Thứ Năm, 17 tháng 9, 2020

Câu hỏi bà bầu hay thắc mắc về tiêm phòng cúm

Nếu bạn bị cúm trong thai kỳ thì bạn có thể phải đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Một trong những biến chứng nguy hiểm của cúm là viêm phổi, có thể làm người mẹ tăng nguy cơ sinh non. Vậy nên việc tiêm phòng cúm trong thời kỳ mang thai là vô cùng quan trọng.
Sau đây dịch vụ sàng lọc trước sinh Gentis tổng hợp 13 câu hỏi và câu trả lời cho những thắc mắc của các mẹ bầu về việc tiêm phòng cúm trong thời kỳ mang thai.

Câu hỏi mẹ bầu hay thắc mắc về tiêm phòng cúm

Tại sao cần tiêm vắc –xin phòng cúm trước khi mang thai?

Cúm là một căn bệnh khá phổ biến mà hầu như ai cũng đều dễ mắc phải, đặc biệt vào lúc thời tiết giao mùa. Đối với phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu khi bị cúm kéo dài có thể gây ra dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Vậy nên biện pháp tốt nhất để phòng ngừa chính là tiêm vắc- xin phòng cúm trước khi mang thai để hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh.
Thêm vào đó, trong một nghiên cứu các chuyên gia đã chỉ ra rằng những bà mẹ khi tiêm phòng cúm thì giảm hẳn nguy cơ mắc bệnh ho gà – căn bệnh cực kỳ nguy hiểm cho bà bầu và trẻ sơ sinh.

Cơ chế hoạt động của vắc-xin cúm như thế nào?

Theo các chuyên gia thì virus cúm thường có hai thể là virus cúm A và virus cúm B. Vì thế vắc- xin cúm sẽ giúp phát triển các kháng thể trong cơ thể trong khoảng 2 tuần sau tiêm. Các kháng thể sẽ có nhiệm vụ bảo vệ cơ thể chống lại các virus cúm.
Đặc biệt, việc tiêm vắc xin ngừa cúm cũng giúp cơ thể chống lại virus ở mùa tiếp theo. Những vắc xin ngừa cúm truyền thống (vắc xin thể tam vị) được tạo ra để chống lại 3 loại virus: virus cúm A (H1N1), virus cúm A (H3N2) và virus cúm B.
Bên cạnh đó, có một số loại vắc xin ngừa cúm được tạo ra để chống lại 4 loại virus cúm (vắc xin hóa trị 4). Những vắc xin này chống lại các loại virus như vắc xin thể tam vị và virus cúm B.

Cơ chế hoạt động của vắc-xin cúm

Các loại vắc-xin phòng cúm cho bà bầu

Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) khuyến cáo thì tất cả mọi người từ 6 tháng tuổi trở lên, bao gồm cả phụ nữ mang thai và phụ nữ đang cho con bú đều nên tiêm chủng ngừa cúm mỗi năm.
Theo đó, vắc-xin cúm có 2 loại:
– Dạng tiêm đơn liều
– Dạng phun sương qua đường mũi
Trong đó, vắc-xin dạng tiêm chứa virus cúm bất hoạt động có khả năng gây bệnh. Loại này được sử dụng cho phụ nữ có thai ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ. Do bà bầu là đối tượng dễ bị virus cúm tấn công nhất nên việc tiêm vắc-xin sẽ làm hệ thống miễn dịch tạo ra những kháng thể để chống lại virus cúm. xét nghiệm double test là gì ?

Nên tiêm vắc- xin phòng cúm bao lâu trước khi có thai?

Thời điểm tốt nhất nên tiêm phòng cúm là 3 tháng trước khi mang thai và tối thiểu là 1 tháng. Vì thế khi có kế hoạch mang thai thì các chị em phụ nữ cần thựchiện tiêm phòng vắc-xin đầy đủ.
Tuy nhiên trong một vài trường hợp đã có thai nhưng chưa kịp tiêm phòng thì các mẹ bầu vẫn có thể tiêm bổ sung vắc-xin phòng cúm dạng bất hoạt.

Tiêm vắc-xin phòng cúm có tác dụng phụ không?

Hầu hết các tác dụng phụ của vắc-xin cúm là rất nhẹ, chẳng hạn như đau cánh tay hoặc sốt nhẹ, và thường biến mất chỉ trong một hoặc hai ngày sau khi tiêm. 

Tiêm vắc-xin cúm cho bà bầu vào thời điểm nào?

Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) khuyến khích tất cả mọi người từ 6 tháng tuổi trở lên, bao gồm cả phụ nữ có thai và phụ nữ đang cho con bú cần tiêm phòng vắc-xin cúm hàng năm.
Phụ nữ mang thai nên tiến hành tiêm vắc-xin cúm sớm trước khi vào mùa cúm (từ tháng 10 đến tháng 5 năm sau).

Nên tiêm vắc-xin cúm sớm trước khi vào mùa cúm

Tiêm vắc- xin cúm cho bà bầu bao lâu thì có tác dụng?

Thông thường để vắc-xin có thể phát huy hiệu quả thì cần khoảng thời gian từ 10 – 14 ngày sau khi tiêm.
Trong đó, một số loại vắc-xin thì các háng thể được tạo ra vẫn giữ được hoạt động trong nhiều năm. Nhưng riêng các loại virus cúm thì có thể biến đổi theo năm, hoặc thậm chí theo mùa. Vậy nên các kháng thể chống cúm có thể đạt hiệu quả trong khoảng thời gian 1 năm và sẽ không còn tác dụng cho các năm tiếp theo. Vậy nên, tiêm vắc-xin phòng cúm cần được nhắc lại mỗi năm.

Nếu bị cúm khi mang thai nên làm gì?

Khi thấy xuất hiện các dấu hiệu cảm cúm khi mang thai thì cần liên hệ ngay với các bác sĩ, tránh việc tự ý sử dụng thuốc uống. Bởi vì một số loại thuốc không an toàn sẽ gây nên những biến chứng khó lường cho sức khỏe của cả mẹ và bé. Vậy nên hãy xin tư vấn từ các bác sĩ để đảm bảo phương pháp điều trị thích hợp cho từng tình huống cụ thể.
Để điều trị cúm mẹ bầu nên kết hợp việc nghỉ ngơi và uống thật nhiều nước.

Mẹ bầu đang bị cúm có tiêm phòng cúm được không?

Khi đang bị cúm thì tốt nhất mẹ bầu không nên đi tiêm phòng cúm. Để các loại vắc-xin phát huy tối đa hiệu quả thì cần được tiêm vào lúc cơ thể khỏe mạnh nhất. Bên cạnh đó, việc tiêm phòng trong lúc đang bị cúm có thể gây ra những biến chứng không mong muốn.
Ngoài trường hợp người đang bị cúm, các trường hợp sau cũng không nên tiêm phòng cúm:

  • Từng bị dị ứng khi đi tiêm phòng cúm trước đó
  • Phụ nữ mang thai hoặc đang có kế hoạch mang thai
  • Phụ nữ đang cho con bú (bé dưới 6 tháng tuổi)
  • Người bị suy dinh dưỡng
  • Người đang mắc bệnh nhiễm trùng cấp (sốt trên 37°C)
  • Dị ứng với trứng, kháng sinh Gentamicin, formaldehyde
  • Từng bị hội chứng Guillain-Barre trong 6 tuần sau khi tiêm vắc-xin cúm
  • Người bị suy giảm miễn dịch (mắc bệnh HIV, bệnh tự miễn dịch)


Trong một số trường hợp mẹ bầu khi tiêm vắc xin phòng cúm vẫn có thể bị mắc bệnh

Mẹ bầu đã tiêm phòng cúm có bị cúm nữa không?

Trong một số trường hợp, dù đã tiêm phòng nhưng vẫn có khả năng bị cúm. Bởi vì thời điểm để vắc-xin có tác dụng là khoảng từ 10 – 14 ngày sau khi tiêm, vậy nên nếu ,mẹ bầu tiếp xúc với người bị cúm trước thời điểm vắc-xin có tác dụng thì hoàn toàn vẫn có khả năng nhiễm bênh.

Mẹ bầu cần làm gì nếu tiếp xúc với người mắc cúm?

Nguy cơ bị cúm có thể xảy ra khi mẹ bầu thường xuyên tiếp xúc với bệnh nhân cúm, chẳng hạn như sống chung, chăm sóc hoặc nói chuyện trực tiếp với người bị cúm. Vì thế nên hạn chế tối đa việc tiếp xúc với người bị cúm khi đang mang thai để tránh việc lây nhiễm bệnh.

Những lưu ý khi tiêm phòng cúm là gì?

– Nếu bạn ốm, sốt thì nên đợi khi hết bệnh mới tiến hành tiêm phòng.
– Không tiêm vắc- xin nếu từng có phản ứng phụ nghiêm trọng với vắc-xin cúm.
– Hãy nói cho bác sĩ (y tá) biết bạn có nguy cơ dị ứng trứng. Tùy vào hình thức dị ứng trứng, bạn có thể được tiêm vắc-xin với hướng dẫn đặc biệt hoặc tránh tiêm.
– Cho bác sĩ biết nếu bạn từng mắc một hội chứng hiếm gọi là Guillain-Barré.

Đọc thêm: sàng lọc trước sinh khi nào là tốt nhất ?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét