiến bệnh nặng thêm, đồng thời ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi.

Cách phòng ngừa sốt xuất huyết khi mang thai

Cách thực hiện phòng chống tốt nhất chính là loại bỏ nơi sống của muỗi, tiêu diệt lăng quăng/bọ gậy và phòng chống muỗi đốt, bằng các phương pháp sau:

– Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước ẩm thấp như lu, xô, chậu để muỗi không có cơ hội vào đẻ trứng.

– Thả cá vào các vật chứa nước để diệt lăng quăng/bọ gây.

– Bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân tủ lạnh/tủ đựng chén bát, thường xuyên thay nước bình hoa.

– Thực hiện thu gom, tiêu hủy các vật dụng phế thải trong nhà và khu vực xung quanh như chai, lọ, mảnh chai, mảnh ống bơ, vỏ dừa… dọn vệ sinh môi trường sinh hoạt, lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến.

Ngoài ra, mẹ bầu nên phòng muỗi đốt, bằng cách:

– Mặc quần áo dài tay

– Khi ngủ nên mắc màn (mùng), kể cả ban ngày

– Dùng bình xịt côn trùng chuyên dụng, hương muỗi, kem xua muỗi, vợt điện diệt muỗi

Sốt xuất huyết khi mang thai rất nguy hiểm vậy nên nếu có bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh, mẹ bầu nên đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị. Hy vọng qua bài viết này xét nghiệm nipt gentis khuyên mỗi gia đình đều cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh để tránh mẹ bầu bị sốt xuất huyết trong thai kỳ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét