Thứ Hai, 15 tháng 2, 2021

Bị mắc tổ đỉa khi đang có bầu điều trị như thế nào ?

 Bị tổ đỉa khi mang thai có rất nhiều bất tiện, kể cả vấn đề ăn uống hay vấn đề điều trị, không biết dùng loại nào tốt, loại nào an toàn, loại nào không ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ? Trong bài viết này xét nghiệm sàng lọc trước sinh gentis sẽ giải đáp toàn bộ những vấn đề bị tổ đỉa khi mang thai để các mẹ rõ ràng hơn và đưa ra lựa chọn điều trị phù hợp nhất cho mình.

Bị mắc tổ đỉa trong khi mang thai điều trị như thế nào ?

Dấu hiệu bà bầu bị tổ đỉa:

Bị tổ đỉa khi mang thai ở giai đoạn đầu hơi khác với người bình thường đôi chút, chủ yếu là do sức đề kháng bị suy giảm mạnh, thành ra vi nấm tổ đỉa bùng phát mạnh hơn so với người thường, ngoài tổ đỉa ra thì khả năng bị chàm khi mang thai là rất cao.

  • Tấy đỏ những nốt li ti 0,5 – 1 cm.
  • Mụn ẩn bên dưới dần dần to ra, nó nổi hột hột như trứng sam.
  • Thường bị nhiều ở đầu ngón tay, lòng bàn tay, bàn tay, cổ tay và chân.
  • Mẹ bầu thì thường bị ở cổ chân rất nhiều.
  • Chảy dịch vàng, mưng mủ, ngứa ngáy khó chịu.
  • Sau khi mụn nước tự vỡ sẽ khô da, kết vẩy và bong tróc nhẹ.

dấu hiệu bà bầu bị tổ đỉa

Nổi mẫn đỏ, ngứa ngáy, châm chít, mụn nước hột hột đầy khắp tay chân

Thường thì bệnh tổ đỉa ở bà bầu không gây nguy hiểm cho tính mạng của mẹ bầu và thai nhi, tuy nhiên sẽ ảnh hưởng khá nhiều đến sức khoẻ và hệ miễn dịch khi bệnh cứ tái đi tái lại nhiều, cũng như nguy cơ lây nhiễm mầm bệnh ẩn vào nguồn sữa mẹ là rất cao nhé các mẹ.

Nguyên nhân gây ra tổ đỉa khi mang thai:

Các mẹ nên hiểu rằng, khi mang thai thì cơ thể bị thay đổi nội tiết tố, hệ miễn dịch bị suy giảm nghiêm trọng, nên chỉ cần những ảnh hưởng nhẹ từ môi trường xung quanh sẽ làm các mẹ bị bùng phát các bệnh nấm da rất mạnh:

  • Dị ứng lông chó, lông mèo, lông thú cưng.
  • Dị ứng phấn hoa, bụi bẩn, thời tiết lạnh hoặc hanh khô hoặc quá nóng.
  • Dị ứng từ hoá chất, mỹ phẩm, nước hoa.
  • Dị ứng hải sản, đồ biển, đồ sông nước như tôm, cua, ốc, cá, nghêu, sò.
  • Dị ứng đồ tanh như thịt bò, trâu, gà, vịt, ếch, lươn.

Bên cạnh đó, mẹ bầu bị tổ đỉa nào bị áp lực trong gia đình, công việc, kết hợp với việc lạm dụng các chất kích thích như cà phê, trà đặc, nước tăng lực quá nhiều sẽ làm bệnh tổ đỉa trầm trọng hơn và biến chứng nhiều hơn nên các mẹ lưu ý nhé.

nguyên nhân bị chàm khi mang thai

Hải sản là kẻ thù số một các mẹ phải kiêng khi bị tổ đỉa

Bà bầu bị tổ đỉa có hay bị biến chứng gì không?

Bệnh tổ đỉa thường rất ít biến chứng, chủ yếu là tái phát đi tái phát lại nhiều lần sau quá trình điều trị là chính. Nhưng đối với bà bầu thì khác, do hệ miễn dịch bị suy giảm trầm trọng, dẫn tới bệnh bùng phát rất dữ dội, điển hình nhất là:

  • Bị chàm bội nhiễm khi mang thai: Nổi mụn nước liên tục, mưng mủ, chảy dịch vàng rất nhiều, thấm bông gòn ướt hết cả bông và kéo dài suốt 7-8 ngày không dứt hẳn.
  • Bị chàm nặng khi mang thai: Kết lớp vẩy dầy hơn bình thường rất nhiều, dẫn đến bôi thuốc đưa đến hiệu quả cực kì kém, tuy nhiên bóc ra thì lại chảy dịch mưng mủ và nguy cơ viêm nhiễm và biến chứng thành chàm bội nhiễm cao. xét nghiệm triple test là gì ?

bà bầu bị eczema tổ đỉa

Khi phát hiện ra mụn nước một cách bất thường, kiêng ngay xôi bắp nếp

Ngoài ra còn biến chứng thứ 3 mà y học phương tây lẫn y học cổ truyền vẫn đang tranh cãi, đó là nguy cơ lây cho thai nhi trong bụng cao, dù chưa được chứng thực 100%. Nhưng dựa vào thực tế cho thấy, mẹ bầu bị tổ đỉa thì con sinh ra thường có tỉ lệ bị chàm ở 2 bên má cực kì cao nhé, để tránh tình trạng này thì các mẹ phải giảm ăn hải sản, đồ biển, đồ tanh để không tích thêm mầm bệnh ẩn cho thai nhi trong bụng nhé.

Cách trị tổ đỉa khi mang thai an toàn hiệu quả

Nhược điểm của bị tổ đỉa khi mang thai là có rất ít thuốc tây có thể dùng cho mẹ bầu, vì nhiều lý do mà chất kháng sinh có nguy cơ lây nhiễm vào sữa mẹ rất cao, thành ra không tốt cho trẻ sau này. Chính vì thế cách trị tổ đỉa khi mang thai bằng mẹo dân gian được tìm kiếm và thay thế khá nhiều, nên bài viết này Vabuta sẽ chia sẻ cho các mẹ những cách an toàn, lành tính nhất mà không lo ảnh hưởng xấu đến thai nhi trong bụng nhé.

1. Chữa tổ đỉa khi mang thai bằng Lá Trầu:

Với lá trầu không các mẹ hoàn toàn có thể yên tâm vì độ lành tính của nó, nên có thể áp dụng lâu dài để điều trị chàm khi mang bầu vừa an toàn vừa hiệu quả.

chữa tổ đỉa cho bà bầu bằng lá trầu

Lá trầu vừa diệt nấm tổ đỉa trên bề mặt, vừa kích mầm bệnh ẩn rất hay

Để bôi hàng ngày thì các mẹ rửa sạch 3 lá trầu, ngâm nước muối, rửa sạch, giã nát ra, đắp trực tiếp lên vùng da bị tổ đỉa 30 phút rồi rửa sạch lại. Mỗi ngày thực hiện 2-3 lần để phát huy hiệu quả tốt nhất.

Ngoài ra còn có thể kết hợp với việc ngâm tay chân để hỗ trợ tăng tốc độ kích mầm bệnh ẩn trồi ra nhanh hơn, giúp điều trị tận gốc hơn. Các mẹ chuẩn bị 10 lá trầu không, nấu với 1 lít nước trong 15 phút rồi tắt bếp, sau đó đổ ra thau, cho thêm 1 lít nước lạnh vào cho đỡ nóng rồi ngâm khoảng 20 phút. Cứ làm theo cách này 2 ngày 1 lần thì trong 4-6 tuần tình trạng tổ đỉa khi mang thai của các mẹ giảm đến 60-70% lận đấy nhé.

2. Chữa tổ đỉa cho bà bầu bằng Chuối Xanh:

Bà bầu bị eczema (chàm tổ đỉa) ít lây lan, ít nổi mụn nước, mới nổi vài hột ở ngón tay thì có thể lựa chọn chuối xanh để chữa tổ đỉa cho bà bầu nhé, vừa hiệu quả vừa an toàn lại vừa lành tính.

trị tổ đỉa khi mang thai bằng chuối xanh

Chuối xanh có tác dụng giảm ngứa ngáy rất hiệu quả

Các mẹ chỉ cần cắt chuối xanh thành các lát mỏng, rửa sạch trước vùng da bị tổ đỉa rồi lau khô, sau đó chà sát lát chuối xanh chứa nhựa (mủ) lên tay chân 2-3 phút, sau đó để y nguyên như vậy trong 30 phút là tháo ra rửa sạch lại được rồi.

Thường chỉ mất từ 1-2 tuần là các đốm tổ đỉa ấy bay sạch, còn nếu có mầm bệnh ẩn, bị lây lan ra nhiều hơn hoặc tái phát trở lại thì các mẹ có thể lựa chọn lá trầu không như cách 1 để điều trị cho mình nhé.

3. Trị tổ đỉa cho mẹ bầu bằng Lá Đào:

Lá đào khá lành tính, không chứa độc tố nguy hại cho sữa mẹ hay thai nhi trong bụng, mà lại có lượng kháng khuẩn, tiêu sưng, ngừa viêm nhiễm và giảm mụn nước cực kì nhiều, thành ra các mẹ hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng lá đào để trị tổ đỉa cho mẹ bầu nhé.

chữa bệnh tổ đỉa khi mang thai bằng lá đào

Lá đào khá nhiều dưỡng chất nên có thể dưỡng ẩcm, tránh da khô rát, chảy máu

Chỉ cần dùng 20 lá đào ngâm trong nước muối pha loãng khoảng 10 phút rồi rửa sạch, sau đó nấu với 2 lít nước trong 15 phút cho nó sôi lên thì tắt bếp rồi để nguội. Hàng ngày các mẹ dùng nước này để ngâm tay chân bị tổ đỉa nhé, ngâm tầm 20 phút là được.

Bên cạnh đó các mẹ vẫn nên tìm thêm cách để bôi hàng ngày, vừa giúp loại bỏ vi nấm đang tồn tại trên bề mặt da, vừa tăng cường hiệu quả kích mầm bệnh ẩn vừa tạo được kháng thể sau khi điều trị, nhờ đó việc điều trị tổ đỉa khi mang thai của các mẹ mới dứt điểm mà không lo bị tái phát trở lại nữa.

Lưu ý quan trọng khi trị tổ đỉa cho bà bầu

Khi mang thai mà bị tổ đỉa thường sức đề kháng của các mẹ giảm đi rất nhiều, ít nhất cũng mất hết phân nữa, thành ra vi nấm tổ đỉa sẽ bùng phát rất mạnh trong thời gian này. Chính vì thế những dược tính trong mẹo dân gian đều không đủ loại trừ tận gốc được các loại vi nấm gây bệnh, nên bạn cần lưu ý thêm những vấn đề sau để phòng ngừa bệnh trở nặng hơn cho mình:

  • Nếu bạn đang ở giai đoạn tổ đỉa cương mụ nước thì nhớ tránh ăn xôi, bắp, nếp. Đây là những món dễ gây sưng tấy, khiến vùng da bị tổ đỉa mưng mủ, chảy dịch vàng và đặc biệt là tích mụn nước to hơn rất nhiều thay vì chỉ 0,5 – 1 cm như bình thường.
  • Bên cạnh đó những thực phẩm khó tiêu như đồ tanh, đồ biển, hải sản, tôm, cua, ốc, cá … thường phải mất 1-2 tuần mới tiêu hoá xong 1 bữa, không những thế những món này là nguyên nhân trực tiếp nhất làm mầm bệnh ẩn của bạn phát triển dữ dội và lây lan nhiều hơn.
  • Khăn tắm, khăn tay của chị em mang thai bị tổ đỉa cần trụng nước sôi và giặt bằng nước giặt không kích ứng cho da, mỗi lần xả nhớ xả nước thật kỹ để tránh còn cặn bột giặt còn tồn đọng lại gây ngứa ngáy khó chịu nhé chị em.
  • Nên thường xuyên uống nước ấm, ít nhất các mẹ nên uống khoảng từ 2 đến 2,5 lít nước mỗi ngày, tránh dùng nước lạnh.
  • Quần áo nên chọn loại hút ẩm tốt, rộng rãi, thoáng mát, tránh đồ bó sát gây ma sát làm tổn thương, viêm nhiễm nhiều hơn.

Trên đây là tất cả mọi thứ về tổ đỉa khi mang thai mà các mẹ cần nắm, mong rằng những kiến thức này sẽ giúp ích cho việc lựa chọn hướng điều trị tổ đỉa khi mang thai phù hợp nhất đối với cơ địa của các mẹ, xin trân trọng.

Đọc thêm: sàng lọc trước sinh khi nào chính xác nhất ?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét