Thứ Năm, 14 tháng 1, 2021

Khóc nhiều khi mang bầu sẽ gây ra điều gì cho thai nhi

 Ngay khi vừa có mang, hẳn các bà mẹ đều được căn dặn rõ là không được quá xúc động. Bởi nhiều nghiên cứu đã chứng minh mẹ bầu khóc nhiều khi mang thai không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý mà còn khiến thai nhi gặp nhiều rủi ro về sức khỏe.

Vậy cụ thể những ảnh hưởng đó là gì? Đâu là nguyên nhân đưa mẹ vào trạng thái như vậy? Có biện pháp nào để hạn chế vấn đề này không? Câu trả lời ở ngay trong bài viết sau cùng sàng lọc trước sinh gentis.

Mẹ khóc nhiều khi mang thai sẽ gây ra điều gì cho thai nhi

1. Bé biết nói muộn, tự kỷ hoặc tăng động

Mang thai vốn dĩ là quá trình chẳng mấy dễ chịu, mẹ bầu luôn có thể trải qua cảm giác căng thẳng, mệt mỏi. Theo đó, việc căng thẳng kéo dài khiến cơ thể sản sinh nhiều cortisol. Hormone này sẽ qua nhau thai và vào cơ thể bé. Sự gia tăng đột biến nồng độ cortisol gây hệ quả là trẻ sinh ra có nguy cơ bị tăng động, tự kỷ, chậm phát triển ngôn ngữ hoặc thậm chí có nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

2. Mẹ khóc nhiều khi mang thai, con có nguy cơ bị trầm cảm

Theo ước tính có khoảng 10% sản phụ bị trầm cảm. Điều này thực sự không tốt cho thai nhi bởi trẻ sinh ra từ những bà mẹ trầm cảm dễ có nguy cơ gặp phải vấn đề tương tự khi trưởng thành. Ngoài ra, bé cũng có thể gặp khó khăn trong việc bộc lộ cảm xúc cá nhân.

3. Ảnh hưởng đến tính cách của con sau này

Bà bầu hay khóc, bực dọc hoặc không cảm thấy hài lòng về chuyện có con cũng tác động ít nhiều đến tính cách đứa bé. Các chuyên gia tâm lý học nhận thấy trẻ sinh ra từ những người mẹ này thường hay tỏ thái độ tiêu cực và ít hòa đồng với mọi người. Bên cạnh đó, mối quan hệ mẹ con của cả hai cũng sẽ không được gắn kết như bình thường.

4. Trẻ có thể suy dinh dưỡng, còi cọc nếu mẹ khóc nhiều khi mang thai

Về cơ bản, khi mẹ bầu khóc lượng oxy đến thai sẽ ít hơn bình thường. Điều này cộng với việc mẹ bầu chán ăn, bỏ bữa sẽ không đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho thai khiến trẻ chậm phát triển. xét nghiệm double test là gì ?

4 nguyên nhân chính khiến mẹ khóc nhiều khi mang thai

Nếu là người không mau nước mắt, bạn đừng ngạc nhiên khi thấy bản thân rưng rưng trước những tình huống như bắt gặp một thước phim cảm động hay gặp chút chuyện buồn. Thực tế, những gì bạn trải qua là hết sức bình thường. Dưới đây là những lý do phổ biến nhất làm cho mẹ bầy hay khóc:
  • Sự thay đổi nội tiết tố thai kỳ: Đây là thủ phạm chính chịu trách nhiệm trong việc khơi dậy cảm xúc mãnh liệt ở thai phụ. Theo đó, nồng độ progesterone tăng cao vào hai tháng cuối thai kỳ là nguyên nhân khiến bà bầu nhạy cảm và hay nghĩ ngợi nhiều nên dễ bật khóc.
  • Căng thẳng khi mang thai: Đây là yếu tố khó tránh khỏi khi mang thai. Việc bà bầu thường xuyên căng thẳng dễ kích hoạt các phản ứng viêm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi
  • Mặc cảm về bản thân: Những mặc cảm về sự thay đổi về làn da, vóc dáng cũng là nguyên nhân dẫn đến mẹ khóc nhiều khi mang thai.
  • Những xáo trộn khác: Dẫu làm mẹ là thiên chức tuyệt vời nhưng những lời bàn tán không hay liên quan đến ngoại hình, cân nặng khi mang thai hay việc sinh con sẽ làm thay đổi cuộc sống vợ chồng cũng làm mẹ bầu dễ thấy tủi thân.
  • Ngoài những nguyên nhân trên, còn “ty tỷ” những khoảnh khắc khác có thể làm mẹ nước mắt ngân ngấn chẳng hạn: lần đầu thấy con đạp, nhìn thấy hình ảnh hay lắng nghe được nhịp tim của con qua siêu âm, lỡ ăn nhầm phải thứ gì đó mà “bác sĩ Google” cho là không tốt với thai nhi…
Bỏ túi chiêu hay để mẹ bầu không khóc nhiều khi mang thai
Dựa trên những nguyên nhân vừa rồi, có thể thấy căng thẳng là lý do chính làm bà bầu dễ rơi lệ. Để loại bỏ yếu tố này, bạn nên thử áp dụng các biện pháp sau:
  • Thiết lập chế độ ăn uống lành mạnh, tránh bỏ bữa vì điều này rất dễ làm thay đổi tâm trạng
  • Tạo thói quen đi ngủ đúng giấc bởi việc thiếu ngủ sẽ khiến mẹ bầu cảm thấy bức bối, khó chịu
  • Học cách lắng nghe cơ thể đồng thời hãy chia sẻ với chồng, bạn thân hoặc bất kỳ ai trong gia đình về cảm xúc của bạn
  • Nếu thường xuyên rơi vào trạng thái cô đơn, tủi thân mẹ nên lập tức đến gặp bác sĩ nhờ hỗ trợ
  • Hạn chế sử dụng mạng xã hội để tránh bắt gặp những thông tin tác động đến cảm xúc cá nhân
  • Thường xuyên suy nghĩ tích cực và bỏ qua những điều không cần thiết
  • Thực hiện một vài thay đổi trong lối sống như: làm những việc mình thích, tập luyện một bộ môn nào đấy hay tán gẫu cùng bạn bè nhằm đánh lạc hướng bản thân khỏi những suy nghĩ tiêu cực.
Đến đây hẳn bạn đã hiểu vì đâu mà bản thân dễ khóc nhiều khi mang thai. Nên nhớ rằng, sức khỏe tinh thần của mẹ gắn kết mật thiết đến sự phát triển của thai nhi. Vì vậy, hãy cố gắng kiềm nén cảm xúc trong giai đoạn này bạn nhé!
Đọc thêm: độ mờ da gáy cho thai nhi ở tuần bao nhiêu ?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét