Tiền sản giật có thể gây suy dinh dưỡng dẫn tới suy thai, sinh non.Và nếu không được điều trị kịp thời có thể dẩn đến co giật, hôn mê, phù phổi cấp, suy tim cấp, hoặc xuất huyết não gây tử vong.>> https://nipt.com.vn/gioi-thieu-nipt-illumina
Tiền sản giật tai biến đặc biệt trong thời kỳ mang thai
Tiền sản giật được cho là biến chứng nguy hiểm nhất trong thai kỳ. Nếu không được điều trị đúng cách, kịp thời, cả mẹ và bé đều có thể gặp nguy ngay lập tức.
Tiền sản giật là gì?
Tiền sản giật thường xảy ra trong thời kỳ mang thai (khoảng 20 tuần tuổi). Đó là triệu chứng do nhau thai bị tình trạng thiếu máu, vì nhu cầu máu quá cao (trong trường hợp bạn mang song thai, đa thai) hoặc các động mạch trong cổ tử cung của bạn không mở đủ rộng khi nhau thai hình thành. Do đó sẽ làm cho thai nhi không đủ ô xy để thở.
Chứng tiền sản giật thường đi kèm thường thể hiện ra bên ngoài như là biểu hiện của phù nề trong quá trình mang thai. Tuy nhiên, thường đi kèm với các triệu chứng tăng huyết áp và protein trong nước tiểu. Khi có những dấu hiệu này, bạn cần đi khám bác sĩ ngay để kịp thời đưa ra những phương án.
Tiền sản giật vô cùng nguy hiểm cho cả bạn và thai nhi. Đối với thai nhi có thể gây suy dinh dưỡng dẫn tới suy thai, sinh non. Bé sinh ra chậm phát triển hơn so với những bé khác. Đối với thai phụ nếu không được điều trị kịp thời có thể dẩn đến co giật, hôn mê, phù phối cấp, suy tim cấp, hoặc xuất huyết não gây tử vong.>> Gói xét nghiệm NIPT - iLLUMINA
Khám thai thường xuyên để tránh những biến chứng không ngờ khi mang thai.
Nguyên nhân chứng tiền sản giật
Nguyên nhân của tiền sản giật chưa được xác định rõ. Bệnh này dễ gặp ở người mang thai con so khi còn quá trẻ hoặc quá lớn tuổi (dưới 20 hoặc trên 40 tuổi), những người mang đa thai.
Một nguyên nhân khác cũng có thể là tác nhân gây tiền sản giật là trong chế độ dinh dưỡng khi mang thai kém hoặc phải làm các việc nặng nhọc. Ngoài ra, phụ nữ thừa cân, có bệnh thận mãn tính, đái tháo đường hoặc huyết áp cao cũng có nguy cơ mắc tiền sản giật cao.
Nhận diện triệu chứng tiền sản giật
Khi khám thai định kỳ vào tuần 20 thai kỳ, các chỉ số huyết áp đo được sẽ đột ngôt tăng cao. Cụ thể:
Huyết áp tối đa > 140mmHg và huyết áp tối thiểu > 90mmHg
Biểu hiện toàn thân phù, xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu có đạm niệu > 0,3g/l
Tiền sản giật nặng là khi huyết áp tối thiểu >110mmHg. Đạm niệu > 3g/l, thiểu niệu < 100ml/4 giờ.
Kèm theo đó là các triệu chứng nhức đầu, mờ mắt, đau vùng thượng vị, phù phổi cấp, suy tim.
Ngoài ra còn có các dấu hiệu của tiền sản giật nặng đi kèm cơn co giật.Cơn co giật được mô tả bắt đầu rung rung ở mặt, một vài giây sau đó co cứng toàn thân do co cơ toàn thân, giai đoạn này kéo dài trong 15 – 20 giây, bất ngờ hàm mở ra và khép lại rất mạnh và ngay sau đó mí mắt cũng vậy.
Phòng ngừa tiền sản giật và cách điều trị
Lên lịch khám thai sản định kỳ ngay từ sớm để có thể phát hiện những nguy cơ của tiền sản giật. Tiền sản giật nếu có thể phát hiện sớm và điều trị kịp thời, kết quả thường khả quan hơn.
Khi phát hiện cơ thể có các biểu hiện phù ở tay, chân, tăng cân nhiều, kèm theo các dấu hiệu cơ năng như đau đầu, đau bụng, cao huyết áp, nước tiểu có nhiều chất đạm… bạn hãy nghĩ ngay đến tiền sản giật và nhờ sự hỗ trợ của bác sĩ.
Bạn nên chú ý tránh các yếu tố có nguy cơ dẫn đến tiền sản giật như: không có con quá sớm hoặc quá muộn, nên ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, không nên ăn quá mặn, không làm việc nặng nhọc, quá sức trong thời kỳ mang thai.
Nếu tiền sản giật nhẹ bạn có thể nghỉ ngơi tại nhà, kiểm tra huyết áp thường xuyên. Trong thời kỳ này bạn nên có chế độ ăn uống hợp lý: ăn nhạt, nghỉ ngơi đầy đủ, khi ngủ nằm nghiêng để cung cấp máu cho thai nhi dễ dàng hơn.
Nếu tiền sản giật nặng bạn cần đến sự can thiệp và hỗ trợ của bác sĩ. Lúc này bạn cần nhập viện để các bác sĩ theo dõi tránh nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.
Chính vì tiền sản giật là biến chứng nguy hiểm nhất trong thai kỳ và được phát hiện sớm nhất thông qua khám thai định kỳ nên mẹ đừng bỏ lỡ bất kỳ cuộc hẹn nào với bác sĩ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét