Thứ Bảy, 29 tháng 5, 2021

Năm công dụng của quả dâu tằm đối với bầu

 Quả dâu tằm có nhiều giá trị dinh dưỡng nên thường được khuyến khích đưa vào chế độ ăn uống thường ngày. Đặc biệt nếu người dùng biết sử dụng hợp lý, tác dụng của quả dâu tằm với mẹ bầu và trẻ nhỏ là vô cùng quý giá. cùng sàng lọc nipt gentis tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây nhé !

5 Tác dụng của quả dâu tằm với mẹ bầu

Trước khi bàn về tác dụng của quả dâu tằm, bạn nên hiểu rõ hơn về giá trị dinh dưỡng phong phú của loại quả quen thuộc này. Quả dâu tằm có chứa nhiều protein hoạt tính, đồng thời còn có vitamin C, axit amin, khoáng chất và anthocyanidin…
Bà bầu nên ăn quả dâu tằm vì quả này có thể thúc đẩy sự sinh trưởng của tế bào hồng cầu, ngăn ngừa hiện tượng giảm bạch cầu. Ngoài ra, loại quả này còn có công dụng làm giảm mệt mỏi cho đôi mắt, trị chứng khô mắt và cải thiện tuần hoàn máu cho da. Quả dâu tằm khi chín sẽ chuyển màu đen, dùng tươi là lý tưởng nhất đối với mẹ bầu.

1. Bổ sung dinh dưỡng trong thai kỳ

Với hàm lượng dinh dưỡng dồi dào, thậm chí còn cao gấp 5 lần so với dinh dưỡng trong táo nên quả dâu tằm được xếp vào loại trái cây mà bà bầu nên ăn. Khi bạn ăn uống đúng cách với sự đa dạng nguyên liệu và kiểm soát tốt liều lượng thì quả dâu tằm sẽ đem lại nhiều lợi ích cho thai nhi lẫn mẹ bầu.

2. Công dụng của quả dâu tằm giúp kiện tỳ, thúc đẩy tiêu hóa

Trong quả dâu tằm còn chứa thành phần axit béo và axit malic, có tác dụng thúc đẩy quá trình tiêu hóa protein, tinh bột. Đối với những thai phụ mắc chứng giảm khẩu vị khi bầu bí thì ăn dâu tằm sẽ kích thích vị giác, cải thiện chứng biếng ăn, giảm khó chịu của cơn nghén, đồng thời còn hỗ trợ tiêu hóa và hấp thu cho cơ thể.

3. Tác dụng của quả dâu tằm giúp dưỡng nhan

Dâu tằm chứa nhiều vitamin C, axit alpha hydroxy và chất làm đen tóc. Vì vậy, tác dụng của quả dâu tằm còn phải kể đến hiệu quả cải thiện tuần hoàn máu, duy trì trạng thái khỏe mạnh của làn da. Đặc biệt với một số bà bầu lớn tuổi, quả dâu tằm còn có công dụng dưỡng nhan, kháng lão hóa một cách tự nhiên, không lo tác dụng phụ.

4. Nâng cao hệ miễn dịch và sức đề kháng

Trong thời gian mang thai, hệ miễn dịch và sức đề kháng của bạn đều suy yếu hơn bình thường. Với hàm lượng dinh dưỡng phong phú, quả dâu tằm còn có thể giúp tăng cường hai yếu tố này: giúp bà bầu phòng ngừa bệnh tật tốt hơn và đảm bảo sự khỏe mạnh cho bản thân lẫn thai nhi.

5. Công dụng của quả dâu tằm giúp phòng ngừa ung thư

Theo nhiều nghiên cứu khoa học, quả dâu tằm còn có công hiệu ngăn ngừa sự lan rộng của các tế bào khối u, thật sự là loại thực phẩm thiên nhiên hỗ trợ phòng ngừa và kháng ung thư. Mặc dù vậy, đây là loại quả có tính hàn, thành phần đường cũng cao nên mẹ bầu cần sử dụng có liều lượng.

Mẹ bầu ăn dâu tằm cần chú ý gì?

Mặc dù quả dâu tằm có giá trị dinh dưỡng phong phú nhưng cũng không thể ăn nhiều. Một số thành phần đặc thù trong dâu tằm có thể gây tác dụng kích thích đối với đường tiêu hóa, sẽ làm ức chế nhiều loại men tiêu hóa bên trong đường ruột, hậu quả là có thể dẫn đến chảy máu mũi hoặc viêm ruột. Dâu tằm chưa chín hoàn toàn thì mẹ bầu cũng không nên ăn vì hàm lượng axit tannic trong đó có thể ảnh hưởng đến hiệu quả hấp thu canxi, sắt, kẽm của cơ thể.

Khi chọn mua, bạn nên chú ý lựa những quả có các hạt li ti bên ngoài căng đầy nhưng không rỉ nước, hình dáng quả ngay thẳng là tốt nhất. Dâu tằm khi còn xanh hoặc mới chuyển màu đỏ vẫn còn khá chua, chỉ những quả chuyển hẳn sang màu đen mới ngọt. Bạn nên mua ở những địa điểm uy tín để tránh tình trạng nhuộm màu cho quả.

Bề mặt quả dâu tằm bởi vì có nhiều hạt nhỏ nên không bằng phẳng, dễ bám đất cát, chất bẩn nên cần rửa kỹ khi ăn sống. Đầu tiên bạn mở vòi nước trực tiếp rửa qua một lượt, sau đó ngâm trong nước thêm vài phút, có thể cho một ít muối ăn nhưng nhớ chỉ ngâm tối đa 15 phút là có thể vớt ra để ráo. sàng lọc trước sinh khi nào tốt nhất ?

Một số cách chế biến dâu tằm thích hợp với mẹ bầu

1. Nước ép hoặc sinh tố dâu tằm

Nguyên liệu: Dâu tằm, sữa bò

Cách làm: Nếu mẹ bầu thích uống nước ép thì chỉ cần rửa sạch dâu tằm chín và ép lấy nước cốt để uống, chú ý mỗi ngày chỉ nên uống 1 ly nhỏ. Nếu thích hương vị sinh tố thì có thể xay dâu tằm cùng với sữa bò để giảm bớt vị chua.

2. Trà chanh dâu tằm

Nguyên liệu: Nước đun sôi để nguội 1 ly, chanh tươi 1 miếng, dâu tằm chín vừa đủ

Cách làm: Cho dâu tằm vào ly, dầm nhuyễn cho ra nước cốt, sau đó cho nước vào vừa đủ uống rồi đặt cả miếng chanh vào ly (không cần vắt nước chanh). Nếu vị quá chua thì có thể thêm một ít mật ong vào cho dễ uống.

3. Canh xương bò hầm dâu tằm

Nguyên liệu: Dâu tằm vừa đủ, xương bò 300g

Cách làm: Dâu tằm rửa sạch, thêm ít rượu trắng và đường rồi chưng cách thủy. Xương bò rửa sạch, cho vào nồi nấu sôi, vớt bọt và cho thêm gừng, hành. Khi thấy xương bò chuyển màu trắng nghĩa là các thành phần dinh dưỡng đã dung giải vào nồi canh thì vớt xương ra, cho phần dâu tằm đã hấp chín vào, nấu tiếp cho sôi trở lại rồi nêm gia vị là dùng được.

Tác dụng của quả dâu tằm đối với trẻ nhỏ

Bà bầu có thể ăn dâu tằm, vậy trẻ nhỏ có thể dùng hay không? Thực tế, trẻ cũng có thể sử dụng dâu tằm nhưng cần chú ý liều lượng. Tốt nhất là đợi trẻ bắt đầu ăn dặm và thích ứng với các loại nước ép trái cây thông thường khác rồi mới đưa dâu tằm vào khẩu phần.

Dâu tằm có hàm lượng dinh dưỡng phong phú, gồm nhiều vitamin, khoáng chất như fructose và đặc biệt là anthocyanidin và carotene. Hai chất này giống như một chất kháng oxy hóa mạnh mẽ, có khả năng thúc đẩy sự tái sinh rhodopsin ở giác mạc, cải thiện mức độ nhạy cảm thị giác của trẻ, giúp sáng mắt và giảm các vấn đề về thị lực.

Tác dụng của quả dâu tằm còn thể hiện ở ưu điểm hỗ trợ tiêu hóa cho trẻ. Một số thành phần có tính axit như axit tannic, axit béo, axit malic trong dâu tằm có thể kích thích ruột tiết ra dịch vị, nâng cao khả năng tiêu hóa chất béo, protein và tinh bột. Tuy nhiên, mẹ cần chia nhỏ lượng dâu tằm ra nhiều ngày mới cho trẻ ăn, mỗi ngày chỉ cần 2-3 quả là đủ vì ăn nhiều sẽ ảnh hưởng xấu đến tỳ vị của trẻ. Tham khảo thêm: hội chứng down và những điều mẹ bầu cần biết !

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét