Thứ Sáu, 22 tháng 11, 2019

Mẹ bầu bị rối loạn tiêu hóa thì phải làm sao

Mẹ bầu bị rối loạn tiêu hóa thường hay bị táo bón, tiêu chảy, ăn không tiêu, đầy bụng…dẫn đến chán ăn, khó chịu, mệt mỏi,…Cùng gentis khám phá giải pháp dành cho các mẹ bầu bị rối loạn tiêu hóa hiệu quả.

Mẹ bầu bị rối loạn tiêu hóa thì phải làm sao

  • Tình trạng này thường xảy ra ở 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ. Đặc biệt, rối loạn tiêu hóa khi mang thai tháng cuối có thể làm tăng nguy cơ dọa sinh non.
  • Nguyên nhân mẹ bầu bị rối loạn tiêu hóa
  • Rối loạn tiêu hóa ở mẹ bầu thường là do những thay đổi của cơ thể khi mang thai bao gồm thay đổi về nội tiết tố và thay đổi cơ học do sự tăng kích thước tử cung chèn ép lên đường tiêu hóa.
  • “Một nghiên cứu về rối loạn tiêu hóa ở bà bầu đã phát hiện ra rằng khoảng 72% phụ nữ mang thai gặp phải ít nhất một chứng rối loạn tiêu hóa (gồm táo bón, đầy bụng, tiêu chảy và hội chứng ruột kích thích) trong giai đoạn đầu mang thai. Có đến 61% mẹ bầu sẽ gặp lại những rối loạn này một lần nữa trong giai đoạn cuối của thai kỳ.”(1)
  • Trong các rối loạn tiêu hóa kể trên thì táo bón là rắc rối thường gặp hơn cả. Táo bón tuy không nguy hiểm nhưng lại khiến cho các bà bầu vô cùng khó chịu.
“Khoảng 11-35% phụ nữ có thai bị táo bón (tại một số bệnh viện con số này có thể lên tới 50%), đặc biệt là ở 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ.” (2)
  • Giai đoạn thai kỳ, sự gia tăng nồng độ hormone progesterone làm giảm nhu động ruột, dẫn đến thức ăn bị lưu lại lâu trong đường tiêu hóa và xảy ra tình trạng táo bón.
  • Bên cạnh đó, sự phát triển của thai nhi khiến kích thước của tử cung mẹ bầu cũng tăng lên làm chèn ép các cơ quan nội tạng và ruột già bị ép lại, ruột non bị đẩy lên nằm hai bên tử cung cũng là nguyên nhân góp phần làm tình trạng táo bón nặng hơn ở 3 tháng cuối thai kỳ.
  • Mặc khác, do cơ thể phụ nữ mang thai rất nhạy cảm với thức ăn, nhất là với những thức ăn bị nhiễm khuẩn nên cũng dễ bị tiêu chảy. Tỷ lệ tiêu chảy khi mang thai thường không nhiều như táo bón. Đọc thêm: Các thực phẩm ngăn ngừa dị tật
  • Tuy nhiên, tiêu chảy kèm theo nôn mửa làm mẹ bầu rất mất sức và ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và bé.
  • Sự tăng nồng độ hormone Progesterone và sự tăng kích thước của tử cung dẫn đến giảm nhu động ruột, khiến thức ăn tiêu hóa chậm cũng làm cho các bà bầu cảm thấy khó tiêu, bụng chướng và đầy hơi.
  • Hormone Progesterone tăng cũng làm giảm sự vận động của các van nối thực quản với dạ dày làm cho thức ăn và axit dịch vị từ dạ dày dễ trào ngược lên thực quản gây cảm giác khó chịu: ợ hơi, ợ nóng, trào ngược,….

Các giải pháp rối loạn tiêu hóa khi mang thai

Trong thời kỳ mang thai mẹ bầu nên có một chế độ ăn uống khoa học và chế độ vận động hợp lý.
  • Tăng cường ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ dễ hấp thu vào chế độ dinh dưỡng mỗi ngày như các loại rau xanh, khoai lang, khoai tây, bí đỏ, các loại đậu, các loại trái cây như cam, chanh, chuối, đu đủ chín, táo,… các loại ngũ cốc nguyên hạt, bánh mì làm từ lúa mì đen, gạo – nếp còn lớp cám, sữa có bổ sung chất xơ, hỗ trợ hệ tiêu hóa…
  • Mẹ bầu nên uống nhiều nước mỗi ngày, từ 2,5-3 lít nước/ngày (bao gồm nước đun sôi để nguội, nước trái cây và sữa có bổ sung chất xơ, hỗ trợ hệ tiêu hóa), uống nước ngay cả khi không khát. Không uống những đồ uống có chứa chất kích thích như cà phê, trà, nước có ga. 
  • Khi bị tiêu chảy nên tránh cơ thể mất nước, nên tăng cường uống nhiều nước trái cây, nước oresol hoặc muối đường.
  • Để đảm bảo đủ dinh dưỡng cho thai kỳ, phòng tránh rối loạn tiêu hóa, mẹ bầu nên chọn những sản phẩm từ sữa giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, ngăn ngừa táo bón & hấp thu tốt chất dinh dưỡng.
Đọc nhiều hơn tại đây: https://nipt.com.vn/tin-tuc-su-kien

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét