Sinh mổ bao lâu thì lành có lẽ là vấn đề mà mọi bà mẹ đều muốn tìm hiểu. Đặc biệt đối với những mẹ có khả năng hoặc lựa chọn sinh mổ. Vì C-section được xem là một cuộc đại phẫu với hai vết thương lớn trên cơ thể bạn cùng lúc. Chính vì vậy, thời gian để chúng lành lại sẽ không giống như những vết mổ thông thường khác. Cùng xét nghiệm trước sinh gentis tìm hiểu sinh mổ sau bao nhiêu lâu thì lành lại.
Sinh mổ bao nhiêu lâu thì lành lặn
Sau cuộc sinh, nếu hỏi các bác sĩ hoặc chuyên gia sinh mổ bao lâu thì lành, bạn có thể nghe câu trả lời rất nhẹ nhàng, khoảng 4-6 tuần mà thôi. Tuy nhiên trên thực tế, mọi thứ không phải lúc nào cũng dễ dàng như vậy.
Chúng ta hãy cùng xem trải nghiệm của các bà mẹ sinh mổ để hiểu hơn về vấn đề này nhé.
1. Sinh mổ bao lâu thì lành
Sinh mổ là một cuộc phẫu thuật lớn cả về mặt tâm lý và thể lý đối với người phụ nữ. Trong một cuộc sinh mổ, để gặp được con yêu, bạn phải chịu cùng lúc hai vết cắt lớn. Chúng gồm vết cắt ở phần bụng dưới và vết cắt trên tử cung của bạn.
Một vết cắt nghe có vẻ đơn giản, nhưng thực tế bác sĩ phải đi qua khá nhiều lớp trên thành bụng và tử cung của bạn để hoàn thành một ca mổ sinh.
Chính vì vậy, bạn có thể không phải trải qua những cơn đau chuyển dạ. Nhưng bạn cũng chịu đau đớn không kém sau khi em bé đã chào đời.
Thông thường, thời gian cần để hai vết thương của bạn lành lại là khoảng 4-6 tuần, tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người. Có những mẹ phục hồi rất nhanh và ngược lại.
Nhiều phụ nữ vẫn còn bị đau và mất cảm giác tại vị trí vết mổ nhiều tháng thậm chí vài năm sau khi sinh.
Như vậy, thời gian để một người phục hồi hoàn toàn sau một ca mổ sinh là khác nhau. Điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Ví dụ như cơ địa của bạn, bạn có phải chăm sóc thêm trẻ lớn ở nhà hay không, bạn có bị nhiễm trùng vết thương không, bạn có ăn uống lành mạnh và tâp thể dục không,…
“Tôi khá bận rộn chăm sóc các trẻ lớn. Tôi thấy mệt mỏi và không thoải mái đến gần 3 tháng”
Trên đây là chia sẻ của một bà mẹ tên Sarah về việc phục hồi sau sinh mổ của mình.
2. Chăm sóc vết mổ sinh tại nhà như thế nào để mau lành
Sau khi rời bệnh viện, bạn cần thêm 5-10 ngày nữa cho vết thương tạm ổn mới có thể cắt chỉ. Điều này phụ thuộc vào chỉ định của bác sĩ. Vết thương có thể vẫn hành hạ bạn sau đó vài tuần. Nên bạn nên chuẩn bị sẵn thuốc giảm đau như paracetamol và ibuprofen.
Bác sĩ sẽ hướng dẫn liều lượng thuốc giảm đau phù hợp và an toàn cho bạn.
Khi vết thương đã được cắt chỉ, bạn hãy vệ sinh nó hằng ngày. Bạn hãy tắm rửa bình thường, sau đó lau khô vết mổ một cách cẩn thận.
Quần áo rộng rãi, thoáng mát sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn.
Bạn hãy theo dõi vết mổ của mình và báo cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế ngay nếu:
- Bạn bị sốt cao
- Bạn cảm thấy không khỏe
- Vết thương của bạn bị sưng, đỏ, đau hoặc chảy dịch
“Tôi bị nhiễm trùng vết mổ khoảng 1 tuần sau sinh và cảm thấy thật chán nản. Tôi đã tắm rửa và cố gắng giữ vệ sinh tốt nhất có thể. Nhưng vị trí vết mổ thật hiểm hóc. Và với phần trọng lượng thừa ở vùng bụng, tôi khó mà quan sát rõ được vết mổ”
Đây là chia sẻ khá thực tế của một mẹ tên Laura về việc chăm sóc vết mổ sinh của mình. Đây là tình trạng khá phổ biến mà đa số phụ nữ sinh mổ đều trải qua. Thực hiện chẩn đoán trước sinh giúp các mẹ bầu vượt cạn an toàn.
3. Bạn nên ngồi dậy để đi lại hoặc lên giường và nằm xuống như thế nào để đỡ bị đau
Đối với các mẹ mới sinh mổ , chưa cần đợi đến câu hỏi sinh mổ bao lâu thì lành. Mà việc ngồi dậy hoặc nằm xuống giường những ngày sau sinh đã là cả một thử thách.
Một số mẹ sinh tại những bệnh viện được trang bị giường nằm có thể điều chỉnh cao thấp. Tuy nhiên loại phương tiện này lại không sẵn có tại nhà khi mẹ đã rời bệnh viện.
Để việc rời giường hoặc nằm xuống giường được nhẹ nhàng và bớt đau hơn, bạn có thể thực hiện như sau:
- Bạn nằm nghiêng qua một bên
- Bạn đưa cả hai chân ra khỏi giường
- Bạn đẩy người ngồi thẳng dậy
- Bạn vịn đứng từ tư thế ngồi, và đứng thẳng nhất có thể
- Bạn hãy làm ngược lại như trên khi lên và nằm xuống giường
4. Bạn có thể làm gì về vết sẹo mổ sinh
Sau khi vết mổ sinh lành lại, nó sẽ để lại một vết sẹo khá lớn. Tùy theo cơ địa mỗi người mà vết sẹo này có thể mờ dần đi, hay vẫn duy trì một đường lồi khá không đẹp mắt.
Bạn sẽ mất cảm giác khu vực quanh vết sẹo trong một thời gian.
Theo chia sẻ của Sarah thì “Tôi đã mất cảm giác quanh vết mổ đến tận 5 tháng. Tôi có cảm giác châm chích rất kì cục khi đụng vào khu vực này”
Bạn có thể được khuyên mát xa vùng vết sẹo để phá vỡ các mô sẹo cũng như giảm cảm giác châm chích, ngứa ngáy. Dù không có nhiều bằng chứng khoa học về hiệu quả của việc này. Tuy nhiên một số phụ nữ cho biết họ thấy nó có tác dụng với mình. Bạn hãy thực hiện xoa bóp khu vực vết mổ chỉ khi nó đã hoàn toàn lành lặn:
- Bạn nằm ngửa
- Bạn bôi kem hoặc sữa dưỡng thể không mùi lên vùng sẹo, dùng đầu ngón tay mát xa theo hình vòng tròn nhỏ trên vùng sẹo khoảng 20-30 lần
- Bạn thực hiện việc này khoảng 2-3 lần trong ngày
5. Bạn nên thực hiện các hoạt động quen thuộc sau sinh mổ như thế nào
Sau khi sinh mổ, bạn nên chú ý đến việc thực hiện những hoạt động quen thuộc hàng ngày của mình. Chúng bao gồm:
- Quan hệ sau sinh mổ : Sinh mổ bao lâu thì quan hệ được là băn khoăn của hầu hết các cặp vợ chồng. Thông thường bạn cần 6 tuần để vết thương mổ sinh lành lại. Tuy nhiên, đối với việc quan hệ tình dục, bạn chỉ nên bắt đầu khi thấy mình hoàn toàn khỏe mạnh trở lại về cả thể lý và tâm lý.
- Làm việc nhà sau sinh mổ : Trong quá trình hồi phục sau sinh mổ, bạn cần tránh làm những việc nặng nhọc, ví dụ như dùng máy hút bụi, bê vật nặng,…Bạn hãy nhờ người thân giúp bạn những công việc này. Còn bạn nên tập trung vào việc chăm sóc em bé và sức khỏe bản thân
- Lái xe sau sinh mổ : Tuy không có quy định cụ thể về việc khi nào thì bạn có thể lái xe. Tuy nhiên, bạn chỉ nên lái xe khi có thể kiểm soát được hành động cầm lái. Đồng thời, cơ thể bạn phải đủ khỏe để chịu đựng được một cú phanh gấp. Nếu đáp ứng được điều kiện như vậy thì bạn hoàn toàn có thể lái xe
6. Khi nào bạn cần đến gặp bác sĩ hoặc cơ sở y tế
Tình trạng đau đớn, khó chịu sau sinh mổ có thể kéo dài khá lâu. Đây là điều hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, nếu bạn có những biểu hiện sau, hãy đến gặp bác sĩ hoặc cơ sở y tế ngay để được thăm khám cụ thể:
- Bạn bị tiểu buốt hoặc són tiểu
- Bạn uống thuốc giảm đau nhưng không có tác dụng, hoặc cơn đau của bạn ngày càng tồi tệ
- Bạn bị đau, nhức hoặc thấy nhạy cảm, khó chịu ở vùng bụng
- Vết mổ của bạn bị đỏ, sưng hoặc đau đớn
- Vết mổ của bạn bị chảy dịch hoặc bạn lo lắng nó không được lành một cách bình thường
- Bạn vẫn bị chảy dịch hậu sản nhiều hoặc ngày càng nặng hơn dù đã 1 tuần trôi qua. Nếu bạn có thêm biểu hiện chóng mặt, tim đập nhanh hoặc bạn cảm thấy muốn ngất xỉu
- Bạn thấy lo lắng về mùi và màu bất thường của dịch hậu sản
- Bạn bị ho, đau ngực hoặc khó thở
- Bạn bị đau, đỏ hoặc sưng phần bắp chân
Bạn cũng cần gọi cấp cứu ngay nếu thấy em bé có biểu hiện bất thường về đường thở.
Sinh mổ bao lâu thì lành sẽ khác nhau tùy vào cơ địa mỗi người. Điều kiện sống cũng có thể ảnh hưởng đến thời gian lành vết thương của bạn. Dù tình trạng sức khỏe và điều kiện sống như thế nào, bạn cũng có thể cố gắng ăn uống, sinh hoạt lành mạnh để cơ thể mau hồi phục hơn. Ngoài ra, bạn hãy vận động nhẹ nhàng nhưng điều độ. Điều này sẽ giúp ích rất nhiều cho sức khỏe của bạn ở giai đoạn sau sinh mổ cũng như về lâu dài.
Đọc thêm: chọc ối là gì
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét