Thứ Năm, 19 tháng 12, 2019

Các điều bà bầu mắc sốt xuất huyết phải lưu ý

Sốt xuất huyết là nỗi sợ của tất cả mọi người bởi tốc độ lây lan và sự nguy hiểm của nó. Đặc biệt là việc bà bầu bị sốt xuất huyết càng gặp nguy hiểm hơn bởi nó còn ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của thai nhi nếu không biết cách xử lý kịp thời.

Những điều bà bầu mắc sốt xuất huyết phải lưu ý

Bất kỳ dấu hiệu bất thường nào khi mang thai đều rất nguy hiểm. Bởi nó có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi. Bà bầu bị sốt xuất huyết lại càng nguy hiểm hơn bởi lúc này, hệ miễn dịch của mẹ yếu nên dễ dàng tạo điều kiện thuận lợi cho các vi rút gây bệnh tấn công gây nên những biến chứng nguy hiểm. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn cho bạn một số thông tin cần thiết để xử lý khi bà bầu bị sốt xuất huyết.

Bà bầu bị sốt xuất huyết lại càng nguy hiểm hơn bởi lúc này, hệ miễn dịch của mẹ yếu nên dễ dàng tạo điều kiện thuận lợi cho các vi rút gây bệnh tấn công gây nên những biến chứng nguy hiểm

Dấu hiệu bà bầu bị sốt xuất huyết

Nếu mẹ có những biểu hiện dưới đây thì cần phải đến bệnh viện xét nghiệm ngay bởi chúng có thể là dấu hiệu của việc bà bầu bị sốt xuất huyết:
- Chảy máu chân răng
- Sốt cao đột ngột kèm theo run rẩy
- Mất nước, ăn không ngon miệng, chán ăn, tiểu ít
- Đau đầu dữ dội, nhức hốc mắt
- Người mệt mỏi, đau nhức khắp mình
- Khó thở
- Buồn nôn, ói mửa liên tục
- Xuất hiện hiện tượng xuất huyết dưới da khi mang thai, các nốt đỏ trên da, căng da không bị mất đi
- Hạ huyết áp, người choáng váng, nhịp tim đập nhanh

Bà bầu bị sốt xuất huyết có nguy hiểm không?

Việc mắc các bệnh nói chung trong thời kỳ mang thai đều có những ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển của thai nhi. Đặc biệt là những bệnh về vi rút như sốt xuất huyết. Bởi lúc này hệ miễn dịch của mẹ đang yếu nên các bệnh dễ tấn công và lây lan gây nên những biến chứng nặng nề.
Mặt khác, vi rút cũng có thể lây từ mẹ sang thai nhi trong thời kỳ mang thai nên có rất nhiều trường hợp buộc phải mổ lấy thai sớm.Tuy nhiên mức độ có nguy hiểm mức nào còn phụ thuộc vào thời điểm mang thai.
Thông thường bà bầu bị sốt xuất huyết 3 tháng cuối và 3 tháng đầu là nguy hiểm nhất. Dưới đây là một số biến chứng thường gặp khi bà bầu bị sốt xuất huyết:
- Giảm tiểu cầu: Dấu hiệu đặc trưng của bệnh sốt xuất huyết là sự sụt giảm tiểu cầu nghiêm trọng. Số lượng tiểu cầu giảm đến mức thấp có thể nguy hiểm đến tính mạng của cả mẹ lẫn thai nhi. Điều này còn có thể ảnh hưởng đến quá trình gây tê màng cứng khi mổ lấy thai nhi.
- Sảy thai: Bà bầu bị sốt xuất huyết 3 tháng đầu sẽ có nguy cơ bị sảy thai rất cao.
- Sih non, con nhẹ cân: Sốt xuất huyết trong 3 thai cuối của thai kỳ có thể tăng nguy cơ sinh non và bé sinh ra thường nhẹ cân so với trẻ khác. Nếu mẹ bị nặng trong thời gian cuối thai kỳ
còn có thể nguy hiểm đến tính mạng của thai nhi. Tham khảo ngay: Gói xét nghiệm sàng lọc trước sinh sớm.
Sốt xuất huyết trong 3 thai cuối của thai kỳ có thể tăng nguy cơ sinh non và bé sinh ra thường nhẹ cân so với trẻ khác. Nếu mẹ bị nặng trong thời gian cuối thai kỳ còn có thể nguy hiểm đến tính mạng của thai nhi
Xuất huyết: Mẹ bị sốt xuất huyết khi mang thai cũng khiến cho nguy cơ xuất huyết trong thai kỳ tăng cao, ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.
- Tiền sản giật: Thực tế cho thấy, những bà bầu bị sốt xuất huyết trong thời gian mang thai có tỉ lệ bị tiền sản giật cao hơn hẳn những mẹ bình thường khác.
Ngoài ra, nếu trong thời kỳ mang thai mẹ mắc phải bệnh sốt xuất huyết Dengue thì cực kỳ nguy hiểm. Đây là một dạng sốt xuất huyết nặng có khả năng gây tử vong cao nhất. Rất may là tỉ lệ mẹ mắc căn bệnh này là rất thấp và thường gặp trong những tháng cuối thai kỳ. Cũng chưa có bằng chứng là căn bệnh sốt xuất huyết Dengue này có gây dị tật cho thai nhi hay không.

Làm gì khi bà bầu bị sốt xuất huyết?

- Trước tiên khi được chẩn đoán là sốt xuất huyết bà bầu cần biết được mức độ nặng hay nhẹ. Nếu nhẹ có thể điều trị tại nhà mà không cần đến bệnh viện. Việc này sẽ được các bác sĩ chỉ định.
- Uống nhiều nước để bổ sung tình trạng mất nước do sốt cao, nôn ói ảnh hưởng đến lượng dịch của thai nhi.
Uống nhiều nước để bổ sung tình trạng mất nước do sốt cao, nôn ói ảnh hưởng đến lượng dịch của thai nhi
- Nếu sốt cao và vừa có thể uống thuốc paracetamol để hạ sốt và giảm cơn đau. Nếu sốt nhẹ bạn không cần uống thuốc mà tìm cách hạ sốt vật lý như lau ấm, mặc quần áo thoáng mát...
- Không được tự ý mua thuốc sử dụng trong thời gian mang thai.
- Theo dõi sát sao các biểu hiện của bệnh. Khám và xét nghiệm tiểu cầu thường xuyên để xác định mức tiểu cầu trong máu.
- Nghỉ ngơi thật nhiều, hạn chế đi lại một cách tối đa.
- Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào trở nặng bất thường cần phải nhập viện ngay lập tức. Lúc này bạn có thể được truyền dịch, truyền máu hoặc các chế phẩm của máu để tăng tiểu cầu, chống sốc.
- Uống thêm nhiều loại nước ép hoa quả như nước cam ép.
- Ăn thức ăn lỏng dễ tiêu, các loại súp lỏng đủ chất dinh dưỡng.
- Giữ tâm trạng thoải mái, tránh lo lắng thái quá cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ khiến bệnh lâu khỏi hơn.
Ngoài ra bạn có thể đọc thêm những loại thực phẩm ngăn ngừa dị tật thai nhi tại link sau: https://nipt.com.vn/tin-tuc-su-kien/nhung-thuc-pham-ngan-ngua-di-tat-thai-nhi

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét