Chọc ối là một phương pháp chẩn đoán trước sinh xâm lấn, được thực hiện trong khoảng từ tuần 16 – 22 của thai kỳ. Quá trình chọc ối được bác sĩ chuyên khoa thực hiện trong khoảng 30 phút sau khi khám tổng quát tình trạng sức khỏe của mẹ bầu. Thực hiện chọc ối có thể cung cấp cho mẹ bầu thông tin về tình trạng sức khỏe của thai nhi chính xác đến 99,99%.>> tầm soát trước sinh không xâm lấn
Tiến hành chọc ối có gây nguy hại không?
Tại sao phải thực hiện chọc ối?
Người mẹ, người cha nào cũng mong muốn con mình sinh ra được khỏe mạnh, thông minh, tuy nhiên do sự biến đổi không ngừng của môi trường bên ngoài tác động đến sức khỏe của mẹ bầu, cũng như những đột biến di truyền bên trong cơ thể mà mẹ bầu không thể kiểm soát được hoặc người mẹ mang thai mắc bệnh truyền nhiễm và những nguyên nhân khác có thể khiến cho thai nhi mắc phải những hội chứng dị tật bẩm sinh ngay từ đầu thai kỳ như:
Người mẹ mang thai từ 25 tuổi trở lên
Gia đình có tiền sử bệnh di truyền
Thai phụ có tiền sử sảy thai, sinh non, sinh con mắc dị tật bẩm sinh
Mẹ bầu mắc bệnh truyền nhiễm: Thủy đậu, viêm gan B,…
Hiện nay, có nhiều phương pháp sàng lọc trước sinh giúp mẹ bầu nắm được tình trạng phát triển của con như siêu âm, Double test, Triple test. Tuy nhiên những kết luận sàng lọc của các phương pháp này chưa chỉ ra được chính xác tình trạng sức khỏe của thai nhi, còn mang tỷ lệ âm tính giả, dương tính giả cao. Bởi vậy, khi có kết quả sàng lọc con có nguy cơ cao, bác sĩ sẽ tư vấn mẹ bầu thực hiện chọc ối để có kết quả chính xác nhất.
Chọc ối được thực hiện như thế nào?
Khám tổng quát: Trước khi tiến hành chọc ối, mẹ bầu được bác sĩ khám sức khỏe tổng quát như huyết áp, nhịp tim, nhận định tình trạng sức khỏe của cả mẹ và bé. Siêu âm xác định vị trí thai nhi để quá trình chọc ối diễn ra thuận lợi, tránh để kim chạm vào bé gây tổn thương.
Khử trùng da bụng: Mẹ bầu nằm ngửa, bác sĩ chuyên khoa khử trùng da bụng mẹ bầu tại vị trí thu mẫu tránh nhiễm khuẩn và tránh vi khuẩn theo đường kim tiêm xâm nhập vào bào thai.
Chọc ối: Bác sĩ chuyên khoa sử dụng một kim mảnh, rỗng xuyên qua thành bụng vào tử cung của mẹ bầu, dưới sự trợ giúp của máy siêu âm giúp cho kim đi vào bên trong không chạm vào bé. Dịch ối được hút ra ống tiêm khoảng 10 – 15ml (khoảng ~ 14g nước ối). Lượng nước ối bị lấy đi sẽ được bù lại một cách tự nhiên.
Chọc ối có nguy hiểm không
Hiện nay, do nhiều yếu tố bên ngoài như ô nhiễm môi trường, tiếp xúc với các loại hóa chất, thực phẩm không đạt tiêu chuẩn, những đột biến không kiểm soát được của quá trình phân chia tế bào dễ ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ bầu. Bên cạnh đó, những phương pháp sàng lọc không xâm lấn khác như siêu âm, Double test, Triple test có thể cho kết quả sàng lọc không chính xác. Tuy nhiên, không phải vì vậy mà mẹ bầu có thể tùy tiện thực hiện chọc ối để kiểm tra tình trạng sức khỏe của thai nhi khi chưa có chỉ định của bác sĩ bởi chọc ối có thể mang lại nguy hiểm không đáng có cho thai nhi.>> xét nghiệm quốc tế gentis
Biểu hiện thường gặp của mẹ bầu sau khi chọc ối
Trong quá trình chọc ối, mẹ bầu có thể cảm thấy đau rút, nhói, hồi hộp.
Một số mẹ bầu bị ra huyết ngay sau khi chọc ối xong.
Một vài mẹ bầu gặp phải tình trạng co thắt tử cung, đau bụng,…
Sau chọc ối mẹ bầu có thể bị chuột rút, sốt,…
Truyền nhiễm bệnh từ mẹ sang con
Nhiễm trùng tử cung
Nhạy cảm Rh dẫn đến các biến chứng: Trẻ bị thiếu máu, vàng da,…
Chấn thương do kim thu dịch ối.
Kỹ thuật chọc ối là một phương pháp cho kết quả chính xác nhưng lại tiềm ẩn những rủi ro không mong muốn, bởi vậy trước khi quyết định chọc ối mẹ bầu nên cân nhắc kỹ, tìm hiểu tất cả những biện pháp chăm sóc sức khỏe cả trước và sau khi chọc ối, lựa chọn phương pháp sàng lọc thay thế chọc ối cho kết quả chính xác tương tự như phương pháp sàng lọc NIPT – illumina, phân tích ADN tự do của thai nhi có trong máu mẹ để sàng lọc những hội chứng di truyền thường gặp. Giúp cho thai nhi được đảm bảo an toàn nhất có thể.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét