Thứ Tư, 1 tháng 7, 2020

Một số món cháo bổ dưỡng giúp an dưỡng thai

Động thai là nỗi lo lắng lớn nhất của bà bầu. Khi bị động thai, ngoài việc đặt thuốc và uống thuốc theo đúng yêu cầu của bác sĩ, thì bà bầu cần phải hiểu rõ mình nên ăn gì và nghỉ ngơi như thế nào để nhanh phục hồi sức khỏe. Các mẹ hãy cùng xét nghiệm trước sinh gentis tìm hiểu các món cháo tốt bổ dưỡng giúp an thai dưới đây nhé.

Một số món cháo bổ dưỡng giúp an dưỡng thai

1. Cháo hạt sen

  • Chuẩn bị: Hạt sen 50g, gạo nếp 100g, đường trắng 20g.
  • Chế biến: Hạt sen bỏ vỏ, bỏ tâm, cùng gạo nếp xay thành bột. Cho vào nồi thêm vừa nước rồi đun sôi kỹ, quấy đều tay khi cháo chín thì cho đường, cháo sôi lại là được.
  • Nên ăn: Ngày 2 lần, lúc đói. Cần ăn liền 7 – 10 ngày.

2. Cháo hồng táo

  • Chuẩn bị: Hồng táo 10 quả, gạo nếp 100g, đường trắng 20g.
  • Chế biến: Hồng táo (táo tàu màu hồng) bỏ hạt giã nhỏ, gạo nếp xay thành bọt. Cho vào nồi thêm vừa nước, đun lửa riu riu và quấy đều tay. Khi cháo chín cho đường trắng vào đun tiếp, cháo sôi lại là được.
  • Nên ăn: Ngày 2 lần, lúc đói. Cần ăn 7-15 ngày liền.

3. Cháo cá chép

  • Chuẩn bị: Cá chép 1 con (khoảng 500g), gạo nếp 100g, hành hoa, gừng, các loại gia vị.
  • Chế biến: Cá chép bỏ sạch ruột, đánh vẩy rửa sạch và đem ướp với gừng, mắm, muối khoảng 20 phút. Cho cá chép, gạo nếp vào nồi thêm 500ml nước, ninh đến khi nhừ gạo nếp. Nêm nếm gia vị vừa miệng, và cho thêm hành ăn sẽ ngon hơn.
  • Nên ăn: ngày 1 lần, cần ăn liền 10 ngày.

4. Cháo củ mài

  • Chuẩn bị: Củ mài tươi 100g, gạo nếp 100g, thịt lợn nạc 100g, bột gia vị vừa đủ.
  • Chế biến: Rửa sạch thịt nạc băm nhỏ rồi ướp bột gia vị, củ mài bỏ vỏ xắt miếng. Ninh nhừ củ mài và gạo nếp bằng nước trước. Đợi cháo chín cho thịt vào quấy đều, đợi chín rồi cho bột gia vị vào là được.
  • Nên ăn: ngày 1 lần, cần ăn liền trong 10 ngày.

5. Cháo hoàng kỳ

  • Chuẩn bị: Hoàng kỳ 30g, gạo tẻ 50g, thịt lợn nạc 100g, bột gia vị vừa đủ.
  • Chế biến: Gạo tẻ nghiền thành bột. Thịt lợn nạc rửa sạch, băm nhỏ ướp gia vị rồi xào chín. Cho hoàng kỳ vào nồi cùng nước đun sôi kỹ, chắt lấy 250ml nước hoàng kỳ đặc, bỏ bã. Cho bột gạo vào nước hoàng kỳ đun trên lửa nhỏ, khi cháo chín cho thịt lợn vào quấy đều, cháo sôi lại là được. Hội chứng down khi mang thai và những điều cần biết !
  • Nên ăn: ngày một lần, lúc đói, cần ăn liền 5 ngày.

6. Cháo bầu dục

  • Chuẩn bị: Bầu dục lợn 1 đôi, gạo tẻ 50g, đỗ trọng 12g, gia vị vừa đủ.
  • Chế biến: Bầu dục lợn làm sạch rồi tẩm gia vị. Gạo tẻ xay thành bộ. Đỗ trọng thì đun lấy nước, cho khoảng 300ml nước đợi sôi thì chắt mình nước. Tiếp đó cho bầu dục vào, đợi chín thì cho bột gạo vào quấy đều. Đun lửa nhỏ trong cả quá trình nấu.
  • Nên ăn: Chia làm 2 lần ăn trong ngày. Cần ăn liền 5 ngày.

7. Nước ngải cứu

  • Chuẩn bị: lá ngải cứu 16g, tía tô 16g
  • Chế biến: Lá ngải cứu, tía tô đem rửa sạch cho thêm 600ml nước. Sắc đến khi còn khoảng 100ml là được. Thuốc sẽ hơi khó uống, bạn có thể pha thêm chút đường để dễ uống hơn.
  • Cách uống: Uống thành 3-4 lần trong ngày.

8. Nước lá sen

  • Chuẩn bị: Lá sen 100g, đường đỏ 30g.
  • Chế biến: Lá sen rửa sạch, thái nhỏ, cho vào nồi đun với 300ml nước, đợi sôi kỹ chắt lấy 200ml nước lá sen đặc, bỏ bã. Cho đường đỏ vào đợi sôi là được.
  • Cách uống: Chia 3 lần uống trong ngày, cần uống liền 3 ngày.

9. Nước lá gai

  • Chuẩn bị: Lá gai 50g, gạo nếp 50g,
  • Chế biến: Lá gai phơi khô, gạo nếp sao vàng. Cả hai thứ cho vào nồi thêm 250ml nước đun sôi kỹ, chắt lấy 200ml nước đặc, bỏ bã.
  • Cách uống: Chia 3 lần uống trong ngày, cần uống liền 3-5 ngày.

10. Nước nho khô

  • Chuẩn bị: Nho khô 30g, táo tàu 5 quả.
  • Chế biến:Đun sôi kỹ nho khô, táo tàu bằng 300ml nước, rồi chắt lấy 200ml nước đặc, bỏ bã.
  • Cách uống: ngày chia làm 3 lần, cần uống liền 3-5 ngày.
Đọc thêm: chọc ối là gì

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét