Ngoài việc ngăn ngừa nguy cơ rách tầng sinh môn sau khi sinh, massage tầng sinh môn còn giúp việc hồi phục của bà bầu diễn ra nhanh chóng.
Massage tầng sinh môn là phương pháp hỗ trợ sinh đẻ khá phổ biến được nhiều chuyên gia khuyên các mẹ bầu nên áp dụng. Bạn đã nghe nói nhiều về phương pháp này nhưng vẫn chưa thật sự hiểu rõ và cũng không biết nên làm như thế nào? Nếu vậy, hãy xem tiếp những chia sẻ sau của GENTIS để có lời giải đáp cho vấn đề này nhé.
Cách massage tầng sinh môn khi mang thai
Massage tầng sinh môn
Tầng sinh môn là phần mô nằm giữa hậu môn và âm đạo, bình thường, khu vực này ít được chú trọng nhưng trong thời gian sinh nở, bộ phận này lại đóng vai trò rất quan trọng. Khi phụ nữ chuyển dạ và sinh con, khu vực này chịu tổn thương rất lớn, thậm chí có thể bị rách. Đôi lúc, để giúp việc sinh nở diễn ra dễ dàng, bác sĩ sẽ rạch tầng sinh môn. Điều này gây ra những đau đớn tột cùng và trở thành nỗi ám ảnh vô cùng lớn đối với những phụ nữ từng trải qua thủ thuật này.
Massage tầng sinh môn là cách đơn giản để giúp thư giãn các cơ ở vùng đáy chậu, giúp tăng tính linh hoạt của cơ. Điều này giúp giảm nguy cơ rạch tầng sinh môn, đặc biệt kỹ thuật này còn giúp tăng khả năng hồi phục cho phụ nữ sau khi sinh. xét nghiệm down cho thai nhi ở tuần bao nhiêu ?
Lợi ích của việc massage tầng sinh môn
Theo các chuyên gia, nếu bà bầu có ý định sinh thường thì việc massage tầng sinh môn là việc làm cần thiết bởi nó có thể đem đến các lợi ích sau:
- Hạn chế việc các cơ và mô ở khu vực tầng sinh môn bị tổn thương trong qua trình sinh thường.
- Tăng độ dẻo dai của các mô ở khu vực thấp hơn cổ tử cung, từ đó giúp tăng tốc độ hồi phục sau khi sinh.
- Giúp kéo căng các cơ, tăng tính linh hoạt của cổ tử cung để bạn chuyển dạ sinh con dễ dàng và ít đau đớn hơn.
- Giảm nguy cơ phải rạch tầng sinh môn khi vượt cạn.
- Hạn chế nguy cơ phải dùng các dụng cụ hỗ trợ khi sinh như forceps, giác hút… có thể làm tổn thương đến bé.
- Làm tăng chiều rộng của ống sinh, từ đó giúp bé dễ dàng đi ra khỏi kênh sinh và ít gặp phải biến chứng.
Massage tầng sinh môn có thực sự giúp ngăn ngừa nguy cơ rách tầng sinh môn trong khi sinh?
Massage tầng sinh môn là phương pháp khá phổ biến được nhiều bà bầu thực hiện để ngăn ngừa nguy cơ rách tầng sinh môn trong khi sinh. Đã có rất nhiều nghiên cứu được thực hiện và chứng minh rằng phương pháp massage này thật sự có hiệu quả. Việc xoa bóp vùng đáy chậu trong khoảng thời gian từ 3 – 4 tuần trước ngày dự sinh sẽ giúp các cơ ở vùng hậu môn và âm đạo đàn hồi tốt hơn, từ đó giúp ngăn ngừa nguy cơ rạch tầng sinh môn.
Ngoài ra, massage tầng sinh môn cũng giúp cải thiện lưu lượng máu quanh khu vực đáy chậu, hậu môn và âm đạo. Điều này không chỉ giúp chuẩn bị tốt hơn cho thời gian sinh nở mà còn giúp cho việc phục hồi sau sinh diễn ra nhanh chóng. sàng lọc trước sinh ở đâu uy tín ?
Cách massage tầng sinh môn
Trước khi massage, bạn cần tìm hiểu thật kỹ cách thực hiện cũng như các thông tin quan trọng xung quanh phương pháp này:
1. Nên massage tầng sinh môn vào thời điểm nào?
Theo các chuyên gia, phụ nữ mang thai nên massage tầng sinh môn liên tục trong khoảng thời gian từ 4 – 6 tuần trước ngày dự sinh. Trong quá trình massage, bạn nên nhờ người thân ở bên cạnh để hỗ trợ. Và điều quan trọng nhất trước khi làm là hãy hỏi ý kiến bác sĩ nhé.
2. Massage tầng sinh môn nên được thực hiện bao nhiêu lần một ngày?
Bạn nên massage tầng sinh môn một lần vào buổi sáng và một lần vào buổi tối. Nếu bạn thấy khó chịu, hãy giảm xuống còn 1 lần/ngày. Ngoài ra, nếu khi massage mà bạn cảm thấy đau dữ dội hoặc gặp phải các triệu chứng khác, hãy ngưng lại ngay lập tức và đến gặp bác sĩ để xin lời khuyên.
3. Trước khi massage tầng sinh môn, bạn cần lưu ý những gì?
Dưới đây là một số điểm chính mà bạn cần ghi nhớ:
Cắt, tỉa móng tay cẩn thận. Trước khi massage, bạn cần rửa sạch tay với xà phòng diệt khuẩn và nước sạch để tránh nhiễm trùng cho cả mẹ và thai nhi.
Chuẩn bị một chiếc gương lớn để bạn dễ nhìn thấy đáy chậu qua gương
Chuẩn bị các loại dầu bôi trơn tốt cho sức khỏe như dầu vitamin E, dầu hạnh nhân, dầu ôliu hoặc dầu dừa.
4. Cách massage tầng sinh môn
Khi đã chuẩn bị đủ các vật dụng cần thiết, bạn hãy thực hiện massage theo các bước sau:
Quỳ và mở rộng hai chân. Nếu bạn tự massage, hãy ngồi một cách thoải mái thay vì nằm. Nhúng ngón tay trỏ và ngón tay cái vào dầu, xoa chúng vào nhau để làm ấm.
Nhẹ nhàng cho hai ngón tay vào âm đạo, sâu khoảng 5 – 6 cm. Trượt ngón tay dọc thành âm đạo, đẩy từ từ về phía hậu môn. Căng hai ngón tay thành hình chữ V và kéo căng đáy chậu về cả hai phía, giữ cho đến khi cảm thấy ngứa ran nhẹ thì ngưng. Nếu bạn cảm thấy đau, hãy dừng lại.
Lúc đầu, âm đạo sẽ cảm thấy hơi nóng nhưng bạn vẫn có thể tiếp tục xoa bóp. Cảm giác nóng sẽ giảm dần, sau đó massage nhẹ nhàng phần dưới âm đạo (tầng sinh môn).
Ngoài thực hiện kỹ thuật massage này, bạn có thể tập thêm các bài tập kegel để tăng hiệu quả.
Những lưu ý mà bà bầu cần biết khi massage tầng sinh môn
Cũng giống như những phương pháp khác, phương pháp massage tầng sinh môn không phải lúc nào cũng hiệu quả. Khi thực hiện phương pháp này, bạn sẽ phải tiếp cận với những vùng riêng tư của cơ thể, nếu bạn cảm thấy không thoải mái vì điều đó thì cũng không cần miễn cưỡng vì còn có nhiều phương pháp khác để giúp bạn vượt qua cơn sinh nở dễ dàng.
Ngoài ra, nếu bạn thuộc nhóm những trường hợp mang thai cần theo dõi đặc biệt như nhau tiền đạo, có tiền sử sẩy thai thì tốt nhất bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chứ đừng tự ý thử bất cứ phương pháp nào mà chưa có sự đồng ý của chuyên gia. Bên cạnh đó, nếu trong quá trình massage mà bạn cảm thấy có điều gì đó không đúng, hãy đến gặp bác sĩ và hỏi thêm về tình trạng này nhé.
Massage tầng sinh môn, tập kegel hoặc yoga trước khi sinh là cách đơn giản để ngăn ngừa các biến chứng thai kỳ. Tuy nhiên, trước khi thực hiện bất cứ kỹ thuật nào, bạn hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để đảm bảo hiểu rõ các thông tin và kỹ thuật cần thiết để không làm tổn thương chính mình và em bé.
Đọc thêm: các xét nghiệm sàng lọc trước sinh cần thực hiện trong thai kì
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét