Thứ Ba, 15 tháng 9, 2020

Chiều dài xương đùi ngắn thì có ảnh hưởng gì không ?

 Chiều dài xương đùi thai nhi ngắn có thể do yếu tố di truyền, chế độ dinh dưỡng, môi trường sống,... nó không hẳn là một bất thường, hay dấu hiệu của bệnh lý vì vậy mẹ bầu không nên quá lo lắng. Cùng nipt gentis tìm hiểu ngay nhé !

Chiều dài xương đùi ngắn của thai nhi có ảnh hưởng gì không ?

Chiều dài xương đùi thai nhi được tính bắt đầu từ tuần thứ 8 thai kì với các chỉ số như: FL, BPD, EFW, GH, TTB tương ứng theo tuần để tính tuổi thai, trọng lượng thai nhi, chiều cao.

Chiều dài xương đùi ngắn, dài do đâu?

Yếu tố di truyền ảnh hưởng lớn nhất đến chiều dài xương đùi thai nhi
Di truyền là một trong những yếu tố mang tính quyết định đến chiều dài xương đùi thai nhi, thường chiếm khoảng 23%. Điều này đồng nghĩa với việc nếu ông bà hay cha mẹ không sở hữu chiều cao chuẩn, bé cưng cũng sẽ sở hữu chiều cao “khiêm tốn”.
Tuy nhiên, các mẹ không nên quá lo lắng vì bên cạnh yếu tố di truyền, chế độ dinh dưỡng hàng ngày cũng giúp cải thiện chiều cao của con. Theo các nghiên cứu khoa học, chế độ dinh dưỡng có tác động trực tiếp khoảng 32% đến sự tăng trưởng về thể chất và tầm vóc của các thiên thần nhỏ.
Vì thế, nếu gia đình không sở hữu chiều cao như mơ ước, bạn có thể bù lại cho con yêu bằng một chế độ dinh dưỡng tuyệt vời đi kèm các bài tập vận động

Chế độ dinh dưỡng của mẹ trong giai đoạn mang thai và sau khi sinh
Theo như các mẹ đã biết, khi bé yêu đang nằm “tận hưởng” trong bụng, bạn chính là người duy nhất có khả năng cung cấp dinh dưỡng cho con. Vì thế, chế độ dinh dưỡng cho bà bầu đóng vai trò rất quan trọng đến việc phát triển chiều cao và trọng lượng của bé trong tương lai.
Để cải thiện số đo chiều dài xương đùi thai nhi, mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ các dưỡng chất quan trọng như vitamin D, can-xi, chất đạm, i-ốt, sắt, a-xít folic, các a-xít béo không no (DHA, ARA)… trong suốt giai đoạn mang thai và sau khi sinh. xét nghiệm double test là gì ?

Môi trường sống không lý tưởng

Nhiều nghiên cứu cho thấy, các trường hợp sống trong môi trường bị ô nhiễm, cân nặng của em bé khi chào đời sẽ giảm 9% và chỉ số vòng đầu cũng giảm 2%.
Ngược lại, nhóm mẹ bầu được hít thở bầu không khí trong lành, chiều cao và cân nặng của thai nhi không có sự thay đổi. Điều này chứng tỏ môi trường sống luôn có những tác động mạnh mẽ đến sự phát triển cân nặng và chiều cao của trẻ.
Vì thế, mẹ bầu nên chú ý đến việc vệ sinh môi trường sinh hoạt và tránh tiếp xúc với không khí ô nhiễm. Bạn nên tránh xa khói thuốc, đóng kín cửa sổ và cửa chính vào giờ cao điểm, thường xuyên vệ sinh cá nhân và sử dụng khẩu trang khi ra ngoài.

Thói quen xấu

Những quan niệm sai lầm của mẹ trong chế độ dinh dưỡng cũng gây ra tác động tiêu cực đến chiều cao của con yêu. Chẳng hạn như một số mẹ quá chú trọng lượng đạm trong thực đơn hàng ngày nhưng lại “ngó lơ” sữa và những thực phẩm giàu can-xi.
Có mẹ lại “thiên vị” các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo và tinh bột, đường. Điều này không chỉ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mẹ mà còn tác động đến sự phát triển hệ xương của thai nhi.
Ngoài ra, một số thói quen sinh hoạt hàng ngày như thức khuya, uống nhiều nước ngọt, cà phê, bia rượu hoặc hút thuốc cũng là nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của bé cưng. Bầu nên hạn chế nhé!

Chiều dài xương đùi thai nhi ngắn có nguy hiểm?

Dựa vào chiều dài xương đùi thai nhi, mẹ sẽ có thể biết bé có phát triển bình thường hay không. Đối với thai nhi có chỉ số chiều dài xương đùi bình thường thì mẹ hoàn toàn yên tâm nghỉ dưỡng để chào đón thai nhi.
Một số mẹ khác thì sẽ lo lắng khi chiều dài xương đùi thai nhi ngắn và lo sợ con sẽ bị dị tật chân tay như chân tay ngắn, khèo tay hoặc bệnh down chẳng hạn. Thực ra lo lắng này không hẳn không có cơ sở.
Theo các bác sĩ, xương đùi ngắn được xem là một dấu hiệu làm tăng từ 2-3 lần hội chứng Down. Tuy nhiên, chiều dài xương đùi ngắn chỉ là một dấu hiệu mềm, nghĩa là có nguy cơ làm tăng chứ hoàn toàn không có nghĩa, bất kỳ em bé nào chiều dài xương đùi ngắn cũng đều bị down.
Chiều dài xương đùi ngắn không hẳn là một bất thường về mặt cấu trúc và nó còn tùy thuộc vào yếu tố di truyền của mỗi cá nhân. Thông thường, để đánh giá nguy cơ bệnh Down, bác sĩ sẽ phải đo khoảng dày da gáy, tiền sử bệnh tật của mẹ, tiền sử trước đây của thai nhi,…
Ngoài ra, để xác định xương đùi bé có tốt hay không cần phải đo mật độ khoáng xương và nhiều thông số khác để đánh giá. Do đó, nếu mẹ thấy băn khoăn khi chiều dài xương đùi của bé ngắn, mẹ nên nói với bác sĩ để được làm thêm các xét nghiệm.

Bảng chiều dài xương đùi thai nhi theo tuần

Xác định chiều dài xương đùi bằng cách nào?

Trong các buổi khám thai và siêu âm, bác sĩ sẽ thông báo cho mẹ bầu một số chỉ số quan trọng cho thấy sự phát triển của thai nhi như đường kính lưỡng đỉnh (BDP), chiều dài xương đùi (FL), chu vi vòng bụng (AC), chu vi vòng đầu (HC) và cân nặng thai nhi ước tính (EFW).
Trong đó, chiều dài xương đùi thai nhi là chỉ số tiết lộ chiều cao của con yêu. Vậy khi siêu âm mẹ bầu chớ bỏ qua chỉ số (FL) quan trọng này nhé.
Tóm lại, chiều dài xương đùi thai nhi ngắn không hẳn là một bất thường cấu trúc mà có thể do nhiều yếu tố khác nhau. Mẹ không cần quá lo lắng. Chiều cao của trẻ vẫn có thể cải thiện nếu có chế độ dinh dưỡng cũng như bài tập hợp lý sau khi sinh.

Nếu cần tư vấn về các xét nghiệm sàng lọc trước sinh vui lòng liên hệ 18002010 hoặc gentis.com.vn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét