Thứ Ba, 13 tháng 4, 2021

Tình trạng khó thở khi mang thai

 Khó thở khi mang thai là hiện tượng bình thường và khá phổ biển. Tuy nhiên, mẹ bầu nên chú ý vì đây có thể là dấu hiệu cho một số căn bệnh tiềm ẩn.

Khi mang thai, có những lúc mẹ bầu có cảm giác không thể thở như bình thường được. Vậy nguyên nhân do đâu và làm thế nào để khắc phục? Hãy cùng dịch vụ sàng lọc trước sinh gentis tìm hiểu qua bài viết dưới đây  nhé .

Tại sao hiện tượng khó thở lại xuất hiện trong thời kỳ mang thai?

Trong thời gian con yêu còn ở trong bụng, mẹ bầu sẽ cần được cung cấp nhiều khí oxy hơn và cơ thể cũng sẽ cố gắng đáp ứng nhu cầu đó bằng nhiều cách khác nhau. Khi các hormone bắt đầu tăng cao, đặc biệt là hormone progesterone, sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến phổi và kích thích trung tâm hô hấp. Mặc dù nhịp thở thay đổi rất ít trong thời gian mang thai nhưng lượng không khí mẹ bầu hít vào và thở ra mỗi lần đều tăng đáng kể.

Khi tử cung phát triển gây áp lực lên cơ hoành, mẹ bầu sẽ càng cảm thấy khó thở hơn. Khó thở trong thời kỳ mang thai cũng có thể làm trầm trọng thêm các bệnh mà bạn đã mắc trước đây như hen suyễn, thiếu máu hoặc cao huyết áp.

Khó thở khi mang thai có phải là dấu hiệu của căn bệnh nghiêm trọng nào đó?

Đôi khi, triệu chứng khó thở có thể báo hiệu cho một vài căn bệnh tiềm ẩn, đặc biệt nếu mẹ bầu đang gặp vấn đề về hô hấp khác chẳng hạn như hen hay cúm. Khoảng 30% phụ nữ bị hen suyễn sẽ phải chịu đựng tình trạng các triệu chứng trở nên nặng hơn trong thời gian mang thai. Thêm vào đó, các cơn tái phát nghiêm trọng có thể gây hại đến mẹ và bé.

Ngoài ra, phụ nữ mang thai bị bệnh đường hô hấp nhiều khả năng xảy ra các biến chứng như viêm phổi. Thêm vào đó, những thay đổi về huyết động, đặc biệt là tình trạng rối loạn đông máu khiến mẹ bầu có nguy cơ bị thuyên tắc phổi. Điều này hiếm khi xảy ra nhưng lại rất nghiêm trọng.

Những biện pháp hỗ trợ cho mẹ bầu

Nếu cảm thấy khó thở, hãy thử áp dụng những gợi ý dưới đây:

  • Hoạt động chậm lại và đừng gắng sức quá nhiều
  • Ngồi thẳng và giữ vai căng về phía sau, điều này sẽ giúp cho phổi của bạn có nhiều không gian và điều kiện để hô hấp
  • Nằm cao hơn một chút so với bình thường
  • Chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh
  • Tập yoga để hoc cách điều hòa hơi thở
  • Luôn cố gắng giữ kiên nhẫn và bình tĩnh. Sau khi sinh, mẹ bầu sẽ hít thở lại bình thường như trước kia. xét nghiệm nipt là gì ?

Lưu ý dành cho mẹ bầu

Hãy đi đến bác sĩ hoặc bệnh viên để được kiểm tra ngay nếu như bạn có những triệu chứng sau:

  • Không thể thở được
  • Bệnh hen suyễn trở nên trầm trọng
  • Mạch đập nhanh
  • Nhịp tim đập nhanh hoặc bất thường
  • Có cảm giác muốn ngất xỉu
  • Đau ngực hoặc khó chịu khi thở
  • Người nhợt nhạt
  • Môi hoặc ngón tay tái xanh
  • Ho dai dẳng, ho kèm theo sốt hoặc ớn lạnh, hoặc ho ra máu.
  • Đọc thêm: sàng lọc trước sinh khi nào chính xác nhất 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét