Mang thai 3 tháng đầu cần chú ý những gì? Nhiều không đếm xuể nhưng chỉ cần mẹ lưu ý mang theo bên mình danh sách dưới đây là đủ!>> https://nipt.com.vn/gioi-thieu-nipt-illumina
Điểm danh những vấn đề mà lúc mang bầu 3 tháng đầu tiên cần lưu ý
Khi mang bầu 3 tháng đầu, những vấn đề chị em cần quan tâm quả thực là vô số. Có một cách rất hay để chị em nắm rõ tất cả và ghi nhớ đủ hết những điều cần thiết. Đó chính là lên danh sách cụ thể từng lưu ý.
Những điều cần biết khi mang thai 3 tháng đầu
Trong tam cá nguyệt đầu tiên, mẹ bầu cần lưu ý những vấn đề như sau:
Mang thai 3 tháng đầu thai nhi lấy dinh dưỡng từ đâu?
Quá trình hình thành cơ thể và cấu trúc não bộ ban đầu trong ba tháng đầu thai kỳ, thai nhi luôn cần một nguồn dưỡng chất đầy đủ từ cơ thể mẹ truyền qua dây rốn. Trong 3 tháng đầu, thai phụ thường tăng 0,9 tới 2,3 kg.
Ngược lại với nhiều mẹ còn sút tới 3 kg. Nếu không biết bà bầu cần ăn gì thì mẹ nên bổ sung thêm 10-18g protein mỗi ngày, tương ứng với 50-100gr thịt, cá hoặc 1 – 2 ly sữa mỗi ngày.
Chất sắt là 15gr mỗi ngày và acid folic (vitamin B9) giúp giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh, tật nứt đốt sống ở trẻ, có trong các loại rau có màu xanh thẫm.
Ngoài ra cần bổ sung vitamin B12 và vitamin C giúp phát triển xương sụn, cơ và mạch máu cho bào thai, tạo bánh nhau bền chắc.
3 tháng đầu là giai đoạn quan trọng mẹ cần chú ý nhiều điều
Dấu hiệu thai phát triển tốt 3 tháng đầu
Xuất hiện hiện tượng khó tiêu, ợ nóng: Đây chính là dấu hiệu tốt cho thấy rằng hormone trong thai kỳ vẫn đang hoạt động bình thường khi làm chậm lại quá trình tiêu hóa của cơ thể.
Cơ thể bị đau nhức: Khi thai nhi đang lớn lên, mẹ bầu sẽ phải đối mặt với các cơn đau nhức tại vùng lưng và tay, chân. Đây là một triệu chứng hoàn toàn bình thường ở tam cá nguyệt thứ 2 và thứ 3.
Cân nặng tăng dần đều: Nếu như cân nặng tăng khoảng 0.5kg/tuần trong tam cá nguyệt thứ nhất và thứ hai thì mẹ bầu có thể yên tâm với sự phát triển đúng chuẩn của thai kỳ.
Ốm nghén: Các chuyên gia khẳng định là tình trạng ốm nghén chứng tỏ mẹ bầu đang có đủ các kích thích tố cần thiết để cho thai nhi phát triển. Cho nên, dù có khó chịu, nghén ăn, nghén ngủ đến như thế nào, mẹ bầu cũng thấy rất đáng phải không nào?
Huyết áp và lượng đường trong máu ở mức ổn định: Chỉ khi huyết áp và lượng đường trong máu ở mức ổn định thì bạn mới có thể yên tâm là tránh xa được chứng tiền sản giật và tiểu đường trong thai kỳ. Nếu như hai chỉ số này chuẩn, chứng tỏ là bà bầu đang ăn uống và luyện tập rất lành mạnh đấy!
Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu bị đau bụng
Theo các chuyên gia, tình trạng đau bụng khi bầu 3 tháng đầu sẽ chia làm 2 trường hợp đó là: đau bụng bình thường và đau bụng nguy hiểm.
Trong 3 tháng đầu chị em thường gặp chứng đau bụng lâm dâm, đây là sự biểu hiện cho của việc trứng đang làm tổ, nên mẹ bầu không cần quá lo lắng.
Bên cạnh đó, tháng đầu của thai kỳ, bụng của thai phụ thường có cảm giác căng tức, đặc biệt là bị đau vùng bụng dưới, hiện tượng này là do thai đang tìm cách bám vào tử cung.
Cũng chính lúc này sẽ xuất hiện tình trạng ốm nghén, nôn ọe. Đến khi thai nhi lớn dần lên một chút thì cảm giác đau bụng là do căng cơ và dây chằng vì phải nâng đỡ tử cung. Hiện tượng này càng rõ khi thay đổi tư thế, ho hay khi ngồi xổm và lúc đứng dậy.
Khi mới mang thai mẹ sẽ bị vài cơn đau bụng nhưng không nguy hiểm
Tuy nhiên, nếu trong 3 tháng đầu mà xuất hiện các triệu chứng đau bụng như:
Cơn đau bụng di chuyển khắp vùng bụng, đau dữ dội cảnh báo mang thai ngoài dạ con.
Cơn đau bụng kéo dài, vùng bụng bị co thắt kèm theo hiện tượng ra huyết khi mang thai đây là triệu chứng sảy thai.
Nếu trong cơn đau bụng mà người mẹ cảm thấy đau co thắt bụng kèm theo tiêu chảy, đau lưng, đau co thắt dạ con là những triệu chứng dọa sinh non.
Nếu bị đau bụng trên khi mang thai 3 tháng đầu, kèm theo triệu chứng mờ mắt, buồn nôn, nôn mửa và những dấu hiệu khác rất có thể mẹ bầu bị tiền sản giật.
Nếu gặp những triệu chứng này có nghĩa là tính mạng của người mẹ và em bé trong bụng đang gặp nguy hiểm và cần có biện pháp xử lý hiệu quả.
Vóc dáng bà bầu thay đổi trong 3 tháng đầu thai kỳ thế nào?
Cơ thể mẹ bầu sẽ có những thay đổi như sau:
Tăng kích thước bụng từ khoảng tuần thứ 12 của thai kỳ. Đó là vì tử cung đã giãn nở của bạn bắt đầu nhô lên khỏi vùng chậu và chuyển động.
Tăng kích thước ngực, quầng vú và xuất hiện những mụn nhỏ. Tới tháng thứ 3 của thai kỳ, sữa non sẽ xuất hiện và thường xuyên bị rỉ ra. Những thay đổi này là bởi ngực của bạn chuẩn bị cho con bú.
Tăng cân: Tăng cân một cách khỏe mạnh và bình thường khi mang thai là từ 10-14kg. Cân nặng thường tăng chút ít trong 3 tháng đầu tiên, thêm một chút trong 3 tháng tiếp theo và tăng nhiều nhất trong 3 tháng cuối cùng.
Tâm sinh lý của phụ nữ mang thai 3 tháng đầu
Khi biết tin mình chuẩn bị lên chức mẹ bỉm sữa, hẳn bất kỳ người phụ nữ nào cũng sẽ trải qua đủ các cung bậc cảm xúc. Từ hạnh phúc vỡ òa đến lo lắng về nhiều thứ cần phải sắm sửa cho cả mẹ và bé.
Ngoài ra còn có các xúc cảm khác không thể cân đo đong đếm hết. Áp lực của lần mang thai đầu tiên cũng đủ khiến mẹ bầu gục ngã. Gần như không mẹ bầu nào có thể lường trước được hết những bất ổn tâm lý diễn ra trong suốt thai kỳ.
Tâm lý bất ổn của mẹ bầu trong ba tháng đầu của thai kỳ bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do những mỏi mệt về thể chất.
Chính sự thay đổi hormone trong cơ thể khiến mẹ bầu có triệu chứng ốm nghén nặng hoặc nhẹ, buồn nôn, hoặc có cảm giác thèm ăn hoặc chán ăn, hay cáu gắt khó chịu, lo lắng…>> Gói xét nghiệm NIPT
Mang thai 3 tháng đầu cần chú ý những gì?
Giai đoạn đầu mang thai rất quan trọng nên mẹ cần chú ý những vấn đề sau:
Thử thai
Dùng que thử thai để kiểm tra 1, 2 lần khi bạn phát hiện mình trễ kinh. Đây là việc đầu tiên cần làm khi bầu 3 tháng đầu. Bước kiểm tra này sẽ cho bạn một kết luận chắc chắn để chuẩn bị cho cả một hành trình rất dài sau đó.
Kiểm tra bảo hiểm y tế
Phải biết được bảo hiểm sẽ chi trả những gì khi bạn mang thai và sinh con và bệnh viện nào thích hợp nhất đối với thẻ bảo hiểm y tế của bạn.
Que thử thai báo 2 vạch, từ nay mẹ sẽ cần cẩn trọng hơn trong mọi hành động
Khám thai
Mang thai 3 tháng đầu cần kiêng gì? Nên nhớ bạn không cần khám thai quá nhiều lần, nhưng nhớ đừng dời lần khám đầu tiên quá lâu kẻo bạn sẽ bỏ lỡ mốc siêu âm quan trọng ở tuần thứ 10 – 12 của thai kỳ.
Cố gắng ăn uống đầy đủ
Nếu bạn đang phải chịu đựng tình trạng ốm nghén, hãy cố gắng đảm bảo ăn uống đầy đủ trong khả năng của mình nhé. Bạn có thể tham khảo một số cách trị ốm nghén để cảm thấy dễ chịu hơn trong giai đoạn này.
Uống nước
Trong suốt quá trình mang thai, bạn cần uống từ 1.4 – 1.9 lít chất lỏng mỗi ngày, cộng thêm với 0.2 lít nước mỗi giờ khi phải vận động nhẹ. Hãy bắt đầu thói quen này ngay khi mới 3 tháng đầu mang thai, bạn nhé.
Đi ngủ sớm
Bạn có thể cảm thấy kiệt sức hơn nhiều so với những gì bạn có thể tưởng tượng. Đi ngủ sớm nhé – cho dù điều đó có khiến bạn cảm thấy mình giống một cụ già!
Nghĩ về thời điểm bạn thông báo tin vui cho mọi người
Một số mẹ bầu đã thông báo tin vui ngay lập tức. Những người khác thì chờ đến ba tháng tiếp theo, khi mà rủi ro về sảy thai đã không còn nữa.
>> illumina