Hồ sơ di trú là 1 dạng thủ tục hành chính, được dùng đến khi 1 người muốn thay đổi quốc gia định cư. Di trú có nhiều hình thức, trong đó dạng đoàn tụ gia đình là phổ biến nhất. ≫> Giá làm thẻ ADN cá nhân
Tại sao hồ sơ di trú lại cần làm xét nghiệm ADN
Thời gian gần đây, các đương sự trong các hồ sơ di trú dạng này thường được yêu cầu thực hiện xét nghiệm huyết thống. Vậy xét nghiệm huyết thống có thực sự cần thiết hay không?
TẠI SAO CẦN XÉT NGHIỆM ADN HUYẾT THỐNG TRONG HỒ SƠ DI TRÚ?
Hồ sơ di trú là một dạng thủ tục hành chính, được dùng đến khi một người muốn thay đổi quốc gia định cư. Di trú có nhiều hình thức, trong đó dạng đoàn tụ gia đình là phổ biến nhất. Thời gian gần đây, các đương sự trong các hồ sơ di trú dạng này thường được yêu cầu thực hiện xét nghiệm huyết thống. Vậy xét nghiệm huyết thống có thực sự cần thiết hay không?
Nhằm cách các trường hợp gian lận hoặc hồ sơ giả để được nhập cư và định cư trái phép, các cơ quan lãnh sự /đại sứ quán sẽ xét duyệt các hồ sơ bảo lãnh di trú dựa trên nhiều yếu tố khác nhau tùy theo phân loại nhóm hồ sơ. Trong một trường hợp bảo lãnh nhập cư (hay còn gọi là bảo lãnh di trú, di dân) dựa trên mối quan hệ gia đình, các đương đơn phải chịu trách nhiệm chứng minh các mối quan hệ mà mình khai báo. ≫> Xét nghiệm ADN làm thẻ ADN cá nhân
Các loại bằng chứng nào thường được sử dụng?
Bằng chứng thể hiện các đương sự có mối liên hệ rất đa dạng. Các dạng bằng chứng thông thường có thể dùng đến như:
Giấy khai sinh
Giấy đăng kí kết hôn
Các hình ảnh chụp cùng nhau trong các quãng thời gian liên tục.
Các bằng chứng thể hiện liên hệ thường xuyên: thông tin liên lạc của những người thân trong gia đình, cùi vé máy bay, thông tin gửi tiền,…giữa đôi bên.
Tuy vậy, không phải tất cả các bằng chứng trên đều được đánh giá tốt, bởi tính khách quan và độ thuyết phục của bằng chứng không được đảm bảo. Trong một vài trường hợp các viên chức lãnh sự quán vẫn sẽ nghi ngờ những bằng chứng của bạn. Họ cũng có những căn cứ để nghi ngờ: “Những bức ảnh chỉ mất vài giây để chụp, có thể các bạn chỉ ở cạnh nhau lúc chụp những bức ảnh đó. Bạn có chắc chắn về những khoảng thời gian sau đó”. Với công nghệ hiện đại thì việc làm giả những giấy tờ rất là dễ dàng nên các viên chức lãnh sự sẽ vẫn còn nghi ngờ những bằng chứng bạn cung cấp.
Vai trò của xét nghiệm ADN huyết thống trong việc xem xét hồ sơ bảo lãnh
Có thể thấy nếu những bằng chứng bạn cung cấp không đủ thuyết phục thì hồ sơ của bạn chắc chắn sẽ bị giữ lại xem xét tiếp hoặc thậm chí bác bỏ. Vậy để chứng minh mối quan hệ gia đình, bạn cần phải có một bằng chứng có tính thuyết phục hơn: Xét nghiệm ADN huyết thống. Xét nghiệm này dựa trên nguyên lý khoa học ADN của mỗi người là duy nhất (ngoại trừ cặp song sinh cùng trứng) và mỗi cá thể được thừa hưởng một nửa ADN của mẹ và một nửa từ bố. Kết luận của xét nghiệm chỉ có hai dạng: loại trừ (với xác suất 0%) và không loại trừ (xác suất từ 99,99%). Trong một số trường hợp, nếu mối quan hệ cần xét nghiệm không phải là mối quan hệ trực hệ (cha – con hoặc mẹ - con), các mối quan hệ khác sẽ được xem xét và yêu cầu thực hiện xét nghiệm huyết thống. Các mối quan hệ huyết thống khác có thể kể đến như: ông bà – cháu, anh chị - em...
Do độ chính xác cao của xét nghiệm ADN huyết thống, hiện rất nhiều lãnh sứ quán các nước sử dụng xét nghiệm này khi đề nghị cung cấp/ bổ sung bằng chứng mối quan hệ thân thuộc khi kiểm duyệt các hồ sơ di trú.
Khi lựa chọn thực hiện xét nghiệm ADN huyết thống cho mục đích này, bạn cần lưu ý và tìm hiểu rõ các thông tin trong thư yêu cầu xét nghiệm. Mỗi quốc gia có một tiêu chuẩn về phòng xét nghiệm riêng và xét nghiệm ADN của bạn có thể sẽ được yêu cầu từ lãnh sự quán. Và nên nhớ, bạn cần thực hiện xét nghiệm đúng qui trình, đúng tiêu chuẩn đã được yêu cầu.
Mỗi trường hợp di trú là cả một chuỗi thủ tục xét duyệt yêu cầu tỉ mỉ và cẩn thận. Chính vì thế, quá trình này có thể tiêu tốn thời gian và khó khăn cho một số cá nhân không hiểu rõ qui chế hành chính
Để được tư vấn hỗ trợ thông tin cho trường hợp của mình, bạn hãy liên hệ với Gentis Việt Nam thông qua hotline: 18002010
Sưu tầm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét