Thứ Sáu, 4 tháng 6, 2021

Khi đang mang thai có nên ăn chùm ruột hay không?

 Nhiều chị em phụ nữ xem chùm ruột là món ăn vặt hấp dẫn. Loại trái cây này có vị chua nên cũng là món khoái khẩu của các mẹ bầu. Song, bà bầu có nên ăn chùm ruột không? cùng sàng lọc trước sinh gentis tìm hiểu ngay nào !

Bà bầu có nên ăn chùm ruột ?

Bà bầu có nên ăn chùm ruột? Nghe tới câu hỏi này, nhiều bạn chưa biết quả chùm ruột sẽ rất tò mò phải không nào? Chùm ruột còn gọi là tầm ruột. Đây là một loại trái cây dân dã, phổ biến của miền Nam. Quả có hình dạng tròn, nhỏ cỡ viên bi, mọng nước, khi chín có màu vàng. Quả chùm ruột thường chín rộ vào dịp hè hoặc gần Tết và có nhiều dưỡng chất hơn bạn mong đợi.

Thành phần dinh dưỡng trong quả chùm ruột

Vitamin: Trong trái chùm ruột vitamin C chiếm tới 45%. Ngoài vitamin C, người ta cũng tìm thấy nhiều vitamin khác như Vitamin A, B1, B6… có trong loại quả này.

Thêm vào đó, trong quả chùm ruột còn có: protid: 0,73-0,90%, lipid: 0,6-0,76%, glucid: 5,89-7,29% cùng một số chất khoáng như đồng, mangan, kali, phốt pho…

Chất chống oxy hóa cũng có mặt trong quả chùm ruột giúp làm đẹp da và rất tốt cho sức khỏe của lá gan. 

Bà bầu có nên ăn chùm ruột?

Với thành phần dinh dưỡng như thế, thật không khó để trả lời câu hỏi bà bầu có nên ăn chùm ruột hay không. Bạn có thể xem ngay tác dụng của trái chùm ruột đối với phụ nữ khi mang thai như dưới đây:

1. Làm đẹp da

Trái chùm ruột chứa nhiều vitamin C và chất chống oxy hóa, nhờ vậy bà bầu ăn loại quả này sẽ đẹp da, ngăn ngừa chứng lão hóa da. Hơn nữa, chất chống oxy hóa trên trái chùm ruột còn có tác dụng hiệu quả cho quá trình điều trị bệnh gan.

2. Thanh nhiệt

Nhờ chứa nhiều vitamin C, trái chùm ruột có thể giúp mẹ bầu thanh nhiệt, giải khát tốt trong những tháng thai kỳ.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong 100g chùm ruột chứa khoảng 45% vitamin C. Bà bầu ăn chùm ruột, uống nước ép chùm ruột có tác dụng giúp thanh nhiệt và giải khát hiệu quả. Ngoài ra, trong chùm ruột còn chứa một số dưỡng chất cần thiết như: vitamin A, B1, B6… rất tốt cho sức khỏe mẹ bầu. Tham khảo : xét nghiệm double test có cần nhịn ăn ?

3. Tốt cho tiêu hóa

Lượng chất xơ cao trong quả chùm ruột sẽ có lợi cho hệ tiêu hóa của mẹ bầu. Bà bầu ăn chùm ruột tránh được tình trạng táo bón khi mang thai một cách tự nhiên và an toàn. Cho nên đây là bằng chứng thuyết phục cho những ai còn lăn tăn về việc bà bầu có nên ăn chùm ruột.

4. Nâng cao sức đề kháng

Nhờ chứa nhiều vitamin và các khoáng chất tốt cho cơ thể, quả chùm ruột giúp bạn chăm sóc cho bà bầu thông qua việc nâng cao sức đề kháng trong thai kỳ.

5. Tốt cho gan

Loại chất oxy hóa trong quả chùm ruột rất tốt cho lá gan của bạn khi mang thai.

6. Giúp mẹ bầu tươi tỉnh, sảng khoái và tốt cho hệ thần kinh của bé

Protid trong chùm ruột khá cao. Việc ăn chùm ruột sẽ giúp bà bầu kịp thời bổ sung chất protid cần thiết cho mẹ và cả sự phát triển của thai nhi cho các bộ phận đại não và hệ thống thần kinh.

7. Chống viêm

Quả chùm ruột có hàm lượng khoáng chất: mangan, kali, đồng, phốt pho… có khả năng chống viêm tốt, có ích cho mẹ bầu và thai nhi.

Đọc đến đây, bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi: “Bà bầu có nên nên ăn chùm ruột”. Bà bầu nên ăn chùm ruột là điều hiển nhiên rồi. Tuy nhiên, khi ăn chùm ruột, bạn phải lưu ý những điều sau đây.

Lưu ý khi ăn quả chùm ruột

  • Trước khi ăn, bạn rửa sạch chùm ruột rồi ngâm với nước muối 15-20 phút, sau đó xả lại nước lần nữa để đảm bảo quả được làm sạch.
  • Bạn chỉ nên ăn chùm ruột như một loại trái cây thường dùng, với một lượng vừa đủ. Việc ăn quá nhiều dễ tạo cảm giác no khiến bạn không muốn ăn thêm các món khác.
  • Chùm ruột có oxalate, chất này sẽ liên kết với các khoáng chất trong ruột, khiến cơ thể khó hấp thu canxi. Do đó, mẹ bầu không nên ăn ngay sau bữa chính. Ngoài ra, axit oxalic trong chùm ruột cũng có hại cho những mẹ bầu bị bệnh thận.
  • Không nên ăn trái chùm ruột khi đói, vitamin C trong chùm ruột sẽ dễ khiến bạn đau dạ dày, không tốt cho bao tử.

Bà bầu có nên ăn chùm ruột hay không chẳng còn là câu hỏi khó trả lời nữa. Giờ đây bạn có thể ăn chùm ruột theo các cách chế biến khác nhau như mứt chùm ruột, cách làm chùm ruột lắc muối tôm, tầm ruột ngào đường… rất hấp dẫn đấy!Mẹ có thể xem thêm xét nghiệm bệnh down ở tuần bao nhiêu ?


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét