Đại tá Hà Quốc Khanh là người được gia đình anh Vũ Đình Khiên (37 tuổi, ngụ thị xã Bình Long, Bình Phước) nhờ dịch vụ xét nghiệm ADN chứng minh bệnh viện đã trao nhầm con cho mình vào năm 2013. ≫> giá làm xét nghiệm adn
Nguyên nhân trao nhầm con tại Bình Phước
Kiểm tra chéo chứng minh sự thật
Chiều ngày 13/7, Đại tá Hà Quốc Khanh - nguyên Phó Viện trưởng Viện Khoa học Hình sự (Bộ Công an) cho biết, ông chính là người đã ký vào hai bản xét nghiệm để làm sáng tỏ vụ việc trao nhầm con xảy ra với gia đình anh Vũ Đình Khiên và chị Nguyễn Thị Trang (26 tuổi) ở phường Phú Thịnh, thị xã Bình Long, Bình Phước.
Ông Khanh kể: "Vào khoảng đầu tháng 5/2016, anh Khiên đưa vợ và một cháu bé tới yêu cầu lấy mẫu giám định quan hệ mẹ con. Sau khi có kết quả xét nghiệm, chúng tôi khẳng định hai người này này không có quan hệ huyết thống và thông báo cho anh Khiên được biết".
Từ kết quả mà mình nhận được, anh Khiên đã thông báo sự việc với Bệnh viện Đa khoa thị xã Bình Long vào cuộc kiểm tra. Nhận thấy vào ngày 10/1/2013, chị Trang chuyển dạ nằm cùng phòng với một sản phụ khác ở huyện Hớn Quản, Bình Phước.
Anh Khiên luôn cảm thấy bực bội khi thấy cháu bé mình nuôi không giống anh (Ảnh: VNE).
Căn phòng rộng gần 30m2, có 6 giường nhưng lúc đó chỉ có 2 sản phụ chờ sinh. Mà cả 2 đều sinh được bé gái, nặng 3kg nên hướng nghi ngờ tập chung chủ yếu vào sự nhầm lẫn lúc chào con xảy ra với hai gia đình lúc đó. Lãnh đạo bệnh viện đã cử nhân viên y tế tới gia đình người ở huyện Hớn Quản để thuyết phục lấy mẫu xét nghiệm.
"Sau một thời gian, anh Khiên trở lại cùng nhân viên bệnh viện với 3 mẫu (bố, mẹ, con) lấy được từ gia đình bị nghi ngờ nhận nhầm con từ 3 năm về trước. Kết quả từ 3 mẫu này cũng cho thấy không có quan hệ huyết thống cha - con, mẹ - con với nhau.
Sau đó, chúng tôi tiến hành kiểm tra chéo thì nhận thấy cháu bé ở gia đình huyện Hớn Quản đang nuôi chính là con của chị Trang còn cháu bé chị Trang đang nuôi chính là con của gia đình huyện Hớn Quản" - ông Khanh nói. ≫> xét nghiệm adn huyết thống
Từng có nhiều năm công tác trong lĩnh vực giám định, đây là lần thứ 3 ông Khanh bắt gặp trường hợp trao nhầm con từ bệnh viện. Ông Khanh cho biết: "Nguồn cung về giám định huyết thống gia đình trong xã hội ngày nay là vô cùng nhiều, trong đó tập trung vào trường hợp chồng nghi ngờ đứa trẻ mình đang nuôi không phải là con của mình. Điều đó bắt nguồn từ việc thiếu niềm tin của chồng dành cho vợ, họ nghĩ vợ đã lăng nhăng rồi bắt mình "đổ vỏ".
Trường hợp của anh Khiên cũng như vậy, sau 3 năm nuôi đứa trẻ con người khác, nhận thấy cháu bé không có đặc điểm giống mình nên đã nảy sinh sự nghi ngờ. Đặc biệt, thời gian trước khi chị Trang mang bầu, anh Khiên đi công tác xa nhà, khoảng 2 tuần mới về một lần.
Sự khác biệt này cũng bị những người hàng xóm dị nghị khiến anh Khiên càng tăng thêm sự nghi ngờ mà âm thầm điều tra. Khi không phát hiện ra sự bất thường nào đến từ vợ mình thì anh Khiên đành ngậm ngùi chịu nỗi bực bội một mình.
Hiểu được suy nghĩ của chồng nhưng chị Trang cũng không dám lên tiếng vì sợ rằng sẽ bị nghi ngờ "không có lửa làm sao có khói" hay "chưa khảo mà đã xưng". Cả hai vợ chồng chị đều sống trong nỗi khổ của sự dằn vặt, dày vò trong suốt thời gian dài.
Chị Trang với tờ kết quả phân tích ADN
Có thứ "vô hình" khoa học chưa giải thích được
Nỗi khổ của vợ chồng chị Trang chỉ được giải tỏa khi ông Nguyên - cha anh Khiên phát hiện thấy một đứa trẻ có nhiều nét tương đồng với con trai ở xã Phước An, huyện Hớn Quản. Vừa nhìn thấy đứa bé, ông Nguyên giật mình liên tưởng tới đứa cháu nội ở nhà.
Về bàn bạc, ông Nguyên cùng con trai quyết tâm sang gặp gia đình kia để trò chuyện. "Tuy nhiên, họ không tin việc bị trao nhầm mà còn tưởng người lạ vào bắt con nên không cho vợ chồng tôi tiếp cận bé, nhiều người trong xóm còn vây lại bảo vệ. Tôi thấy con gái tôi đang nuôi rất giống người phụ nữ đó. Linh cảm người cha cho biết con gái thật của mình ở đây rồi", anh Khiên nhớ lại.
Để có bằng chứng, anh Khiên đưa vợ và cháu bé nuôi 3 năm qua đến nơi Đại tá Hà Quốc Khanh làm việc để xét nghiệm ADN. Nhận được tờ kết quả, anh Khiên vừa mừng, vừa lo nhưng anh vẫn quyết định làm sáng tỏ sự thật.
Ông Khanh cho biết: "Trong cuộc sống, có những thứ vô hình, linh cảm mà khoa học chưa thể giải thích được. Chúng ta thường nói về những người có máu mủ huyết thống thường đem đến cảm xúc lạ mỗi khi tiếp xúc, điều này là có thật nhưng lại chưa thể chứng minh được bằng khoa học. Cũng giống như trường hợp cha anh Khiên nhìn thấy cháu mình...".
Trước vấn đề ngày nay nhiều người nhận thấy con không giống mình mà không biết phải xử lý thế nào, ông Khanh chia sẻ: "Đây thực sự là một vấn đề khó mà không có lời khuyên cụ thể, nếu lời khuyên lệch lạc sẽ vô tình phá hủy hạnh phúc gia đình, thậm chí là tước đi mạng sống của con người. Chỉ có thể nói rằng, chính những người trong cuộc họ sẽ tự biết mình nên làm gì".
Ông Khanh kể ra câu chuyện, năm 2015 có một người đàn ông thành đạt khoảng 50 tuổi đến muốn xét nghiệm ADN với 2 người con trai sinh đôi xem có quan hệ anh - em, bố - con không. "Lý do mà ông ta đưa ra chỉ là nhìn thấy chúng không giống nhau, mặc dù là trường hợp sinh đôi cùng trứng.
Nhưng vấn đề này kỹ thuật đã chứng minh rất kỹ, vị trí của bào thai không giống nhau dẫn đến 1 số chi tiết trên cơ thể không giống nhau. Kết quả xét nghiệm ADN cũng cho ra kết quả có quan hệ anh - em, bố - con. Nên đừng vì vẻ bề ngoài mà vội kết luận nội tâm bên trong" - ông Khanh Chia sẻ.
Nguồn: Đoàn Văn - báo xã hội
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét