Thứ Bảy, 30 tháng 1, 2021

Mang thai tháng thứ 5 nên ăn gì để đủ dinh dưỡng

 Bà bầu mang thai tháng thứ 5 cần chú ý nhiều đến chế độ ăn vì đây là giai đoạn mà thai nhi bắt đầu tăng trưởng và phát triển rất nhanh.

Để có một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn, mẹ bầu cần được bổ sung đầy đủ dinh dưỡng. Một chế độ ăn uống cân bằng khi mang thai tháng thứ 5 là điều rất quan trọng để giúp thai nhi khỏe mạnh và phát triển tốt.

Thế nhưng, vấn đề đặt ra là phụ nữ mang bầu mang thai tháng thứ 5 cần ăn những gì? Hãy cùng sàng lọc trước sinh gentis xem tiếp những chia sẻ dưới đây để có thêm một số thông tin hữu ích nhé.

Mang thai tháng thứ 5 nên ăn gì để đủ dinh dưỡng

Tầm quan trọng của chế độ ăn giàu dưỡng chất đối với bà bầu mang thai tháng thứ 5

Một trong những nguyên nhân làm cho chế độ ăn có vai trò cực kỳ quan trọng đối với thai kỳ là bởi khi mang thai, nhu cầu về calo của người mẹ sẽ dần tăng lên rất cao. Không những vậy, cơ thể mẹ cũng cần nhiều chất sắt hơn để sản xuất đủ máu đáp ứng nhu cầu cho mẹ và bé.

Do đó, chế độ ăn của bà bầu mang thai tháng thứ 5 cần bao gồm các thực phẩm giàu chất sắt để giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh.

Mẹ bầu 5 tháng nên ăn gì?

thực đơn khi mang thai 5 tháng

Trong thực đơn của bà bầu mang thai tháng thứ 5 nhất định phải có những thực phẩm sau:

  1. Trái cây và rau xanh: Mỗi ngày, bạn cần ăn khoảng 5 khẩu phần trái cây và rau xanh để cung cấp đủ vitamin và các chất dinh dưỡng cần thiết khác cho cơ thể. Ngoài ra, các loại đường tự nhiên có nhiều trong trái cây cũng sẽ giúp bạn có một ngày luôn tràn đầy năng lượng và vui tươi.
  2. Thực phẩm chứa nhiều protein như đậu phụ và các sản phẩm từ đậu nành. Protein không chỉ quan trọng đối với sức khỏe của mẹ mà nó rất cần cho sự tăng trưởng của thai nhi. Dưỡng chất này có tác dụng tăng cường sức mạnh của cơ bắp, da và các cơ quan khác.
  3. Thực phẩm giàu tinh bột như cơm, bún, phở, mì, khoai lang, bắp, khoai tây và bánh mì là những thực phẩm không thể thiếu trong thực đơn mỗi ngày để cung cấp năng lượng cho bà bầu.
  4. Uống đủ nước: Quá trình mang thai là khoảng thời gian mà bạn cần phải chăm sóc cho cả bản thân và bé cưng. Ngoài việc ăn uống đầy đủ, mẹ bầu cũng cần chú ý đến lượng nước mà mình uống mỗi ngày để giữ ẩm cho cơ thể và tránh táo bón khi mang thai, đây một vấn đề thường gặp ở nhiều phụ nữ mang thai.
  5. Salad là món ăn rất tốt cho bà bầu bởi thành phần của món ăn này gồm nhiều loại rau xanh như xà lách, rau càng cua, rau mầm, cà rốt, bắp cải, dưa chuột, cà chua. Rau xanh chứa rất nhiều khoáng chất và chất xơ, tốt cho sức khỏe của bạn và sự phát triển của bé.
  6. Sữa là một trong những thực phẩm rất quan trọng trong chế độ ăn của bà bầu 5 tháng bởi thức uống này có nhiều canxi, cần thiết cho sự phát triển của xương, răng và cơ bắp. Nhiều người cảm thấy không thoải mái khi uống sữa trong thời gian mang thai. Nếu bạn cũng rơi vào tình huống này, hãy chọn các thực phẩm làm từ sữa để thay thế nhé.
  7. Thịt gà là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe bà bầu. Nếu thấy chán ăn, bạn có thể ăn một ít thịt gà để bổ sung protein. So với các loại thịt khác, thịt gà sẽ an toàn cho bà bầu hơn. sàng lọc trước sinh là gì ?
  8. Cá rất giàu protein, tuy nhiên khi dùng cá để chế biến món ăn, bạn cần sơ chế kỹ và nấu chín. Bởi nếu không, cá có thể gây ngộ độc và làm ảnh hưởng đến em bé. Bạn nên tránh ăn các loại cá biển có chứa thủy ngân để tránh gây hại đến sự phát triển của em bé như cá kình, cá thu, cá bơn, cá chỉ vàng, cá ngừ…
  9. Các loại ngũ cốc cũng đóng vai trò quan trọng bởi những thực phẩm này chứa nhiều vitamin E và B, rất cần thiết cho sự phát triển bình thường của thai nhi. Ngoài ra, trong ngũ cốc còn có chứa sắt và magie, những dưỡng chất rất cần thiết đối với sự tăng trưởng của trẻ.
  10. Các loại đậu như đậu nành, đậu xanh, đậu đen, đậu ngự, đậu Hà Lan… đều rất giàu protein. Nếu mẹ bầu là người thích những món chay, thanh đạm thì không thể không bổ sung thực phẩm này vào thực đơn của mình.

Bà bầu mang thai 5 tháng nên tránh ăn gì?

bà bầu 5 tháng nên ăn gì

Tháng thứ 5 của thai kỳ là giai đoạn cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển của bé, do đó, bạn cần phải chú ý nhiều đến chế độ ăn của bản thân. Ngoài chuyện bầu 5 tháng nên ăn gì, trong thực đoưn mỗi ngày mẹ nên tránh tuyệt đối các thực phẩm sau:

  • Trái cây rất tốt cho sức khỏe, nhưng với bà bầu không phải loại trái cây nào cũng tốt. Bà bầu mang thai 5 tháng cần tránh ăn các loại trái cây nhiệt đới như đu đủ sống, dứa, lựu… bởi nếu bạn không “kiềm” được mà ăn quá nhiều các loại trái cây này có thể dẫn đến sảy thaiNgoài ra, bạn cũng nên tránh tuyệt đối các loại trái cây được được đóng hộp bởi những thực phẩm này thường chứa nhiều chất bảo quản, không tốt cho thai kỳ.
  • Tránh uống nước ngọt. Nước giải khát là thức uống yêu thích của nhiều người, tuy nhiên, đây lại là những thực phẩm rất không tốt cho sức khỏe. Bà bầu uống nhiều nước ngọt có ga sẽ dễ bị rối loạn tiêu hóa và tăng cân mất kiểm soátNếu bị thừa cân khi mang thai, bạn sẽ rất dễ gặp phải những biến chứng khi mang thai nguy hiểm. 
  • Thức ăn bày bán sẵn có thể làm cho bạn cảm thấy rất ngon nhưng tốt nhất bạn nên tránh ăn trong giai đoạn này. Bởi những món ăn thường không được chế biến kỹ lưỡng, mất vệ sinh. Pizza và bánh mì kẹp thịt là 2 món ăn mà bà bầu cần tuyệt đối tránh. Dù những món ăn này có ngon đến đâu đi nữa thì bạn cũng nên nghĩ đến sức khỏe của bé trước khi ăn nhé. 
  • Tránh uống trà và cà phê vì những thức uống này chứa rất nhiều caffeine. Bà bầu hấp thụ lượng caffeine vượt mức cho phép có thể nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
  • Tuyệt đối không đụng đến rượu và các thức uống có cồn bởi rượu và các thức uống có cồn được xem là thức uống nguy hiểm nhất trong thai kỳ.
  • Tránh ăn các món vặt như bánh quy, khoai tây chiên và kẹo trong thai kỳ bởi những món ăn này không tốt cho cơ thể. Phần lớn những món ăn này đều chứa nhiều đường hóa học và chất béo không lành mạnh, nếu ăn nhiều, bạn sẽ rất dễ bị tăng cân.
  • Tránh ăn trứng sống dù trứng là thực phẩm rất cần thiết trong chế độ ăn của phụ nữ mang thai 5 tháng. Nguyên nhân là do khi ăn trứng sống, bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh nhiễm khuẩn salmonella rất cao. Bạn chỉ nên ăn trứng đã được nấu chín kỹ, không nên ăn các món trứng luộc lòng đào hay ốp la hơi chín.
  • Tránh ăn thức ăn quá mặn khi mang thai tháng thứ 5 để giảm thiểu nguy cơ tổn thương thận, tăng huyết ápgây rối loạn đường tiêu hóa sẽ ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển của thai nhi.

Một số chất dinh dưỡng phụ nữ mang thai 5 tháng cần chú ý bổ sung

mang bầu 5 tháng

Phụ nữ mang thai tháng thứ 5 bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng sau:

  • Sắt là một trong những chất cực kỳ quan trọng đối với phụ nữ mang thai tháng thứ 5. Mỗi ngày, bạn cần tiêu thụ khoảng 2mg sắt từ các thực phẩm.
  • Axit folic cũng là một dưỡng chất quan trọng khác cần bổ sung. Bạn cần uống khoảng 400mcg axit folic mỗi ngày cho đến giai đoạn thai nhi 12 tuần.
  • Kẽm: Đừng bỏ qua các thực phẩm giàu kẽm trong chế độ ăn của bà bầu mang thai tháng thứ 5 bởi cơ thể thiếu kẽm có thể dẫn đến những tác động tiêu cực. Bạn có thể bổ sung kẽm thông qua các loại thực phẩm như thịt đỏ, đậu, các loại hạt, động vật có vỏ như trai, sò, nghêu… 
  • Canxi không chỉ quan trọng đối với việc hình thành xương và răng mà còn tham gia vào sự hình thành hệ thần kinh. Mỗi ngày, nhu cầu canxi của mẹ bầu ở tam cá nguyệt thứ hai là khoảng 1.000mg.
  • Chất béo rất cần thiết cho sự phát triển não bộ của thai nhi khi mẹ bầu mang thai tháng thứ 5. Bạn nên bổ sung chất béo từ thực vật và các loại cá thay vì động vật vì chất béo từ thực vật và cá tốt cho tim mạch hơn.

Một số lời khuyên khi xây dựng chế độ ăn cho mẹ bầu 5 tháng

Thực đơn mỗi ngày của phụ nữ mang thai tháng thứ 5 cần có sự cân bằng hợp lý để đảm bảo cung cấp đủ năng lượng và chất dinh dưỡng cho cơ thể. Tránh ăn một thực phẩm nào đó quá nhiều, kể cả những thực phẩm được xem là tốt cho sức khỏe vì có thể dẫn đến các tác dụng phụ không mong muốn.

Bạn có thể lên sẵn thực đơn, đưa bác sĩ xem và nhờ tư vấn. Bác sĩ sẽ góp ý và điều chỉnh xem bạn nên và không nên ăn gì. Ngoài ra, bạn cũng nên ăn đủ bữa, đúng giờ để tránh cảm giác thèm ăn bất thường. Bạn cũng có thể chuẩn bị thêm những bữa ăn nhẹ, lành mạnh để tránh tình trạng khi đói lại muốn ăn quà vặt.

Tháng thứ 5 là thời điểm mà nhiều cơ quan quan trọng của thai nhi bắt đầu phát triển. Do đó, mẹ bầu hãy cố gắng ăn uống thật đầy đủ để bé cưng phát triển tốt nhất. Dù đó là món bạn không thích nhưng tốt cho sức khỏe thì vẫn nên cố gắng vì bé cưng nhé.

Đọc thêm: sàng lọc trước sinh khi nào ?

Thứ Sáu, 29 tháng 1, 2021

Mang thai bị chuột rút bắp chân xử lý thế nào ?

  Bà bầu bị chuột rút bắp chân vào ban đêm có thể giật mình khi đang ngủ với cảm giác đau căng cứng và tê tái ở bắp chân, bàn chân hoặc cả hai. Vậy nguyên nhân và cách trị chuột rút bắp chân ở bà bầu là gì? cùng xét nghiệm nipt gentis tìm hiểu ngay nhé !

Mang thai bị chuột rút bắp chân xử trí thế nào ?

Nguyên nhân chuột rút bắp chân ở bà bầu

Bạn hãy cùng tìm hiểu về những nguyên nhân gây chuột rút ở bà bầu để tìm ra cách giảm nhẹ triệu chứng khó chịu này nhé.

1. Cơ thể tăng cân

Áp lực từ em bé đang lớn dần mỗi ngày có thể gây tổn hại đến hệ thống dây thần kinh và mạch máu đi đến chân của mẹ bầu. Tình trạng mẹ bầu tăng cân quá nhiều cũng chính là một trong những nguyên nhân bị chuột rút khi ngủ, đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ ba.

Trong những tháng cuối của thai kỳ, bắp chân sẽ trở nên mệt mỏi hơn vì cân nặng càng tăng nhiều hơn. Mẹ bầu có thể tăng 10–20 kg so với thời kỳ trước khi mang thai. Trong đó, khối lượng của thai nhi chiếm khoảng 3,5 kg. Nước ối, nhau thai cùng chất dịch và máu sẽ chiếm khoảng 3,5–5,5 kg.

2. Dinh dưỡng thiếu hụt

bà bầu bị chuột rút bắp chân do thiếu dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng thiếu canxi hoặc magie có thể khiến mẹ bầu có nguy cơ bị chuột rút bắp chân. Đây là những thành phần dinh dưỡng quan trọng giúp mẹ bầu khỏe mạnh và bé yêu phát triển toàn diện.

Khi bạn mang thai, thai nhi cần có canxi để xương và răng chắc khỏe, phát triển tim, hoàn thiện dây thần kinh, giúp cơ bắp khỏe mạnh, điều hòa nhịp tim… Nếu không bổ sung canxi cho cơ thể đủ lượng cần thiết, em bé sẽ lấy canxi từ xương bạn dẫn đến sức khỏe của bạn sau này sẽ yếu đi.

3. Bà bầu bị chuột rút bắp chân do mất nước

Nếu nước tiểu của bạn có màu vàng đậm, điều này có nghĩa là cơ thể bạn bị thiếu nước. Ngoài ra, một số dấu hiệu bạn bị mất nước khác như môi bong tróc, da thô ráp, hôi miệng, thèm đồ ngọt, đau đầu, chuột rút bắp chân cũng dễ dàng bắt gặp…

Khi bị mất nước, cơ thể bạn không thể tự làm mát như bình thường. Thân nhiệt càng nóng thì càng dễ bị chuột rút do hiệu ứng nhiệt trên cơ bắp. Khi các cơ làm việc nhiều hơn và sản sinh nhiều nhiệt lượng hơn thì càng dễ xảy ra tình trạng bà bầu bị chuột rút bắp chân.

4. Thói quen ngồi nhiều

ngồi nhiều khiến tuần hoàn máu chậm

Bạn cảm thấy mệt mỗi khi vận động nên chỉ thích ngồi yên một chỗ? Thói quen ngồi nhiều do cơ thể nặng nề hoặc công việc văn phòng có thể là nguyên nhân khiến bà bầu bị chuột rút bắp chân đấy!

Trạng thái ngồi một chỗ có thể khiến quá trình lưu thông máu trở nên chậm hơn, đồng thời tăng nguy cơ xuất hiện huyết khối tĩnh mạch sâu DVT. Chưa kể, mẹ bầu cũng rất dễ bị tăng cân nếu lười vận động. Đây đều là những yếu tố tiềm ẩn dẫn đến chuột rút bắp chân. sàng lọc trước sinh là gì ?

5. Tuần hoàn máu chậm khiến bà bầu bị chuột rút bắp chân

Khi phụ nữ mang thai, quá trình tuần hoàn máu sẽ chậm lại. Điều này là hoàn toàn bình thường nên bạn không cần phải lo lắng. Nguyên nhân một phần là do các hormone hoạt động quá mức.

Trong những tháng cuối của thai kỳ, cơ thể mẹ bầu cũng trải qua sự gia tăng thể tích máu. Tình trạng này cũng góp phần làm chậm tốc độ lưu thông của máu và có thể khiến bà bầu bị chuột rút bắp chân.

Cách trị chuột rút bắp chân cho bà bầu

Bà bầu thường xuyên bị chuột rút ở chân rất sợ cảm giác đột nhiên co cứng và đau đớn đến tê tái. Nếu bị chuột rút bắp chân khi ngủ vào ban đêm, mẹ bầu sẽ cảm thấy mệt mỏi vì ngủ không đủ giấc. Trường hợp chân bị chuột rút vào ban ngày lại càng nguy hiểm hơn nếu mẹ bầu đang điều khiển các phương tiện giao thông hoặc lên xuống cầu thang.

Để giảm thiểu trải nghiệm khó chịu và đảm bảo an toàn trong thai kỳ, bạn có thể áp dụng các cách trị chuột rút bắp chân cho bà bầu sau đây nhé.

1. Duy trì cân nặng hợp lý

Nếu mẹ bầu tăng cân khỏe mạnh, không những bé sẽ phát triển tốt mà mẹ cũng giảm thiểu nguy cơ bị chuột rút bắp chân. Để biết cân nặng hợp lý trong thai kỳ của mình, bạn có thể dựa vào chỉ số BMI của cơ thể trước khi mang thai:

tăng cân khi mang thai

Mục tiêu tăng cân khi mang thai ở giới hạn hợp lý sẽ giúp bạn có thể xây dựng chế độ ăn uống và tập luyện lành mạnh hơn.

2. Uống nhiều nước mỗi ngày

bà bầu bị chuột rút bắp chân nên uống nhiều nướcBà bầu bị chuột rút nên làm gì? Đơn giản là hãy uống thật nhiều nước mẹ nhé! Lượng nước uống khuyến nghị hằng ngày là khoảng 2,5 lít đối với phụ nữ. Tuy nhiên, chế độ ăn cũng có nhiều thực phẩm chứa nước (khoảng 1/5 lượng nước khuyến nghị) nên bạn chỉ cần uống từ 9–12 ly nước bổ sung thêm.

Đừng đợi đến khi khát mới uống nước, bạn có thể cung cấp nước cho cơ thể bất cứ khi nào mình nhớ. Ngoài nước lọc, bạn cũng có thể bổ sung nước từ các loại nước ép trái cây và rau củ vừa giúp tăng hương vị thơm ngon lại bổ sung thêm nhiều vitamin tốt cho mẹ bầu.

3. Bà bầu bị chuột rút bắp chân nên bổ sung dinh dưỡng thiết yếu

Cách trị chuột rút cho bà bầu có thể chỉ đơn giản là bổ sung thêm canxi từ thức ăn hàng ngày hoặc sản phẩm chức năng theo chỉ định của bác sĩ. Cùng với sắt và axit folic, canxi là một trong những thành phần thiết yếu trong chế độ dinh dưỡng cho bà bầu. Phụ nữ mang thai cần bổ sung 1.000mg canxi/ngày hoặc nhiều hơn nếu bị thiếu chất.

Mẹ bầu có thể bổ sung vào thực đơn các loại thực phẩm giàu canxi sau đây:

  • Phô mai, sữa chua, sữa tươi, sữa bầu
  • Các loại hải sản (cá, tôm, cua, ghẹ…)
  • Rau có màu xanh thẫm (cải bó xôi, cải xoăn…)

4. Thường xuyên massage chân

massage chân cho bà bầu

Nếu biết cách massage chân, mẹ bầu chẳng những giảm thiểu chứng chuột rút và phù nề mà còn thư giãn tinh thần rất tốt. Bạn có thể massage vào buổi sáng sau khi tập thể dục hoặc buổi tối trước khi ngủ.

Khi massage chân, bạn có thể ngồi trên chiếc ghế thấp hoặc trên giường sao cho cảm thấy thoải mái nhất. Bạn có thể thoa dầu massage và bắt đầu massage từ bàn chân đến cẳng chân khoảng 10–15 phút. Thói quen thường xuyên massage sẽ giúp mẹ bầu lưu thông máu ở chân, từ đó đỡ bị chuột rút và đau nhức.

5. Vận động thể chất nhẹ nhàng giúp bà bầu hết bị chuột rút bắp chân

Nếu băn khoăn không biết bà bầu bị chuột rút bắp chân nên làm gì thì mẹ có thể vận động nhẹ nhàng với các bài tập như đi bộ, bơi lội, yoga… Nếu muốn cải thiện sức khỏe và tránh các cơn đau nhức, bạn đừng ngồi quá 30 phút mỗi ngày.

Mẹ bầu cũng có thể thực hiện bài tập kéo giãn cơ bắp chân vào buổi tối trước khi ngủ. Bạn đứng cách một bức tường bằng độ dài một cánh tay và thực hiện bài tập như sau:

– Đặt hai tay lên tường trước mặt bạn và di chuyển chân phải ra sau bàn chân trái của bạn.

– Từ từ kéo giãn chân trái về phía trước, giữ thẳng đầu gối phải và gót chân phải trên sàn.

– Giữ tư thế kéo giãn khoảng 30 giây, cẩn thận giữ thẳng lưng và hông hướng về phía trước.

Bạn lưu ý đừng xoay chân vào trong hoặc ra ngoài. Sau khi kéo giãn chân trái, bạn đổi chân và lặp lại.

Bà bầu bị chuột rút bắp chân sẽ tự hết sau khi sinh em bé. Tuy nhiên, bạn nên đi khám nếu có kèm theo các dấu hiệu bất thường khác như chân bị sưng, đau, đỏ hoặc nóng rát không dứt.

Thực tế, bạn rất khó dự đoán được chính xác nguyên nhân chuột rút bắp chân ở bà bầu để có giải pháp tương ứng. Những cách trị chuột rút bắp chân có thể chỉ giúp bạn cải thiện cơn đau hoặc giảm thiểu mức độ lặp lại chứ không ngăn ngừa dứt điểm. Tuy nhiên, đây cũng là những bí quyết đơn giản giúp mẹ bầu đỡ mệt mỏi hơn trong thai kỳ đấy!

Đọc thêm: sàng lọc trước sinh khi nào ?

Đi bơi trong khi mang thai và những điều cần lưu ý

  Mang thai là một giai đoạn nhạy cảm nên có không ít mẹ bầu băn khoăn liệu bà bầu đi bơi có tốt không? Mẹ bầu nên đi bơi vào thời gian nào thì thích hợp hay khi đi bơi thì cần chú ý những gì?

Bơi lội là một trong những môn thể thao phù hợp với bà bầu, bởi hình thức vận động này mang lại hiệu quả trong việc giảm các cơn đau nhức có liên quan đến sự thay đổi hormone. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai cần quan tâm hơn nữa đến các biện pháp bảo vệ khi bơi lội. Cùng sàng lọc trước sinh gentis tìm hiểu ngay nhé !

Đi bơi trong khi mang thai và vài điều cần lưu ý

Bà bầu đi bơi có tốt hay không?

Câu trả lời hoàn toàn ổn nếu như bạn tuân thủ nghiêm ngặt những quy tắc an toàn, cũng như lắng nghe chỉ dẫn từ bác sĩ chuyên khoa. Thời điểm tốt nhất để bà bầu đi bơi là khi thai được 5 – 7 tháng. Bởi lẽ, lúc này thai nhi đã phát triển ổn định, các cơ quan và mọi chức năng sinh lý đều vận hành tốt.

Lời khuyên rằng các mẹ bầu nên tránh đi bơi ở những tháng đầu và cuối thai kỳ. Vì đã có một số báo cáo về tình trạng vỡ ối sớm và sinh non xảy ra.

Như đã đề cập ở trên, bơi lội được đánh giá là hoạt động tốt cho mẹ bầu. Nếu đây là thói quen trước khi mang thai, bạn hãy tiếp tục duy trì trừ khi điều kiện sức khỏe không cho phép. Trái lại, nếu là lần trải nghiệm đầu tiên thì tốt nhất bạn nên trao đổi với bác sĩ để đảm bảo an toàn.

Bà bầu đi bơi trong thai kỳ và những lợi ích thiết thực

thắc mắc bà bầu đi bơi có tốt không

Vậy là bạn đã có câu trả lời cho việc bà bầu đi bơi có tốt không. Thực chất việc bơi lội đã được chứng minh là mang lại nhiều lợi ích cho mẹ bầu, chẳng hạn như:

  • Kiểm soát cân nặng nên bạn có thể nhanh chóng lấy lại vóc dáng sau sinh
  • Bơi lội được xem là một bài tập cường độ thấp có lợi cho sức khỏe tim mạch
  • Khi bơi, tất cả các nhóm cơ đều được vận động, đồng thời kết hợp với việc massage bằng dòng nước sẽ thúc đẩy máu huyết lưu thông
  • Ở những bà bầu đi bơi thường xuyên, triệu chứng đau thắt lưng khi mang thai giảm hẳn hoặc không còn xuất hiện
  • Việc bơi lội còn giúp cải thiện tâm trạng, mang lại sự thư thái dễ chịu, từ đó giúp mẹ bầu ngon giấc hơn
  • Sự thay đổi vị trí của mẹ bầu trong nước sẽ giúp điều chỉnh vị trí của thai nhi. Điều này rất có lợi cho việc sinh nở
  • Bơi lội giúp cải thiện chức năng của cơ bắp và hoạt động của các dây thần kinh xung quanh vai và cột sống
  • Đây được xem là bài tập “thân thiện” với mẹ bầu vì ít gây áp lực lên dây chằng và khớp nhất

Những lời khuyên thiết thực về việc đi bơi trong từng giai đoạn thai kỳ

  • Lời khuyên trong tam cá nguyệt đầu tiên, bạn nên chỉ bơi khoảng 30 phút mỗi ngày, với điều kiện bạn đã tham khảo ý kiến bác sĩ và thể lực cho phép. Việc bơi lội vào buổi sáng sẽ giúp mẹ đủ sức “đối phó” với cơn ốm nghén.
  • Bước sang giai đoạn thứ hai của thai kỳ, kích thước của thai nhi dần tăng lên và cơ thể mẹ trở nên nặng nề hơn. Tuy nhiên, không vì vậy mà bạn bắt buộc phải bơi ít đi vì vẫn có những kiểu bơi khác phù hợp với mẹ bầu. Cũng trong 3 tháng giữa thai kỳ, mẹ bầu cần lựa chọn cho mình một bộ đồ bơi với tiêu chí thoải mái và không gây chèn ép vòng 2 quá mức.
  • Với tam cá nguyệt thứ 3, bạn phải thật thận trọng hơn khi di chuyển trên bề mặt hồ bơi. Để an tâm nhất, bạn có thể trang bị thêm giày chống trượt. Trong quá trình bơi lội, để giảm áp lực phần cổ, bạn nên dùng thêm ống thở. Đo độ mờ da gáy khi nào tốt nhất ?

Bà bầu đi bơi có tốt không?

kiểu bơi thích hợp cho bà bầu

Bà bầu đi bơi có tốt không? Câu trả lời còn tùy thuộc vào kiểu bơi nào mà bạn chọn. Kiểu bơi ếch là lựa chọn tốt nhất cho mẹ bầu, bởi lẽ kiểu bơi này không đòi hỏi bạn phải xoay người (như bơi sải) và không mất quá nhiều sức. Kiểu bơi này khá phù hợp trong giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ, lý do vì nó giúp thư giãn và cân bằng các nhóm cơ ở vùng ngực và lưng. Đây là 2 vùng thường bị chịu nhiều tác động do những thay đổi trong quá trình mang thai.

Nếu không thích bơi ếch, một lựa chọn khác cho bạn là kiểu bơi ngửa, vì tác động của lực hấp dẫn lên cơ thể trong nước bị giảm, do đó mẹ bầu có thể nằm ngửa mà không phải lo tuần hoàn máu bị suy giảm. Tuy nhiên, kiểu bơi này không được khuyến cáo dùng sau tuần thứ 16 thai kỳ, bởi trọng lượng của thai nhi sẽ gây ra áp lực lớn lên động mạch chủ khiến mẹ bầu cảm thấy khó chịu.

Những trường hợp bà bầu không được đi bơi

Nếu thấy có những dấu hiệu cảnh báo sau xảy ra, bạn cần nhanh chóng ra khỏi hồ bơi và tìm kiếm sự trợ giúp ngay lập tức:

  • Chảy máu âm đạo
  • Đau bụng
  • Mất nước
  • Xuất hiện cơn co thắt tử cung
  • Cảm thấy choáng váng, chóng mặt, khó thở
  • Nhịp tim không đều

Với những trường hợp từng bị sảy thai tái phát, vỡ màng ối hoặc mắc bệnh tim mạch cần tuyệt đối nên tránh đi bơi khi mang thai và nên hỏi ý kiến bác sĩ về những loại hình vận động phù hợp hơn.

Những lưu ý dành riêng cho mẹ bầu khi đi bơi

lưu ý khi bà bầu đi bơi

Mặc dù bơi lội có điểm tốt trong việc giảm thiểu các triệu chứng thai kỳ khó chịu, tuy nhiên bà bầu không nên chủ quan khi đi bơi mà phải lưu tâm những vấn đề sau:

  • Nên mang theo nước uống bên mình, uống trước và sau khi bơi để tránh tình trạng mất nước xảy ra. Đừng nghĩ rằng bạn ngâm mình trong bể bơi thì cơ thể sẽ không bị mất nước nhé!
  • Tuyệt đối không nên nhảy hoặc lặn ngụp xuống hồ bơi vì điều này hoàn toàn không tốt cho sức khỏe cả mẹ lẫn bé. Đặc biệt việc lặn dưới mặt nước sẽ làm gia tăng tình trạng thiếu oxy gây hại trực tiếp đến thai nhi.
  • Tránh đi bơi nếu cảm thấy trong người không được khỏe hoặc đang bị cảm lạnh. Điều này có thể khiến những tình trạng bạn đang mắc phải diễn biến tệ hơn.
  • Không nên bơi khi thời tiết xấu. Trường hợp nếu đi biển, tốt nhất bạn nên ở gần bờ và có thêm một ai khác bên cạnh để đảm bảo an toàn.
  • Bạn nên thực hiện đúng các thao tác, kiểu bơi lội phù hợp với mình, tránh những động tác quá mạnh nhất là khi đang ở giai đoạn cuối thai kỳ.
  • Mang dép chống trượt cả lúc bước vào và sau khi rời khỏi bể bơi để tránh bị té ngã.
  • Tốt hơn hết nên chọn bể bơi ngoài trời vì một số bể bơi hiện nay có sử dụng clo để khử trùng. Chất này gây tác động xấu đến hệ hô hấp của thai phụ. Việc chọn bể bơi ngoài trời sẽ giảm tình trạng kích ứng xảy ra.

Có rất nhiều lợi ích thiết thực khi bà bầu đi bơi trong thai kỳ. Tuy nhiên, bạn cần phải hết sức cẩn trọng khi thực hiện bất kỳ hành động nào để tránh ảnh hưởng đến thai nhi. Hy vọng rằng những chia sẻ trên đây sẽ hữu ích với bạn trong suốt quá trình mang thai.

ĐỌc thêm: xét nghiệm triple test là gì ?

Thứ Tư, 27 tháng 1, 2021

Vì sao khi có thai lại hay bị hắt xì hơi nhiều ?

  Hắt xì hơi nhiều khi mang thai có gây ảnh hưởng gì cho bé cưng trong bụng hay làm thế nào để giảm thiểu tình trạng này để bớt khó chịu… là những băn khoăn thường gặp của không ít các mẹ bầu. 

Bạn có thể dễ bị hắt hơi liên tục khi mang thai nhưng hãy yên tâm rằng tình trạng này không gây hại cho bạn và em bé, không gây sảy thai. Tuy nhiên, việc mẹ bầu bị hắt xì hơi nhiều trong thời gian mang thai có thể là dấu hiệu cảnh báo một tình trạng sức khỏe nào đó.

Trong bài viết này, sàng lọc trước sinh gentis mời bạn cùng tìm hiểu thêm về tình trạng bà bầu hắt xì hơi nhiều khi mang thai và cách khắc phục.

Nguyên do mang thai lại hay hắt xì hơi nhiều ?

Có không ít mẹ bầu hắt xì hơi nhiều hơn bình thường khi mang thai. Các bác sĩ gọi tình trạng này là viêm mũi thai kỳ. Đây là tình trạng nghẹt mũi bắt đầu tại bất kỳ thời điểm nào trong thai kỳ và sẽ hết trong vòng hai tuần sau khi sinh. Các triệu chứng bao gồm:

  • Sổ mũi
  • Nghẹt mũi
  • Hắt xì…

Hiện nay, nguyên nhân của tình trạng này chưa được biết, nhiều bác sĩ cho rằng nó có liên quan đến sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể mẹ bầu.

Ngoài ra, mẹ bầu có thể bị hắt xì hơi nhiều lần trong ngày nếu gặp phải một trong các nguyên do sau đây:

1. Dị ứng

Nếu trước đây, bạn từng bị dị ứng thì khi mang thai, bạn vẫn có nguy cơ đối mặt với tình trạng này. Bạn có thể dị ứng theo mùa (phấn hoa, cỏ khô) và dị ứng với các tác nhân khác như vảy/lông thú cưng, mạt bụi nhà, khói bụi, hóa chất…

Một nghiên cứu đánh giá dữ liệu từ cuộc Khảo sát quốc gia về tăng trưởng gia đình, Hoa Kỳ, cho thấy tình trạng dị ứng khi mang thai không làm tăng nguy cơ trẻ sinh ra nhẹ cân hoặc sinh non.

2. Cảm lạnh hay cảm cúm

bà bầu hắt xì hơi nhiều

Khi bị cảm lạnh hoặc cảm cúm, mẹ bầu có thể bị hắt xì hơi nhiều lần  trong ngày. Điều này có thể làm cho mẹ bầu rất khó chịu và mệt mỏi.

Thông thường, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ nhanh chóng phản ứng với các tác nhân bệnh gây bệnh. Tuy nhiên, khi bạn mang thai, hệ thống miễn dịch của bạn sẽ có cơ chế điều chỉnh để không nhầm em bé đang phát triển trong tử cung là một “kẻ xâm lược” có hại. Điều này vô tình làm cho hệ miễn dịch bị suy yếu, cơ thể phản ứng chậm hơn với những kẻ xâm lược thực sự, chẳng hạn như virus gây ra các triệu chứng cảm lạnh. Điều này có nghĩa là bạn rất dễ bị cảm lạnh hay lây nhiễm các bệnh thông thường.

Bệnh cảm lạnh thông thường không gây nguy hiểm cho mẹ bầu hoặc em bé, nhưng tình trạng nhiễm cúm có thể nguy hiểm. Nếu bạn nghi ngờ bản thân bị cúm hoặc sốt, hãy đi khám ngay lập tức để được chẩn đoán chính xác và có hướng điều trị kịp thời.

Mẹ bầu bị hắt xì hơi nhiều sẽ phải đối mặt với những rủi ro nào?

Thực tế là việc hắt xì hơi nhiều khi mang thai không ảnh hưởng nhiều đến mẹ bầu và không thể gây hại cho thai nhi dù ở bất kỳ trong giai đoạn nào của thai kỳ. Tuy nhiên, tình trạng hắt xì hơi nhiều có thể là dấu hiệu cảnh báo mẹ bầu đang gặp một số vấn đề sức khỏe nào đó, chẳng hạn như cúm hoặc hen suyễn.

Khi bà bầu bị cảm cúm, thai nhi cũng  đồng thời bị nhiễm loại virus gây bệnh này. Khi bạn khó thở, em bé sẽ không được cung cấp đầy đủ oxy. Do đó, nếu bị cúm hoặc hen suyễn, mẹ bầu nên đi khám và trao đổi cặn kẽ với bác sĩ về tình trạng sức khỏe của mình. Điều này giúp bạn có một thai kỳ khỏe mạnh hơn.

Một số phụ nữ mang thai thường phải trải nghiệm cơn đau nhói tỏa ra xung quanh bụng khi họ hắt hơi. Tin mừng là điều này không nguy hiểm cho cả bạn và thai nhi. Các bác sĩ gọi đây là đau dây chằng tròn. Khi tử cung lớn dần theo sự phát triển của thai nhi, các dây chằng quanh bụng bị kéo căng ra. Mẹ bầu bị hắt hơi và ho có thể gây thêm áp lực lên dây chằng dẫn đến các cơn đau.

Mách bạn cách giảm thiểu tình trạng hắt xì hơi nhiều khi mang thai

Trong thời gian mang thai, bất cứ thứ gì bạn tiêu thụ đều có thể truyền sang cho bé cưng. Do đó, bạn nên cẩn thận về những gì bạn dùng, đặc biệt là thuốc. Có một số loại thuốc giảm đau, thuốc kháng histamine và thuốc chống dị ứng an toàn để bạn có thể sử dụng trong thai kỳ. Tuy nhiên, trước khi uống bất kỳ loại thuốc nào, bạn cũng nên tham vấn ý kiến của bác sĩ.

Để giảm thiểu việc hắt hơi nhiều khi mang thai, bạn có thể áp dụng các biện pháp sau:

  • Xịt và rửa mũi: Bạn có thể dùng bình xịt mũi hoặc dụng cụ rửa mũi để làm sạch mũi bằng nước muối sinh lý hoặc nước cất.
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm: Thiết bị này sẽ tạo đổ ẩm cho không khí, giúp bạn không bị không khí khô kích thích đường hô hấp.
  • Máy lọc không khí: Bạn có thể bị dị ứng với một tác nhân nào đó trong nhà hoặc văn phòng làm việc như nấm mốc, bụi, khói… Do đó, việc dùng máy lọc không khí để làm sạch không gian sống sẽ giúp bạn thoải mái hơn.
  • Tránh các tác nhân gây kích ứng: Nếu bạn bị kích thích bởi các yếu tố như dị ứng theo mùa (dị ứng phấn hoa, cỏ khô) hoặc lông, vảy da thú cưng… hãy hạn chế tối đa nguy cơ hít phải nhưng thứ này bằng cách đeo khẩu trang, mắt kính, khi đi ở bên ngoài, không đến gần thú nuôi hoặc không cho thú nuôi tiếp xúc trong không gian sinh hoạt của bạn… mỗi khi ở bên ngoài về, mẹ bầu nên thay quần áo ngay và đi tắm.
  • Tiêm phòng cúm: Bạn nên tiêm phòng cúm trước khi mang thai. Nếu chưa tiêm, bạn cũng có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ sản khoa để được tiêm vắc xin ngừa cúm khi mang thai.
  • Kiểm soát tình trạng hen suyễn của bạn: Nếu bị hen suyễn, ngoài việc theo dõi sức khỏe thật cẩn thận, mẹ bầu hãy trao đổi cụ thể với bác sĩ để có phương án hỗ trợ hiệu quả. xét nghiệm double test khi mang thai là gì ?

bà bầu tập yoga

  • Tập thể dục: Việc tập thể dục thường xuyên khi mang thai sẽ giúp bạn khỏe mạnh và tăng cường hệ miễn dịch.
  • Dùng băng vệ sinh hằng ngày: Nếu hắt hơi nhiều khiến bạn són tiểu, bạn nên dùng băng vệ sinh (loại dùng hằng ngày) để ngăn nước tiểu làm vấy bẩn trang phục.
  • Đai nịt bụng bầu: Việc sử dụng đai nịt bụng bầu có thể giúp giảm cảm giác bị đau bụng khi hắt hơi liên tục.
  • Thử tư thế thai nhi: Nếu bạn bị đau bụng khi hắt hơi, hãy thử ôm bụng hoặc nằm nghiêng trong tư thế của thai nhi.
  • Tiêu thụ thực phẩm giàu vitamin C: Trong thời gian mang thai, bạn nên ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin C như cam, bưởi, ổi, sơ ri, rau ngót… nhằm giúp tăng cường hệ thống miễn dịch một cách tự nhiên.

Phụ nữ mang thai bị hắt xì hơi nhiều nên đến bệnh viện khi nào?

Thực tế, việc mẹ bầu hắt hơi hiếm khi là một vấn đề phải lo lắng. Nếu bị hen suyễn, mẹ bầu hãy nói chuyện với bác sĩ về những loại thuốc an toàn để sử dụng trong thai kỳ.

Tuy nhiên, mẹ bầu cần đến bệnh viện ngay nếu có bất kỳ triệu chứng nào sau đây:

  • Khó thở
  • Sốt trên 38°C
  • Mất nước
  • Không có khả năng ăn hoặc ngủ
  • Đau, tức ngực
  • Thở khò khè
  • Ho ra dịch đờm nhầy có màu xanh lá cây hoặc vàng…

Qua bài đọc trên, hy vọng bạn đã rõ tại sao mang bầu lại hắt xì hơi nhiều. Tình trạng này hết sức phổ biến, nhưng nếu bạn bị cảm lạnh, cúm, hen suyễn hoặc dị ứng, hãy nói chuyện với bác sĩ về các phương pháp điều trị an toàn trong thai kỳ.

Đọc thêm:Đo độ mờ da gáy ở tuần bao nhiêu thai kì ?

Thứ Hai, 25 tháng 1, 2021

Những thói quen có lợi cho sức khỏe khi mang thai

 Bạn mới mang thai lần đầu và không biết nên ăn gì, bổ sung những chất gì hay làm sao để có một thai kỳ khỏe mạnh? Hãy để sàng lọc trước sinh gentis gợi ý đến bạn những thói quen tốt cho sức khỏe ngay sau đây. 

Những thói quen có lợi cho sức khỏe khi có thai

1. Luyện tập thể dục vừa sức là một trong những thói quen tốt cho sức khỏe

Nhiều mẹ tỏ ra lo ngại vì sợ tập thể dục hay vận động sẽ ảnh hưởng đến thai kỳ. Nhận định này hoàn toàn không chính xác, bởi lẽ các bài tập thích hợp không những tăng cường sức khỏe, mà còn giúp bạn sẵn sàng để vượt cạn thành công.

Bên cạnh đó, việc duy trì thói quen tích cực vận động sẽ xua tan những lo âu, căng thẳng, cải thiện tâm trạng và mang lại giấc ngủ ngon về đêm. Lời khuyên là bạn nên tham gia các lớp thể dục dành cho bà bầu hoặc đơn giản hãy dành ít nhất 15–20 phút mỗi ngày để đi bộ với cường độ vừa phải tại khu vực mát mẻ, có bóng râm hay thậm chí trong nhà nếu thời tiết xấu.

Các bài tập nhẹ nhàng như yoga, Pilates, bơi lội… đều là những gợi ý tuyệt vời dành cho các bà mẹ tương lai. Tuy nhiên, dù có chọn bất kể loại hình tập luyện nào đi chăng nữa, bạn cần đảm bảo đã tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi bắt đầu. Bạn có thể đưa ra mục tiêu tập thể dục khoảng 30 phút mỗi các ngày trong tuần. Điều quan trọng là phải lắng nghe cơ thể của mình, tránh tình trạng tập quá sức mẹ nhé!

2. Chú trọng hơn đến việc bổ sung vitamin và khoáng chất

Một trong những thói quen tốt cho sức khỏe mà nhiều thai phụ bỏ qua là uống bổ sung vitamin trước sinh. Việc làm này cũng hết sức cần thiết ngay cả trong quãng thời gian bạn đang cố gắng để thụ thai. Khi đã bước vào giai đoạn thai kỳ, nhu cầu bổ sung dưỡng chất ở mẹ bầu cao hơn rất nhiều so với bình thường.

Lý do vì những bộ phận quan trọng của thai nhi như các dây thần kinh, não bộ, tủy sống đều hình thành và phát triển trong tháng đầu mang thai. Chính vì thế, việc bổ sung các chất dinh dưỡng thiết yếu như axit folic, canxi và sắt là điều không thể thiếu.

Hiện nay, việc chọn mua các loại viên uống vitamin đã dễ dàng hơn rất nhiều. Nhưng quan trọng bạn vẫn cần tham vấn ý kiến bác sĩ để chọn được sản phẩm phù hợp nhất với mình. 

Mới lần đầu dùng, nhiều mẹ có thể trải qua cảm giác buồn nôn. Mẹo là bạn hãy dùng kèm với bữa ăn nhẹ. Ngoài ra, việc nhai kẹo cao su hay ngậm kẹo cứng cũng là giải pháp hữu ích cho vấn đề này.

3. Tự trang bị thêm kiến thức cho bản thân

đọc sách là một trong những thói quen tốt cho sức khỏe

Thay vì lắng nghe những lời khuyên vô căn cứ, bạn có thể chủ động tìm hiểu mọi thông tin liên quan đến sức khỏe mẹ và bé qua sách, báo, các website uy tín hoặc đăng ký tham gia vào lớp học tiền sản. 

Tại đây, mẹ sẽ được trang bị những kiến thức cần thiết để chuẩn bị cho việc sinh nở. Không những thế, bạn còn được giải đáp cặn kẽ khi đưa ra những thắc mắc về các khó khăn đang gặp phải trong thai kỳ, học hỏi thêm kinh nghiệm chăm sóc trẻ sơ sinh…

Đây cũng là thời điểm tốt để bạn theo dõi tiền sử bệnh của gia đình. Nhờ vậy mà bạn sẽ hỗ trợ tốt cho công tác sàng lọc dị tật bẩm sinh. Trường hợp đã sinh con, bạn hãy trao đổi với bác sĩ về các vấn đề đã từng xảy ra với mình ở những lần mang thai trước đó.

4. Thực hành bài tập Kegel

Bài tập Kegel giúp cải thiện sức khỏe cho các cơ vùng khung chậu nên khá hữu ích với mẹ bầu. Theo đó, khi thai nhi lớn dần trong bụng mẹ cũng là lúc áp lực lên vùng cơ này ngày càng lớn. Hệ quả là bạn sẽ dễ bị đau lưng, khả năng kiểm soát bàng quang và đại tràng cũng kém đi…

Để rõ hơn, bạn có thể tham khảo qua bài viết: Bài tập Kegel cho mẹ bầu lợi ích dài lâu. Nếu kiên trì thực hiện đúng theo hướng dẫn, bài tập này sẽ giúp quá trình lâm bồn của bạn trở nên thuận lợi hơn. Lợi ích này thể hiện rõ nhất ở các mẹ chọn sinh thường. 

Bạn có thể thực hiện bài tập Kegel ngay tại nơi làm việc hoặc thậm chí khi đang xếp hàng tại siêu thị hay ngồi trong taxi đều được. 

5. Loại bỏ mọi “độc tố” ra khỏi cuộc sống

Những thói quen tốt cho sức khỏe khi mang thai sẽ không bao gồm việc hút thuốc lá, uống rượu hay thậm chí là cả chuyện làm đẹp thường tình như sơn móng tay, nhuộm tóc hoặc “khoác” lên mình những mùi hương nước hoa như thời son rỗi. 

Việc hút thuốc lá dù chủ động hay thụ động cũng đều ảnh hưởng đến lưu lượng oxy mà thai nhi nhận được, từ đó dẫn đến các biến chứng thai kỳ điển hình như sinh non. 

6. Nên xem xét lại những công việc thường ngày của bạn

Ngay cả những điều mà bạn thường làm trước khi mang thai như dọn dẹp nhà vệ sinh, tắm cho thú cưng cũng có thể gây nguy hại đến sức khỏe thai kỳ. Theo đó, việc tiếp xúc nhiều với các hóa chất độc hại, mang vác vật nặng hoặc đến gần những nơi “trú ẩn” của vi sinh vật gây hại cũng có thể khiến thai nhi bị ảnh hưởng.

Do vậy, tốt nhất là bạn nên cân nhắc tạm ngưng thực hiện một số công việc không có lợi cho thai kỳ và chú tâm hơn nữa đến những thói quen tốt cho sức khỏe. 

7. Kiểm tra các loại thuốc đang sử dụng

Bạn nên thường xuyên hỏi ý kiến bác sĩ về các loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng mình đang sử dụng. Bởi lẽ, ngay cả những loại thuốc không kê đơn như NSAIDs (gọi tắt của nhóm thuốc chống viêm không steroid) cũng có khả năng làm tăng nguy cơ sảy thai và gây tổn thương mạch máu của thai nhi. 

8. Theo dõi cân nặng thường xuyên

kiểm tra cân nặng khi mang thai

Việc kiểm soát cân nặng trong thai kỳ khá quan trọng, vì nếu chẳng may mẹ bầu tăng cân quá đà sẽ khiến cho việc lấy lại vóc dáng sau sinh trở nên khó khăn hơn, trẻ sinh ra có nguy cơ thừa cân.

Trái lại, nếu vì sợ “phát phì” mà kiêng khem quá mức, mẹ cũng sẽ rơi vào tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng. Điều này khiến trẻ sinh ra có nguy cơ bị nhẹ cân. Do vậy, điều quan trọng bạn cần phải luôn giữ mức cân nặng ổn định. 

9. Chọn giày dép phù hợp

Khi mang thai, mẹ bầu sẽ nhận thấy bụng không phải là thứ duy nhất to lên. Hiện tượng chân to bắt nguồn từ việc tăng cân và cả chuyện sưng chân do phù nề. Tình trạng này thường bắt đầu xảy ra từ tam cá nguyệt thứ hai và cỡ chân có thể lớn hơn cho đến tận cuối thai kỳ. 

Chính vì vậy, để việc đi lại thuận tiện bạn nên chọn mua giày dép rộng rãi, thoải mái để mang. Lưu ý rằng, kích thước bàn chân của bạn chỉ có thể ổn định sau khoảng một tháng kể từ ngày sinh. xét nghiệm double test khi mang thai và những điều cần biết.

10. Uống đủ nước

Một trong những thói quen tốt cho sức khỏe rất quan trọng mà mẹ cần quan tâm là uống đủ nước. Nếu thiếu nước, các chức năng sống sẽ giảm đi vì nước tác động đến mọi bộ phận của cơ thể.

Nhất là khi mang thai, máu của bạn chính là nguồn cung cấp oxy và các chất dinh dưỡng cần thiết cho con thông qua nhau thai và bài trừ carbon dioxide đi. Lúc này, về cơ bản, điều này có nghĩa rằng lượng máu của bạn đã phải tăng lên gấp đôi để xử lý tốt vấn đề. Để hoạt động này có hiệu quả, bạn buộc phải uống nhiều nước hơn nữa.

Mặt khác, việc uống đủ nước cũng sẽ giúp phòng tránh tình trạng táo bón, mệt mỏi, đau đầu và các triệu chứng thai kỳ khó chịu khác. Song song với việc dùng nước lọc, mẹ bầu có thể tiêu thụ nước trái cây hoặc một số loại trà thảo mộc an toàn cho thai kỳ. Bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để chọn ra danh mục những thức uống phù hợp nhất với tình trạng sức khỏe của mình.

11. Tiêu thụ thực phẩm giàu folate

Không những quan tâm đến chuyện uống đủ nước, mẹ cũng cần chú trọng hơn đến vấn đề dinh dưỡng, nhất là việc bổ sung các loại thực phẩm giàu folate. Các chuyên gia khuyến cáo thai phụ nên dùng ít nhất từ 5–6 bữa ăn nhỏ trong ngày với sự có mặt của các thực phẩm giàu folate như ngũ cốc, đậu lăng, mầm lúa mì và nước cam.

Dưỡng chất này vô cùng cần thiết cho sự phát triển của ống thần kinh (phần bao quanh tủy sống) ở trẻ, cũng như là tiền tố cho việc hình thành nên tế bào hồng cầu mới.

Nhìn chung, việc thực hành những thói quen tốt cho sức khỏe sẽ giúp bạn cải thiện những thay đổi trong thai kỳ, cũng như đảm bảo quá trình sinh nở diễn ra suôn sẻ. Tuy vậy, đừng vội nôn nóng thực hiện gấp gáp mà hãy dần làm quen với từng bước nhỏ nhất. Bởi lẽ, cơ thể cũng cần thời gian để thích nghi với những điều mới mẻ. Mong rằng bạn sẽ có một thai kỳ ngập tràn hạnh phúc và khỏe mạnh. 

Đọc thêm:  Đđộ mờ da gáy ở tuần bao nhiêu ?