Thứ Tư, 11 tháng 9, 2019

Lịch tiêm phòng uốn ván cho bà bầu

Uốn ván là bệnh có tỷ lệ tử vong cao, nhất là với phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh. Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu là điều bắt buộc để bảo vệ mẹ và bé khỏi mối nguy này. Hãy cùng gentis tìm hiểu về kĩ hơn về lịch tiêm phòng uốn ván cho bà bầu.

Lịch tiêm phòng uốn ván cho bà bầu vào thời điểm nào

Tiêm phòng uốn ván khi mang thai là cần thiết nếu không nói là bắt buộc để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé trong suốt 40 tuần thai và sau khi sinh. Bỏ qua mũi tiêm này có thế khiến mẹ phải hối hận!
Uốn ván là gì?
Uốn ván là bệnh nhiễm trùng cấp tính có tỷ lệ tử vong cao do độc tố của trực khuẩn uốn ván – Clostridium tetan gây ra. Clostridium tetan có mặt ở khắp mọi nơi, và không bị tiêu diệt ngay cả khi đun sôi trong thời gian dài.
Tỷ lệ tử vong khi mắc uốn ván rất cao, có thể lên tới 90%. Đặc biệt, uốn ván rốn ở trẻ sơ sinh có nguy cơ tử vong đến 95%.
Trực khuẩn uốn ván xâm nhập vào cơ thể thông qua các vết thương hở, vết thương ngoài da. Ngoài ra, mẹ bầu cũng có thể bị uốn ván trong quá trình chuyển dạ, vi khuẩn vào qua đường sinh dục, từ đó dẫn đến uốn ván tử cung. Với trẻ sơ sinh, Clostridium tetan sẽ theo đường cắt rốn tấn công vào cơ thể trẻ, gây uốn ván rốn.

Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu là cách tốt nhất để bảo vệ cả 2 mẹ con khỏi mối nguy này
Triệu chứng của uốn ván
Tăng trương lực cơ và co cứng toàn thân là dấu hiệu điển hình của bệnh uốn ván. Đầu tiên, bạn sẽ cảm thấy sự tê, cứng cơ xuất hiện ở lưỡi miệng, sau đó tới vùng cổ, vai, lưng, rồi tiếp tục đến các vùng khác của cơ thể.
Người mắc uốn ván thường có vẻ mặt nhăn nhó do cơ mặt bị tê cứng, đồng thời sẽ trong tư thế lưng cong, ưỡn lưng. Trong một vài trường hợp, tình trạng co cơ trở nên nghiêm trọng có thể gây tím tái hoặc dẫn đến ngưng thở.
Xuất hiện các cơ co thắt, sốt, đổ mồ hôi.
Trẻ sơ sinh bị uốn ván thường khởi phát sau sinh khoảng 2 tuần, với những dấu hiệu như: bỏ bú, co giật, các cơn co cứng toàn thân.
Uốn ván có thời gian ủ bệnh khoảng 3-10 ngày, nhưng cũng có trường hợp sau 3 tuần mới phát bệnh. Thời gian ủ bệnh càng ngắn, nguy cơ tử vong do uốn ván càng cao.
Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu là điều bắt buộc
Giống như viêm gan B và nhiều bệnh khác, uốn ván cũng là một trong những mũi tiêm bắt buộc trong thời gian mang thai để phòng ngừa uốn ván cho mẹ cũng như uốn ván sơ sinh cho con. Đây là phương pháp chủ động, lại không tốn kém quá nhiều chi phí.
Trên thế giới hiện nay có 2 dạng vắc-xin phòng ngừa uốn ván: vắc-xin ngừa uốn ván đơn thuần, và vắc-xin kết hợp phòng ngừa cùng lúc 3 loại bệnh uốn ván, bạch hầu, ho gà. Tham khảo các gói xét nghiệm nipt cơ bản
Vắc-xin uốn ván hấp thụ (TT)
Vắc-xin này chỉ có tác dụng phòng ngừa một bệnh uốn ván. Vắc-xin này có tất cả 5 mũi tiêm: Mũi tiêm đầu tiên ở thời điểm sớm nhất sau dậy thì, mũi thứ 2 tiêm sau đó 30 ngày, mũi thứ 3 cách khoảng 6 tháng hoặc khi có thai.
Mũi 4 cách mũi 3 ít nhất 1 năm hoặc khi mẹ mang thai lần 2. Mũi 5 cách mũi 4 ít nhất 1 năm hoặc vào lần mang thai tiếp theo.
Với phụ nữ mang thai chưa từng tiêm phòng uốn ván sẽ được tiêm 2 liều: Mũi đầu tiên ngay khi mang thai, và mũi thứ 2 sẽ được tiêm trước khi sinh 1 tháng.
Vắc-xin uốn ván Tetanus toxoid vaccine adsorbed
Được tiêm 2 lần. Khoảng cách giữa 2 mũi tiêm có thể cách nhau từ 4-6 tuần. Sau 6 tháng hoặc 1 năm, bạn cần tiêm nhắc lại thêm 1 lần nữa để đạt hiệu quả miễn dịch lâu dài. Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu có thể giúp trẻ có khả năng miễn dịch với trực khuẩn gây bệnh trong 5 năm đầu đời.
Vắc-xin uốn ván Tetavax
Cũng có 2 mũi tiêm, cách nhau từ 4-6 tuần. Sau 6 tháng, bạn sẽ cần tiêm phòng thêm mũi thứ 3 để nhắc lại.
Từ năm 1990, Việt Nam đã chế tạo và áp dụng rộng rãi 2 loại vắc-xin phòng ngừa uốn ván là vắc-xin DTP phòng ngừa cùng lúc 3 loại bệnh uốn ván, bạch hầu, ho gà và vắc-xin TT, phòng ngừa uốn ván.
Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu: Khi nào cần?
Phụ nữ mang thai lần đầu, trước đó chưa tiêm phòng uốn ván cần được tiêm phòng 2 mũi: Mũi đầu tiên ngay khi biết tin có thai, mũi thứ 2 trước khi sinh ít nhất 30 ngày. Lý thuyết là vậy, nhưng trên thực tế, mũi tiêm đầu tiên thường được thực hiện trong tam cá nguyệt thứ 2 thay vì tam cá nguyệt đầu.
Nguyên nhân là do trong 3 tháng đầu thai kỳ chưa ổn định, có thể sảy thai vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu tiêm phòng uốn ván trong giai đoạn này nếu sảy thai có thể bị hiểu lầm do vắc-xin gây ra.
Vì vậy, hầu hết các cơ sở y tế tiêm phòng uốn ván cho bà bầu đều thực hiện mũi tiêm đầu vào 3 tháng giữa thai kỳ. Mũi thứ 2 có thể được tiêm sau mũi đầu tiên ít nhất 30 ngày, và trước khi sinh ít nhất 1 tháng.
Trường hợp mẹ bầu đã tiêm phòng 5 mũi uốn ván từ trước, và mũi cuối cùng cách thời gian mang thai không quá 10 năm không cần tiêm phòng lại, bởi cơ thể đã có thể miễn dịch 95% với trực khuẩn uốn ván. Tuy nhiên, nếu thời gian tiêm quá 10 năm, mẹ bầu cần phải tiêm nhắc lại.
Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu ở đâu?
Vắc xin uốn ván cũng như các loại vắc xin khác dành cho bà bầu đều dễ dàng tiêm phòng ở cách địa điểm sau:
Trung tâm y tế Dự phòng quận/ huyện
Phòng tiêm chủng quốc tế
Hệ thống các bệnh viện
Các trạm y tế phường/ xã
Trung bình giá vắc xin uốn ván dành cho bà bầu dao động từ 30-100k/mũi
Tiêm vắc xin uốn ván cho bà bầu hiếm khi ảnh hưởng đến thai nhi. So với rủi ro mắc uốn ván trong thai kỳ còn nguy hiểm hơn cho cả mẹ và bé. Nếu có thắc mắc, đừng ngại trao đổi với bác sĩ sản khoa của bạn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét